Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO

Đề số 3

  • 3872 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là :
Xem đáp án

Đáp án D

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là cách li sinh sản.

Cách li sinh sản có 2 dạng:

+ Cách li trước hợp tử Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.

+ Cách li sau hợp tử : Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.


Câu 3:

Biện pháp nào sau đây không tạo ra nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn giống?
Xem đáp án

Đáp án D

Loại bỏ những cá thể không mong muốn là một biện pháp chọn lọc, nó không tạo được nguồn biến dị.


Câu 6:

Lúa nước có 2n = 24. Mỗi giao tử có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
Xem đáp án
Đáp án A
Chuyển đoạn, đảo đoạn và lặp đoạn đều không làm giảm số lượng gen. Chỉ mất đoạn mới làm giảm.

Câu 8:

Tảo giáp nở hoa làm chết các loài cá, tôm là mối quan hệ gì?
Xem đáp án
Đáp án D

Câu 9:

Trường hợp nào sau đây tính trạng được di truyền theo dòng mẹ?
Xem đáp án
Đáp án A

Câu 12:

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11nm?
Xem đáp án
Đáp án D

Câu 16:

Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?
Xem đáp án
Đáp án D

Câu 17:

Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp bằng mang?
Xem đáp án
Đáp án A

Câu 18:

Hệ sinh thái nào sau đây phân bố ở vùng nhiệt đới?
Xem đáp án
Đáp án D

Câu 19:

Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự?
Xem đáp án
Đáp án D

Câu 20:

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
Xem đáp án
Đáp án A
Vì tốc độ gió là nhân tố vô sinh. Các mối quan hệ cùng loài, các mối quan hệ khác loài là nhân tố sinh thái hữu sinh.

Câu 21:

Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 3?

Xem đáp án
Chọn đáp án C
Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là động vật sử dụng thực vật làm thức ăn.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là động vật sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 1 làm thức ăn.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là động vật sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 2 làm thức ăn.
Trong chuỗi thức ăn trên, Sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 1, nhái là sinh vật tiêu thụ bậc 2, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 3, đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 4.

Câu 22:

Phôtpho ở dạng nào sau đây sẽ được rễ cây hấp thụ?
Xem đáp án
Đáp án B
Vì rễ cây chỉ hấp thụ nguyên tố khoáng dưới dạng ion hòa tan trong nước. Do đó dễ dàng suy ra được đáp án B đúng.

Câu 23:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án

Đáp án D
D sai. Vì thể đột biến là những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
A đúng. Vì đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ A+TG+X của gen trong trường hợp thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc chính nó, thay thế cặp G-X bằng cặp X-G hoặc chính nó.B đúng. Đột biến điểm có thể có hại, có lợi, hoặc trung tính với thể đột biến.
C đúng. Đột biến gen có thể làm tăng hoặc giảm số lượng liên kết hidro của gen. Ví dụ: Đột biến mất 1 cặp A-T làm giảm 2 liên kết hiđro của gen.


Câu 25:

Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án
Đáp án B
C sai. Vì khi tâm thất phải co, máu từ tâm thất phải được đẩy vào động mạch phổi. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch chủ.

Câu 26:

Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của cách li trước hợp tử?
Xem đáp án
Đáp án A
A là cách li trước hợp tử. Các trường hợp B, C và D là cách li sau hợp tử.

Câu 28:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án
Đáp án B
A sai. Vì kích thước quần thể quá lớn thì không thể tiêu diệt quần thể. B đúng. Vì kích thước xuống dưới mức tối thiểu thì dễ rơi vào tuyệt chủng. C sai. Vì kích thước quần thể biến động theo tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, nhập cư và xuất cư. D sai. Vì kích thước quần thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Do đó, các quần thể của cùng một loài sống ở các điều kiện môi trường khác nhau thường có kích thước quần thể khác nhau.

Câu 29:

Khi nói về quang hợp ở thực vật CAM, phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án
Đáp án D
A đúng. Vì NADPH là chất được sử dụng để khử APG thành AlPG.
B đúng. Vì pha sáng sử dụng NADP+ và ADP để tạo ra NADPH và ATP.
C đúng. Vì ở thực vật CAM, giai đoạn cố định CO2 tạm thời theo chu trình C4 được diễn ra ở tế bào chất, vào ban đêm.
D sai. Vì AlPG không được sử dụng để tổng hợp APG.

Câu 30:

Ở người, alen A nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Người nữ bị máu khó đông có kiểu gen là
Xem đáp án

Đáp án C

Người nữ có kí hiệu cặp NST giới tính là XX.

Alen a quy định bệnh máu khó đông nằm trên nhiễm sắc thể X nên người nữ bị bệnh máu khó đông có kiểu gen được kí hiệu là XaXa

Câu 31:

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 1 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai?
Xem đáp án

Đáp án D

Hạt phấn cây hoa đỏ có thể có kiểu gen AA hoặc Aa

Noãn cây hoa đỏ được thụ phấn có thể có kiểu gen AA hoặc Aa

Nếu AA × AA → Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình. → A đúng

Nếu AA × Aa → Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình. → B đúng

Nếu Aa × Aa → Đời con có thể có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. → C đúng


Câu 32:

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1.                      F1: 0,20 AA + 0,44 Aa + 0,36 aa = 1.

F2: 0,16 AA + 0,38 Aa + 0,46 aa = 1.                     F3: 0,09 AA + 0,21 Aa + 0,70 aa = 1.

Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng

Xem đáp án
Đáp án D
Qua các thế hệ, ta thấy tần số kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp giảm, tần số kiểu gen đồng hợp lặn tăng → Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp.

Câu 34:

Trường hợp nào sau đây là cách li sau hợp tử:
Xem đáp án
Chọn đáp án A
- Chọn đáp án B, C và D đều là các hình thức cách li trước hợp tử.
- Cách li sau hợp tử thực chất là sự thụ tinh diễn ra, hình thành hợp tử nhưng hợp tử không phát triển được hoặc hợp tử hình thành và phát triển được thành con lai nhưng con lai bất thụ.

Câu 35:

Một lưới thức gồm có 10 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Một lưới thức gồm có 10 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có (ảnh 1)
I. Loài H tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài E.
II. Chuỗi thức ăn ngắn nhất có nhất có 3 mắt xích.
III. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ còn lại 8 chuỗi thức ăn
IV. Loài E có thể là một loài động vật có xương sống.
Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án C.

I sai. Vì loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn; Loài E tham gia vào 8 chuỗi thức ăn.

II đúng. Chuỗi thức ăn ngắn nhất có 3 mắt xích là : G → H → A; E → H → A.

III đúng. Vì nếu loài K bị tiêu diệt thì I sẽ bị tiêu diệt. Cho nên khi đó chỉ cò lại 8 chuỗi thức ăn. Đó là G → D (1 chuỗi); G → H (3 chuỗi); E → H (3 chuỗi); E → M (1 chuỗi).

IV đúng. Vì loài A là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp I nên rất có thể nó là một loài động vật ăn mùn hữu cơ (Ví du cá trê).


Câu 36:

Ở một loài động vật, cho con cái (XX) lông đen thuần chủng lai với con đực (XY) lông trắng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực F1 lai phân tích được thế hệ lai gồm: 50% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng. Nếu cho con cái F1 lai phân tích, theo lý thuyết, trong số cá thể lông trắng thu được ở đời con, loại cá thể cái chiếm tỷ lệ
Xem đáp án

Đáp án D

Đáp án D. Giải thích:

- Đực F1 lai phân tích đời con có tỉ lệ lông đen : lông trắng = 1 : 3 → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Quy ước:

A-B- quy định lông đen; A-bb hoặc aaB- hoặc aabb quy định lông trắng.

- Ở đời con, tỉ lệ kiểu hình của giới đực khác với giới cái → Tính trạng liên kết giới tính, chỉ có một cặp gen Aa hoặc Bb nằm trên NST X.

- Con cái F1 có kiểu gen AaXBXb lai phân tích:

     F1:             AaXBXb     ×                                    aaXbY

    Gp:  (1AXB:1 AXb: 1 aXB: 1 aXb)                  ( 1 aXb: 1 aY).

    -à trong số cá thể lông trắng thu được ở đời con, loại cá thể cái chiếm tỉ lệ:

(1/8AaXbXb + 1/8aaXBXb + 1/8aaXbXb)/ ((1/8AaXbXb + 1/8aaXBXb + 1/8aaXbXb +1/8AaXbY + 1/8aaXBY+ 1/8aaXbY) = 1/2


Câu 37:

Một gen dài 3332 Å và có 2276 liên kết hidro. Mạch đơn thứ nhất của gen có 129A và 147 X. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Đáp án A

L gen = 3332 Å → Tổng số Nu của gen là: N = 1960 Nu

→ 2Agen + 2Ggen = 1960 (1)

Gen có 2276 liên kết hidro → 2Agen + 2Ggen = 2276 (2)

Giải hệ tạo bởi (1) và (2) ta được: A gen = Tgen = 664 Nu; Ggen = Xgen =316 Nu

B sai. A2 = T1 = Agen – A1 = 664 – 129 = 535 Nu

C sai. Nếu gen nhân đôi 1 lần thì môi trường cung cấp số nucleotit loại X là: 664 . (21 – 1) = 664 Nu

D sai. X2 = Xgen – 147 = 316 – 147 = 169. Mà A2 = 535 → X2 < A2


Câu 38:

Ở ruồi giấm, xét 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường. Thực hiện phép lai giữa hai cá thể (P), thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hai cá thể P có thể có kiểu gen khác nhau.
II. F1 có tối đa 4 kiểu gen.
III. Cho con đực P lai phân tích thì có thể thu được ở đời con có 100% cá thể mang kiểu hình trội về 1 tính trạng.
IV. Cho con cái P lai phân tích thì có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 4 : 4 : 1 : 1.
Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án C.

– Vì F1 có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 nên kiểu gen của P có thể là: ABab×AbaB hoặc Abab×Abab. Đồng thời, nếu con đực có kiểu gen  AbaB và không có hoán vị gen, còn con cái có hoán vị gen thì đời con có 7 kiểu gen. → I đúng; II sai.

- Vì nếu con đực có kiểu gen  AbaB thì ở đời con sẽ luôn có kiểu hình A-bb hoặc aaB- → Luôn có 100% cá thể mang kiểu hình trội về 1 tính trạng. → III đúng.

- Vì nếu con cái có hoán vị gen với tần tần 20% thì khi cho cá thể cái (  ABab hoặc abab ) lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ 4:4:1:1. → IV đúng.


Câu 39:

Ở một loài ngẫu phối, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen (A1, A2, A3, A4). Tần số alen A1 là 0,625, các alen còn lại có tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể đang cân bằng di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A3 = 0,125.                                                    II. Quần thể có tối đa 6 kiểu gen dị hợp về gen A.
III. Các kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 43,75%.                  IV. Các kiểu gen dị hợp về gen A1 chiếm tỉ lệ 46,875%.
Xem đáp án

Đáp án D

Cả 4 phát biểu đúng → Đáp án D.

- I đúng. Vì tổng tần số của 4 alen A1 + A2 + A3 + A4 = 1, trong đó A1 = 0,625

Suy ra A2 + A3 + A4 = 1 – 0,625 = 0,375. → A3 = 0,375 : 3 = 0,125.

- II đúng. Vì khi gen A có 4 alen thì số kiểu gen dị hợp = 6. (A1A2; A1A3;A1A4; A2A3; A2A4; A3A4)

- III đúng. Vì có 4 kiểu gen đồng hợp là A1A1 ; A2A2 ; A3A3 ; A4A4

Tỉ lệ của 4 kiểu gen này = (0,625)2 + (0,125)2 + (0,125)2 + (0,125)2 = 0,4375.

- IV đúng. Vì có 3 kiểu gen dị hợp về gen A1 là A1A2 ; A1A3 ; A1A4.

Tỉ lệ của 3 kiểu gen dị hợp này = 2.0,625.0,125 + 2.0,625.0,125 + 2.0,625.0,125 = 0,46875.


Câu 40:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh A và B ở người; mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến.

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh A và B ở người (ảnh 1)

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Người số 6 và người số 8 có kiểu gen giống nhau.

II. Xác định được kiểu gen của 10 người.

III. Cặp 10-11 luôn sinh con bị bệnh.

IV. Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp 8-9 là 50%.

Xem đáp án

Đáp án B

Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án B.

I đúng. Vì người số 6 sinh con bị 2 bệnh; Người số 8 có bố bị 2 bệnh.

Người số 1, 11 có kiểu gen abab.

Người số 3 không bị bệnh nhưng sinh con số 9 và số 10 bị bệnh nên có kiểu gen AbaB.

Người số 4 và số 5 có kiểu gen Abab 

Người số 6 sinh con số 11 bị 2 bệnh nên có kiểu gen ABab

Người số 7 bị bệnh A nên có kiểu gen aBab.

Người số 8 có kiểu gen ABab → Người số 2 có kiểu gen ABaB.

Người số 9 bị bệnh A và có mẹ bị bệnh B nên kiểu gen là aBab

Người số 10 có kiểu gen Abab hoặc AbAb

Người số 9 có kiểu gen AbaB.

→ II đúng (Chỉ có người số 10 chưa biết chính xác kiểu gen).

III đúng. Vì người số 10 và 11 đều bị bệnh B nên luôn sinh con bị bệnh.

IV đúng. Vì người số 8 có kiểu gen ABab ; Người số 9 có kiểu gen AbaB.

→ Sinh con không bị bệnh với xác suất 50%.

 

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan