Giải SGK Toán 11 Cánh Diều Phương trình lượng giác cơ bản có đáp án
-
112 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất theo một quỹ đạo là đường elip (Hình 32). Độ cao h (km) của vệ tinh so với bề mặt Trái Đất được xác định bởi công thức \(h = 550 + 450\cos \frac{\pi }{{50}}t\) (Nguồn: Đại số và Giải tích 11 Nâng cao, NXBGD Việt Nam, 2021), trong đó t là thời gian tính bằng phút kể từ lúc vệ tinh bay vào quỹ đạo. Tại thời điểm t bằng bao nhiêu thì vệ tinh cách mặt đất 1 000 km; 250 km; 100 km?
Trên thực tế, có nhiều bài toán dẫn đến việc giải một trong các phương trình có dạng: sinx = m, cosx = m, tanx = m, cotx = m, trong đó x là ẩn số, m là số thực cho trước. Các phương trình đó là các phương trình lượng giác cơ bản.
Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:
• Để vệ tinh cách mặt đất 1 000 km thì \(550 + 450\cos \frac{\pi }{{50}}t = 1\,\,\,000\)
\( \Leftrightarrow 450\cos \frac{\pi }{{50}}t = 450\)
\( \Leftrightarrow \cos \frac{\pi }{{50}}t = 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{\pi }{{50}}t = k2\pi \,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z},\,t \ge 0} \right)\)
\[ \Leftrightarrow t = k2\pi .\frac{{50}}{\pi } = 100k\,\,\left( {k \in \left\{ {0;1;2;3;...} \right\}} \right)\]
Vậy tại các thời điểm t = 100k (với k ∈ ℤ, t ≥ 0) (phút) kể từ lúc vệ tinh bay vào quỹ đạo thì vệ tinh cách mặt đất 1 000 km.
• Để vệ tinh cách mặt đất 250 km thì \(550 + 450\cos \frac{\pi }{{50}}t = 250\)
\( \Leftrightarrow 450\cos \frac{\pi }{{50}}t = - 300\)
\( \Leftrightarrow \cos \frac{\pi }{{50}}t = - \frac{2}{3}\)
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\frac{\pi }{{50}}t \approx 2,3 + k2\pi \\\frac{\pi }{{50}}t \approx - 2,3 + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}\,,\,\,t \ge 0} \right)\]
(Dùng máy tính cầm tay (chuyển về chế độ “radian”) bấm liên tiếp ta được kết quả gần đúng là 2,3)
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t \approx \frac{{115}}{\pi } + 100k\\t \approx - \frac{{115}}{\pi } + 100k\end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}\,,\,\,t \ge 0} \right)\]
Vậy tại các thời điểm \[t \approx \pm \frac{{115}}{\pi } + 100k\](với k ∈ ℤ, t ≥ 0) (phút) kể từ lúc vệ tinh bay vào quỹ đạo thì vệ tinh cách mặt đất 250 km.
• Để vệ tinh cách mặt đất 100 km thì \(550 + 450\cos \frac{\pi }{{50}}t = 1\,00\)
\( \Leftrightarrow 450\cos \frac{\pi }{{50}}t = - 450\)
\( \Leftrightarrow \cos \frac{\pi }{{50}}t = - 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{\pi }{{50}}t = \pi + k2\pi \,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z},\,t \ge 0} \right)\).
\( \Leftrightarrow t = 50 + 100k\,\,\,\left( {k \in \left\{ {0;1;2;3;...} \right\}} \right)\).
Vậy tại các thời điểm t = 50 + 100k (với k ∈ ℤ, t ≥ 0) (phút) kể từ lúc vệ tinh bay vào quỹ đạo thì vệ tinh cách mặt đất 100 km.
Câu 2:
Cho hai phương trình (với cùng ẩn x): x2 ‒ 3x + 2 = 0 (1)
(x – 1)(x – 2) = 0 (2)
Tìm tập nghiệm S1 của phương trình (1) và tập nghiệm S2 của phương trình (2).
Ta có:
x2 ‒ 3x + 2 = 0 (1)
Suy ra x = 1 hoặc x = 2.
Vậy phương trình (1) có tập nghiệm S1 = {1; 2}.
(x – 1)(x – 2) = 0 (2)
Suy ra x = 1 hoặc x = 2.
Vậy phương trình (2) có tập nghiệm S2 = {1; 2}.
Câu 3:
Cho hai phương trình (với cùng ẩn x): x2 ‒ 3x + 2 = 0 (1)
(x – 1)(x – 2) = 0 (2)
Hai tập S1, S2 có bằng nhau hay không?Hai tập S1, S2 bằng nhau vì cùng là tập {1; 2}.
Câu 4:
Hai phương trình x – 1 = 0 và \(\frac{{{x^2} - 1}}{{x + 1}} = 0\) có tương đương không? Vì sao?
Tập nghiệm của phương trình x – 1 = 0 là S1 = {1}.
Tập nghiệm của phương trình \(\frac{{{x^2} - 1}}{{x + 1}} = 0\) là S2 = {1}.
Vì S1 = S2 nên hai phương trình x – 1 = 0 và \(\frac{{{x^2} - 1}}{{x + 1}} = 0\) tương đương.
Câu 5:
Khẳng định 3x ‒ 6 = 0 Û 3x = 6 đúng hay sai?
Phương trình 3x ‒ 6 = 0 có tập nghiệm S1 = {2}.
Phương trình 3x = 6 có tập nghiệm S2 = {2}.
Vì S1 = S2 nên hai phương trình 3x ‒ 6 = 0 và 3x = 6 tương đương
Khi đó ta viết 3x ‒ 6 = 0 Û 3x = 6.
Vậy khẳng định 3x ‒ 6 = 0 Û 3x = 6 là khẳng định đúng.
Câu 6:
Giải phương trình: (x – 1)2 = 5x – 11.
Ta có: (x – 1)2 = 5x – 11
Û x2 – 2x + 1 – (5x – 11) = 0
Û x2 – 2x + 1 – 5x + 11 = 0
Û x2 – 7x + 12 = 0
Û x = 3 hoặc x = 4.
Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = {3; 4}.\(\)
Câu 7:
Đường thẳng \(d:y = \frac{1}{2}\) cắt đồ thị hàm số y = sinx, x ∈ [‒π; π] tại hai giao điểm A0, B0 (Hình 33). Tìm hoành độ của hai giao điểm A0, B0.
Với x ∈ [‒π; π] ta thấy \(\sin x = \frac{1}{2}\) tại \(x = \frac{\pi }{6}\) và \(x = \frac{{5\pi }}{6}\).
Do đó đường thẳng \(d:y = \frac{1}{2}\) cắt đồ thị hàm số y = sinx, x ∈ [‒π; π] tại hai giao điểm A0, B0 có hoành độ lần lượt là \({x_{{A_0}}} = \frac{\pi }{6}\) và \({x_{{B_0}}} = \frac{{5\pi }}{6}\).
Câu 8:
Đường thẳng \(d:y = \frac{1}{2}\) cắt đồ thị hàm số y = sinx, x ∈ [π; 3π] tại hai giao điểm A1, B1 (Hình 33). Tìm hoành độ của hai giao điểm A1, B1.
Với x ∈ [π; 3π] ta thấy \(\sin x = \frac{1}{2}\) tại \(x = \frac{{13\pi }}{6}\) và \(x = \frac{{17\pi }}{6}\).
Do đó đường thẳng \(d:y = \frac{1}{2}\) cắt đồ thị hàm số y = sinx, x ∈ [π; 3π] tại hai giao điểm A1, B1 có hoành độ lần lượt là \({x_{{A_1}}} = \frac{{13\pi }}{6}\) và \({x_{{B_1}}} = \frac{{17\pi }}{6}\).
Câu 9:
Giải phương trình: \(\sin x = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\);
Do \(\sin \frac{\pi }{3} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\) nên \(\sin x = \sin \frac{\pi }{3}\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\x = \pi - \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Vậy phương trình \(\sin x = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\) có các nghiệm là \(x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \) và \(x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \) với k ∈ ℤ.
Câu 10:
Tìm góc lượng giác x sao cho sinx = sin55°.
sinx = sin55°
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 55^\circ + k360^\circ \\x = 180^\circ - 55^\circ + k360^\circ \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 55^\circ + k360^\circ \\x = 125^\circ + k360^\circ \end{array} \right.\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Vậy các góc lượng giác thỏa mãn sinx = sin55° là x = 55° + k360° và x = 125° + k360° với k ∈ ℤ.
Câu 11:
Giải phương trình \(\sin 2x = \sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right)\).
Ta có:
\(\sin 2x = \sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right)\)
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = x + \frac{\pi }{4} + k2\pi \\2x = \pi - \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{4} + k2\pi \\2x = \pi - x - \frac{\pi }{4} + k2\pi \end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{4} + k2\pi \\3x = \frac{{3\pi }}{4} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{4} + k2\pi \\x = \frac{\pi }{4} + k\frac{{2\pi }}{3}\end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].
Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là \[x = \frac{\pi }{4} + k2\pi \] và \[x = \frac{\pi }{4} + k\frac{{2\pi }}{3}\] với k ∈ ℤ.
Câu 12:
Đường thẳng \(d:y = \frac{1}{2}\) cắt đồ thị hàm số y = cosx, x ∈ [‒π; π] tại hai giao điểm C0, D0 (Hình 34). Tìm hoành độ của hai giao điểm C0, D0.
Với x ∈ [‒π; π] ta thấy \(cosx = \frac{1}{2}\) tại \(x = - \frac{\pi }{3}\) và \(x = \frac{\pi }{3}\).
Do đó đường thẳng \(d:y = \frac{1}{2}\) cắt đồ thị hàm số y = cosx, x ∈ [‒π; π] tại hai giao điểm C0, D0 có hoành độ lần lượt là \({x_{{C_0}}} = - \frac{\pi }{3}\) và \({x_{{D_0}}} = \frac{\pi }{3}\).
Câu 13:
Đường thẳng \(d:y = \frac{1}{2}\) cắt đồ thị hàm số y = cosx, x ∈ [π; 3π] tại hai giao điểm C1, D1 (Hình 34). Tìm hoành độ của hai giao điểm C1, D1.
Với x ∈ [π; 3π] ta thấy \(\cos x = \frac{1}{2}\) tại \(x = \frac{{5\pi }}{3}\) và \(x = \frac{{7\pi }}{3}\).
Do đó đường thẳng \(d:y = \frac{1}{2}\) cắt đồ thị hàm số y = cosx, x ∈ [π; 3π] tại hai giao điểm C1, D1 có hoành độ lần lượt là \[{x_{{C_1}}} = \frac{{5\pi }}{3}\] và \({x_{{D_1}}} = \frac{{7\pi }}{3}\).
Câu 14:
Giải phương trình: \(\cos x = - \frac{1}{2}\).
Do \(\cos \frac{{2\pi }}{3} = - \frac{1}{2}\) nên \(\cos x = \cos \frac{{2\pi }}{3}\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \\x = - \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là \(x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \) và \(x = - \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \) với k ∈ ℤ.
Câu 15:
Tìm góc lượng giác x sao cho cosx = cos(‒87°).
cosx = cos(‒87°)
Û cosx = cos87°
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 87^\circ + k360^\circ \\x = - 87^\circ + k360^\circ \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].
Vậy các góc lượng giác x cần tìm là x = 87° + k360° và x = ‒87° + k360° với k ∈ ℤ.
Câu 16:
Giải phương trình được nêu trong bài toán mở đầu.
• Ta có:
\(550 + 450\cos \frac{\pi }{{50}}t = 1\,\,\,000\)
\( \Leftrightarrow 450\cos \frac{\pi }{{50}}t = 450\)
\( \Leftrightarrow \cos \frac{\pi }{{50}}t = 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{\pi }{{50}}t = k2\pi \,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z},\,t \ge 0} \right)\)
\[ \Leftrightarrow t = k2\pi .\frac{{50}}{\pi } = 100k\,\,\left( {k \in \mathbb{Z},\,t \ge 0} \right)\].
Vậy phương trình này có các nghiệm là t = 100k với k ∈ ℤ, t ≥ 0.
• Ta có:
\(550 + 450\cos \frac{\pi }{{50}}t = 250\)
\( \Leftrightarrow 450\cos \frac{\pi }{{50}}t = - 300\)
\( \Leftrightarrow \cos \frac{\pi }{{50}}t = - \frac{2}{3}\)
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\frac{\pi }{{50}}t \approx \,2,3 + k2\pi \\\frac{\pi }{{50}}t \approx - \,2,3 + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}\,,\,\,t \ge 0} \right)\]
(Dùng máy tính cầm tay (chuyển về chế độ “radian”) bấm liên tiếp ta được kết quả gần đúng là 2,3)
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t \approx \frac{{115}}{\pi } + 100k\\t \approx - \frac{{115}}{\pi } + 100k\end{array} \right.\,\,\](với k ∈ ℤ, t ≥ 0)
Vậy phương trình có các nghiệm là \[t \approx \frac{{115}}{\pi } + 100k\] và \[t \approx - \frac{{115}}{\pi } + 100k\] với k ∈ ℤ, t ≥ 0.
• Ta có:
\(550 + 450\cos \frac{\pi }{{50}}t = 1\,00\)
\( \Leftrightarrow 450\cos \frac{\pi }{{50}}t = - 450\)
\( \Leftrightarrow \cos \frac{\pi }{{50}}t = - 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{\pi }{{50}}t = \pi + k2\pi \,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z},\,t \ge 0} \right)\).
\( \Leftrightarrow t = 50 + 100k\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z},\,t \ge 0} \right)\).
Vậy phương trình có các nghiệm là t = 50 + 100k với k ∈ ℤ, t ≥ 0.
Câu 17:
Quan sát các giao điểm của đồ thị hàm số y = tanx và đường thẳng y = 1 (Hình 35).
Từ hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số y = tanx và đường thẳng y = 1 trên khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right)\), hãy xác định tất cả các hoành độ giao điểm của hai đồ thị đó.
Với \[x \in \left( { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right)\] ta thấy tanx = 1 tại \(x = \frac{\pi }{4}\).
Do đó đường thẳng y = 1 cắt đồ thị hàm số y = tanx trên khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right)\) tại điểm có hoành độ là \(\frac{\pi }{4}\).
Do hàm số y = tanx tuần hoàn với chu kì là π nên đường thẳng y = 1 cắt đồ thị hàm số y = tanx tại các điểm có hoành độ là \(x = \frac{\pi }{4} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Câu 18:
Quan sát các giao điểm của đồ thị hàm số y = tanx và đường thẳng y = 1 (Hình 35).
Có nhận xét gì về nghiệm của phương trình tanx = 1?
Phương trình tanx = 1 có các nghiệm là \(x = \frac{\pi }{4} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Câu 19:
tanx = 0 ⇔ x = kπ (k ∈ ℤ).
Vậy phương trình tanx = 0 có các nghiệm là x = kπ với k ∈ ℤ.
Câu 20:
Tìm góc lượng giác x sao cho tanx = tan67°.
tanx = tan67° Û x = 67° + k180° (k ∈ ℤ).
Vậy các góc lượng giác x cần tìm là x = 67° + k180° với k ∈ ℤ.
Câu 21:
Quan sát các giao điểm của đồ thị hàm số y = cotx và đường thẳng y = ‒1 (Hình 36).
Từ hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số y = cotx và đường thẳng y = ‒1 trên khoảng (0; π), hãy xác định tất cả các hoành độ giao điểm của hai đồ thị đó.
Với x ∈ (0; π), ta thấy cotx = ‒1 tại \(x = \frac{{3\pi }}{4}\).
Do đó đường thẳng y = ‒1 cắt đồ thị hàm số y = cotx trên khoảng (0; π) tại điểm có hoành độ là \(\frac{{3\pi }}{4}\).
Do hàm số y = cotx tuần hoàn với chu kì là π nên đường thẳng y = ‒1 cắt đồ thị hàm số y = cotx tại các điểm có hoành độ là \(x = \frac{{3\pi }}{4} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Câu 22:
Quan sát các giao điểm của đồ thị hàm số y = cotx và đường thẳng y = ‒1 (Hình 36).
Có nhận xét gì về nghiệm của phương trình cotx = ‒1?
Phương trình cotx = ‒1 có các nghiệm là \(x = \frac{{3\pi }}{4} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Câu 23:
Giải phương trình: cotx = 1.
Do cot\(\frac{\pi }{4}\) = 1 nên cotx = 1 ⇔ \(\cot x = \cot \frac{\pi }{4}\)\( \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Vậy phương trình cotx = 1 có các nghiệm là \(x = \frac{\pi }{4} + k\pi \) với k ∈ ℤ.
Câu 24:
cotx = cot(‒83°)
Û x = ‒83° + k180° (k ∈ ℤ).
Vậy các góc lượng giác x cần tìm là x = ‒83° + k180° với k ∈ ℤ.
Câu 25:
Sử dụng MTCT để giải mỗi phương trình sau với kết quả là radian (làm tròn kết quả đến hàng phần nghìn):
a) sinx = 0,2;
b) \(\cos x = - \frac{1}{5}\);
c) \(\tan x = \sqrt 2 \).
Sau khi chuyển máy tính sang chế độ “radian”.
a) Bấm liên tiếp
Ta được kết quả gần đúng là 0,201.
Vậy phương trình sinx = 0,2 có các nghiệm là:
x ≈ 0,201 + k2π, k ∈ ℤ
và x ≈ π – 0,201 + k2π, k ∈ ℤ.
b) Bấm liên tiếp
Ta được kết quả gần đúng là 1,772.
Vậy phương trình \(\cos x = - \frac{1}{5}\) có các nghiệm là: x ≈ ± 1,772 + k2π, k ∈ ℤ.
c) Bấm liên tiếp
Ta được kết quả gần đúng là 0,955.
Vậy phương trình \(\tan x = \sqrt 2 \) có các nghiệm là: x ≈ 0,955 + kπ, k ∈ ℤ.
Câu 26:
Giải phương trình:
\(\sin \left( {2x - \frac{\pi }{3}} \right) = - \frac{{\sqrt 3 }}{2}\);
\(\sin \left( {2x - \frac{\pi }{3}} \right) = - \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
\( \Leftrightarrow \sin \left( {2x - \frac{\pi }{3}} \right) = \sin \left( { - \frac{\pi }{3}} \right)\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x - \frac{\pi }{3} = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \\2x - \frac{\pi }{3} = \pi - \left( { - \frac{\pi }{3}} \right) + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = - \frac{\pi }{3} + \frac{\pi }{3} + k2\pi \\2x = \pi + \frac{\pi }{3} + \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = k2\pi \\2x = \frac{{5\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x = \frac{{5\pi }}{6} + k\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là \(x = k\pi \) và \(x = \frac{{5\pi }}{6} + k\pi \) với k ∈ ℤ.
Câu 27:
Giải phương trình:
\(\sin \left( {3x + \frac{\pi }{4}} \right) = - \frac{1}{2}\);
\(\sin \left( {3x + \frac{\pi }{4}} \right) = - \frac{1}{2}\)
\( \Leftrightarrow \sin \left( {3x + \frac{\pi }{4}} \right) = \sin \left( { - \frac{\pi }{6}} \right)\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x + \frac{\pi }{4} = - \frac{\pi }{6} + k2\pi \\3x + \frac{\pi }{4} = \pi - \left( { - \frac{\pi }{6}} \right) + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x = - \frac{\pi }{6} - \frac{\pi }{4} + k2\pi \\3x = \pi + \frac{\pi }{6} - \frac{\pi }{4} + k2\pi \end{array} \right.\)
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x = - \frac{{5\pi }}{{12}} + k2\pi \\3x = \frac{{11\pi }}{{12}} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{{5\pi }}{{36}} + k\frac{{2\pi }}{3}\\x = \frac{{11\pi }}{{36}} + k\frac{{2\pi }}{3}\end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].
Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là \[x = - \frac{{5\pi }}{{36}} + k\frac{{2\pi }}{3}\] và \[x = \frac{{11\pi }}{{36}} + k\frac{{2\pi }}{3}\] với k ∈ ℤ.
Câu 28:
Giải phương trình:
\(\cos \left( {\frac{x}{2} + \frac{\pi }{4}} \right) = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\);
\(\cos \left( {\frac{x}{2} + \frac{\pi }{4}} \right) = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
\( \Leftrightarrow \cos \left( {\frac{x}{2} + \frac{\pi }{4}} \right) = \cos \frac{\pi }{6}\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\frac{x}{2} + \frac{\pi }{4} = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\\frac{x}{2} + \frac{\pi }{4} = - \frac{\pi }{6} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\frac{x}{2} = \frac{\pi }{6} - \frac{\pi }{4} + k2\pi \\\frac{x}{2} = - \frac{\pi }{6} - \frac{\pi }{4} + k2\pi \end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\frac{x}{2} = - \frac{\pi }{{12}} + k2\pi \\\frac{x}{2} = - \frac{{5\pi }}{{12}} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{6} + k4\pi \\x = - \frac{{5\pi }}{6} + k4\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là \(x = - \frac{\pi }{6} + k4\pi \) và \(x = - \frac{{5\pi }}{6} + k4\pi \) với k ∈ ℤ.
Câu 29:
Giải phương trình:
2cos3x + 5 = 3;
2cos3x + 5 = 3
Û cos3x = ‒1
Û 3x = π + k2π (k ∈ ℤ)
\( \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{3} + k\frac{{2\pi }}{3}\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là \(x = \frac{\pi }{3} + k\frac{{2\pi }}{3}\) với k ∈ ℤ.
Câu 30:
Giải phương trình:
\(3\tan x = - \sqrt 3 \);
\(3\tan x = - \sqrt 3 \)
\( \Leftrightarrow \tan x = - \frac{{\sqrt 3 }}{3}\)
\( \Leftrightarrow \tan x = \tan \left( { - \frac{\pi }{6}} \right)\)
\[ \Leftrightarrow x = - \frac{\pi }{6} + k\pi \,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].
Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là \[x = - \frac{\pi }{6} + k\pi \] với k ∈ ℤ.
Câu 31:
Giải phương trình:
\[\cot x - 3 = \sqrt 3 \left( {1 - \cot x} \right)\].
\[\cot x - 3 = \sqrt 3 \left( {1 - \cot x} \right)\]
\[ \Leftrightarrow \cot x - 3 = \sqrt 3 - \sqrt 3 \cot x\]
\[ \Leftrightarrow \left( {1 + \sqrt 3 } \right)\cot x = \sqrt 3 + 3\]
\[ \Leftrightarrow \cot x = \frac{{\sqrt 3 \left( {1 + \sqrt 3 } \right)}}{{1 + \sqrt 3 }}\]
\[ \Leftrightarrow \cot x = \sqrt 3 \]
\[ \Leftrightarrow \cot x = \cot \frac{\pi }{6}\]
\[ \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{6} + k\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].
Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là \[x = \frac{\pi }{6} + k\pi \] với k ∈ ℤ.
Câu 32:
Giải phương trình:
\(\sin \left( {2x + \frac{\pi }{4}} \right) = \sin x\);
\(\sin \left( {2x + \frac{\pi }{4}} \right) = \sin x\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x + \frac{\pi }{4} = x + k2\pi \\2x + \frac{\pi }{4} = \pi - x + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{4} + k2\pi \\3x = \frac{{3\pi }}{4} + k2\pi \end{array} \right.\)
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{4} + k2\pi \\x = \frac{\pi }{4} + k\frac{{2\pi }}{3}\end{array} \right.\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].
Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là \[x = - \frac{\pi }{4} + k2\pi \] và \[x = \frac{\pi }{4} + k\frac{{2\pi }}{3}\] với k ∈ ℤ.
Câu 33:
sin2x = cos3x
\[ \Leftrightarrow \cos \left( {\frac{\pi }{2} - 2x} \right) = cos3x\]
\[ \Leftrightarrow cos3x = \cos \left( {\frac{\pi }{2} - 2x} \right)\]
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x = \frac{\pi }{2} - 2x + k2\pi \\3x = - \left( {\frac{\pi }{2} - 2x} \right) + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}5x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \\3x = - \frac{\pi }{2} + 2x + k2\pi \end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{{10}} + k\frac{{2\pi }}{5}\\x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].
Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là \[x = \frac{\pi }{{10}} + k\frac{{2\pi }}{5}\] và \[x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \] với k ∈ ℤ.
Câu 34:
Giải phương trình:
\({\cos ^2}2x = {\cos ^2}\left( {x + \frac{\pi }{6}} \right)\).
\({\cos ^2}2x = {\cos ^2}\left( {x + \frac{\pi }{6}} \right)\)
\[ \Leftrightarrow \frac{{1 + \cos 4x}}{2} = \frac{{1 + \cos \left( {2x + \frac{\pi }{3}} \right)}}{2}\]
\[ \Leftrightarrow \cos 4x = \cos \left( {2x + \frac{\pi }{3}} \right)\]
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}4x = 2x + \frac{\pi }{3} + k2\pi \\4x = - 2x - \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\6x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{6} + k\pi \\x = - \frac{\pi }{{18}} + k\frac{\pi }{3}\end{array} \right.\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\]
Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là \[x = \frac{\pi }{6} + k\pi \] và \[x = - \frac{\pi }{{18}} + k\frac{\pi }{3}\] với k ∈ ℤ.
Câu 35:
Dùng đồ thị hàm số y = sinx, y = cosx để xác định số nghiệm của phương trình:
3sinx + 2 = 0 trên khoảng \(\left( { - \frac{{5\pi }}{2};\frac{{5\pi }}{2}} \right)\);
Ta có: 3sinx + 2 = 0
\( \Leftrightarrow \sin x = - \frac{2}{3}\).
Đường thẳng \(y = - \frac{2}{3}\) và đồ thị hàm số y = sinx trên khoảng \(\left( { - \frac{{5\pi }}{2};\frac{{5\pi }}{2}} \right)\) được vẽ như sau:
Từ đồ thị, ta thấy đường thẳng \(y = - \frac{2}{3}\) cắt đồ thị hàm số y = sinx trên khoảng \(\left( { - \frac{{5\pi }}{2};\frac{{5\pi }}{2}} \right)\) tại 5 điểm A, B, C, D, E.
Vậy phương trình 3sinx + 2 = 0 có 5 nghiệm trên khoảng \(\left( { - \frac{{5\pi }}{2};\frac{{5\pi }}{2}} \right)\).
Câu 36:
Dùng đồ thị hàm số y = sinx, y = cosx để xác định số nghiệm của phương trình:
cosx = 0 trên đoạn \(\left[ { - \frac{{5\pi }}{2};\frac{{5\pi }}{2}} \right]\).
Đường thẳng y = 0 (trục Ox) và đồ thị hàm số y = cosx trên đoạn \(\left[ { - \frac{{5\pi }}{2};\frac{{5\pi }}{2}} \right]\) được vẽ như sau:
Từ đồ thị, ta thấy đường thẳng y = 0 cắt đồ thị hàm số y = cosx trên đoạn \(\left[ { - \frac{{5\pi }}{2};\frac{{5\pi }}{2}} \right]\) tại 6 điểm M, N, P, Q, I, K.
Vậy phương trình cosx = 0 có 6 nghiệm trên đoạn \(\left[ { - \frac{{5\pi }}{2};\frac{{5\pi }}{2}} \right]\).
Câu 37:
Số giờ có ánh sáng mặt trời của một thành phố A ở vĩ độ 40° Bắc trong ngày thứ t của một năm không nhuận được cho bởi hàm số \(d\left( t \right) = 3\sin \left[ {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right] + 12\) với t ∈ ℤ và 0 < t ≤ 365.
(Nguồn: Đại số và Giải tích 11 Nâng cao, NXBGD Việt Nam, 2020)
Thành phố A có đúng 12 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày nào trong năm?
Để thành phố A có đúng 12 giờ có ánh sáng mặt trời thì:
\(3\sin \left[ {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right] + 12 = 12\)
\( \Leftrightarrow \sin \left[ {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right] = 0\)
\( \Leftrightarrow \frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right) = k\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
\( \Leftrightarrow t - 80 = 182k\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
\( \Leftrightarrow t = 80 + 182k\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
Do t ∈ ℤ và 0 < t ≤ 365 nên ta có:
\[\left\{ \begin{array}{l}k \in \mathbb{Z}\\0 < 80 + 182k \le 365\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k \in \mathbb{Z}\\ - 80 < 182k \le 285\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k \in \mathbb{Z}\\ - \frac{{40}}{{91}} < k \le \frac{{285}}{{182}}\end{array} \right. \Leftrightarrow k \in \left\{ {0;1} \right\}\]
Với k = 0 thì t = 80 + 182.0 = 80;
Với k = 1 thì t = 80 + 182.1 = 262.
Vậy thành phố A có đúng 12 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày thứ 80 và ngày thứ 262 trong năm.
Câu 38:
Số giờ có ánh sáng mặt trời của một thành phố A ở vĩ độ 40° Bắc trong ngày thứ t của một năm không nhuận được cho bởi hàm số \(d\left( t \right) = 3\sin \left[ {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right] + 12\) với t ∈ ℤ và 0 < t ≤ 365.
(Nguồn: Đại số và Giải tích 11 Nâng cao, NXBGD Việt Nam, 2020)
Vào ngày nào trong năm thì thành phố A có đúng 9 giờ có ánh sáng mặt trời?
Để thành phố A có đúng 9 giờ có ánh sáng mặt trời thì:
\(3\sin \left[ {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right] + 12 = 9\)
\( \Leftrightarrow \sin \left[ {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right] = - 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right) = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
\( \Leftrightarrow t - 80 = - 91 + 364k\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
\( \Leftrightarrow t = - 11 + 364k\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
Do t ∈ ℤ và 0 < t ≤ 365 nên ta có:
\[\left\{ \begin{array}{l}k \in \mathbb{Z}\\0 < - 11 + 364k \le 365\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k \in \mathbb{Z}\\11 < 364k \le 376\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k \in \mathbb{Z}\\\frac{{11}}{{364}} < k \le \frac{{94}}{{91}}\end{array} \right. \Leftrightarrow k = 1\]
Với k = 1 thì t = ‒11 + 364.1 = 353.
Vậy thành phố A có đúng 9 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày thứ 353 trong năm.
Câu 39:
Số giờ có ánh sáng mặt trời của một thành phố A ở vĩ độ 40° Bắc trong ngày thứ t của một năm không nhuận được cho bởi hàm số \(d\left( t \right) = 3\sin \left[ {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right] + 12\) với t ∈ ℤ và 0 < t ≤ 365.
(Nguồn: Đại số và Giải tích 11 Nâng cao, NXBGD Việt Nam, 2020)
Vào ngày nào trong năm thì thành phố A có đúng 15 giờ có ánh sáng mặt trời?
Để thành phố A có đúng 15 giờ có ánh sáng mặt trời thì:
\(3\sin \left[ {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right] + 12 = 15\)
\( \Leftrightarrow \sin \left[ {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right] = 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right) = \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
\( \Leftrightarrow t - 80 = 91 + 364k\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
\( \Leftrightarrow t = 171 + 364k\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
Do t ∈ ℤ và 0 < t ≤ 365 nên ta có:
\[\left\{ \begin{array}{l}k \in \mathbb{Z}\\0 < 171 + 364k \le 365\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k \in \mathbb{Z}\\ - 171 < 364k \le 194\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k \in \mathbb{Z}\\ - \frac{{171}}{{364}} < k \le \frac{{97}}{{182}}\end{array} \right. \Leftrightarrow k = 0\]
Với k = 0 thì t = 171 + 364.0 = 171.
Vậy thành phố A có đúng 15 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày thứ 171 trong năm.
Câu 40:
Hội Lim (tỉnh Bắc Ninh) được tổ chức vào mùa xuân thường có trò chơi đánh đu. Khi người chơi đu nhún đều, cây đu sẽ đưa người chơi đu dao động quanh vị trí cân bằng (Hình 38). Nghiên cứu trò chơi này, người ta thấy khoảng cách h(m) từ vị trí người chơi đu đến vị trí cân bằng được biểu diễn qua thời gian t (s) (với t ≥ 0) bởi hệ thức h = |d| với \(d = 3\cos \left[ {\frac{\pi }{3}\left( {2t - 1} \right)} \right]\), trong đó ta quy ước d > 0 khi vị trí cân bằng ở phía sau lưng người chơi đu và d < 0 trong trường hợp ngược lại (Nguồn: Đại số và Giải tích 11 Nâng cao, NXBGD Việt Nam, 2020). Vào thời gian t nào thì khoảng cách h là 3 m, 0 m?
• Để khoảng cách h(m) từ vị trí người chơi đu đến vị trí cân bằng là 3 m thì:
\(\left| {3\cos \left[ {\frac{\pi }{3}\left( {2t - 1} \right)} \right]} \right| = 3\)
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3\cos \left[ {\frac{\pi }{3}\left( {2t - 1} \right)} \right] = 3\\3\cos \left[ {\frac{\pi }{3}\left( {2t - 1} \right)} \right] = - 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\cos \left[ {\frac{\pi }{3}\left( {2t - 1} \right)} \right] = 1\\\cos \left[ {\frac{\pi }{3}\left( {2t - 1} \right)} \right] = - 1\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\frac{\pi }{3}\left( {2t - 1} \right) = k2\pi \\\frac{\pi }{3}\left( {2t - 1} \right) = \pi + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2t - 1 = 6k\\2t - 1 = 3 + 6k\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2t = 6k + 1\\2t = 6k + 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 3k + \frac{1}{2}\\t = 3k + 2\end{array} \right.\,\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\]
Do t ≥ 0, k ∈ ℤ nên k ∈ {0; 1; 2; …}
Khi đó \[\left[ \begin{array}{l}t \in \left\{ {\frac{1}{2};\frac{7}{2};\frac{{13}}{2};...} \right\}\\t \in \left\{ {2;5;8;...} \right\}\end{array} \right. \Leftrightarrow t \in \left\{ {\frac{1}{2};2;\frac{7}{2};5;\frac{{13}}{2};8;...} \right\}\].
Vậy \[t \in \left\{ {\frac{1}{2};2;\frac{7}{2};5;\frac{{13}}{2};8;...} \right\}\] (giây) thì khoảng cách h là 3 m.
• Để khoảng cách h(m) từ vị trí người chơi đu đến vị trí cân bằng là 0 m thì:
\(\left| {3\cos \left[ {\frac{\pi }{3}\left( {2t - 1} \right)} \right]} \right| = 0 \Leftrightarrow 3\cos \left[ {\frac{\pi }{3}\left( {2t - 1} \right)} \right] = 0\)
\( \Leftrightarrow \cos \left[ {\frac{\pi }{3}\left( {2t - 1} \right)} \right] = 0 \Leftrightarrow \frac{\pi }{3}\left( {2t - 1} \right) = \frac{\pi }{2} + k\pi \)
\( \Leftrightarrow 2t - 1 = \frac{3}{2} + 3k\)
\( \Leftrightarrow 2t = \frac{5}{2} + 3k \Leftrightarrow t = \frac{5}{4} + \frac{3}{2}k\).
Do t ≥ 0, k ∈ ℤ nên k ∈ {0; 1; 2; …}, khi đó \(t \in \left\{ {\frac{5}{4};\frac{{11}}{4};\frac{{17}}{4};...} \right\}\).
Vậy \(t \in \left\{ {\frac{5}{4};\frac{{11}}{4};\frac{{17}}{4};...} \right\}\) (giây) thì khoảng cách h là 0 m.