Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Đề số 29

  • 5560 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sự khác nhau giữa hô hấp sáng và hô hấp tối là:
Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Giải thích: Sự khác nhau giữa hô hấp sáng và hô hấp tối là Năng lượng ATP


Câu 2:

Nhóm động vật có bề mặt trao đổi khí nhờ cả phổi và da là
Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Giải thích: Nhóm động vật có bề mặt trao đổi khí nhờ cả phổi và da là lưỡng cư


Câu 4:

Loài ưu thế là loài
Xem đáp án
Chọn đáp án B.
Giải thích: Loài ưu thế là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng

Câu 6:

Khi nghiên cứu về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Giải thích: Song song với quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật là sự biến đổi tương ứng của môi trường.


Câu 8:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Giải thích: Tỉ lệ phân li kiểu gen = tỉ lệ phân li kiểu hình khi số loại kiểu gen = số loại kiểu hình.

→ Chúng ta chỉ việc tìm số loại kiểu gen và tìm số loại kiểu hình thì sẽ suy ra đáp án đúng.

Phép lai A có số kiểu gen = 3 x 2 = 6; số kiểu hình = 2 x 2 = 4 → số KGsố KH.

Phép lai B có số kiểu gen = 2 x 1 = 2; số kiểu hình = 2 x 1=2 → số KG = số KH.

Phép lai C có số kiểu gen = 2 x 2 = 4; số kiểu hình = 2 x 2 = 4 → số KG = số KH.

Phép lai D có số kiểu gen = 2 x 2 = 4; số kiểu hình = 2 x 2 = 4 → số KG = số KH.


Câu 9:

Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể (M, N và P) thuộc cùng loài thu được kết quả như sau:

Quần thể

 

Số lượng cá thể của nhóm

Tuổi trước sinh sản

Tuổi đang sinh sản

Tuổi sau sinh sản

M

150

150

70

N

200

150

100

P

150

220

250

Nhận định não sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Giải thích: Quần thể M có số lượng cá thể tuổi trước sinh sản và đang sinh sản bằng nhau nhưng lớn hơn tuổi sau sinh sản nên có tháp dạng ổn định và tổng số lượng cá thể của quần thể này là 370 nhỏ nhất, phương án A và D đúng.

• Quần thể N có số lượng cá thể tuổi trước sinh sản lớn hơn tuổi đang sinh sản và tuổi sau sinh sản ít nhất chứng tỏ số lượng cá thể của quần thể đang tăng và tháp tuổi dạng phát triển, phương án B đúng.

• Quần thể p có số lượng cá thể tuổi sau sinh sản lớn nhất nên đây là quần thể suy thoái, nếu đánh bắt lớn thì sẽ không khôi phục được, phương án c sai.


Câu 10:

Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là
Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Giải thích: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là phát hiện được vai trò CLTN và chọn lọc nhân tạo.


Câu 11:

Trong các quần thể dưới đây, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

Quần thể 1: 0,5AA + 0,5aa = 1.                                 Quần thể 2: 100% Aa.

Quần thể 3: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1.              Quần thể 4: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

Quần thể 5: 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Giải thích: Quần thể cân bằng là quần thể có cấu trúc 100%AA hoặc 100%aa.

Với quần thể có dạng xAA : yAa : zaa. Quần thể cân bằng khi  x.z=y22 

Trong các quần thể trên, chỉ có quần thể 3, 4, 5 cân bằng.


Câu 12:

Thành tựu nào sau đây là của công nghệ tế bào?
Xem đáp án
Chọn đáp án B.
Giải thích: A và D là của công nghệ gen; C là của gây đột biến.

Câu 13:

Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?
Xem đáp án

Chọn đáp án C.


Câu 14:

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Giải thích: Đối với loại câu hỏi liên quan đến các kỉ, các đại thì rất khó nhớ. Tuy nhiên, chúng ta cần nắm một số vấn đề cơ bản như sau:

ü Ở đại Trung sinh đã bắt đầu xuất hiện cây có hoa, thú. Đại Tân sinh bắt đầu xuất hiện bộ khỉ.

ü Các nhóm sinh vật bao giờ cũng xuất hiện ở đại trước rồi mới phát triển ưu thế ở đại tiếp theo.
ü Trong 4 kỉ nói trên thì kỉ Krêta là giai đoạn xuất hiện thực vật có hoa.

Câu 15:

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 17:

Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Giải thích: vì phân giải kị khí chỉ diễn ra ở tế bào chất, không diễn ra ở ti thể.


Câu 18:

Có bao nhiêu trường hợp sau đây sẽ dẫn tới làm giảm huyết áp?

I. Cơ thể bị mất nhiều máu.                            II. Cơ thể thi đấu thể thao.

III. Cơ thể bị bệnh hở van tim.                       IV. Cơ thể bị bệnh tiểu đường.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.

Bị mất máu hoặc bị hở van tim thì thường dẫn tới giảm huyết áp.

Thi đấu thể thao thì tăng công suất tim nên tăng huyết áp; bị bệnh tiểu đường thì lượng đường trong máu cao nên thể tích máu tăng → Tăng huyết áp.


Câu 20:

Cơ thể đực có kiểu genAbaBDEGdegPQpqgiảm phân bình thường sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử hoán vị?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Giải thích: Số loại giao tử hoán vị = tổng số loại giao tử - số loại giao tử liên kết

= 27 - 23 = 120 loại giao tử hoán vị.


Câu 21:

Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm 40%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.    Gen A cách gen B 40 cM.

II.   F1 có 10% số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng.

III.  F1 có 10% số cây lá xẻ, hoa đỏ.

IV.  F1 có 3 kiểu gen quy định kiểu hình lá nguyên, hoa trắng.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, III.

Phép lai P: Lá nguyên, hoa đỏ (A-B-) x Lá nguyên, hoa trắng (A-bb).

F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 40%

→ P có kiểu gen (Aa, Bb) x (Aa, bb) và A, B liên kết với nhau.

Vậy lá nguyên, hoa đỏ (A-B-) = 40% thì lá xẻ, hoa đỏ (aaB-) = 10% → III đúng.

Lá xẻ, hoa đỏ + Lá xẻ, hoa trắng = tỉ lệ của tính trạng lá xẻ = 25%.

→ Lá xẻ, hoa trắng abab=25%-10%=15%=0,15.

Ở thế hệ P, cây lá nguyên, hoa trắng có kiểu gen Abab luôn cho 0,5ab và 0,5Ab.

0,15abab=0,5ab×0,3ab Tần số hoán vị = 1 - 2 x 0,3 = 0,4 = 40%  I đúng.

Cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủngAbAb có tỉ lệ là 0,2Ab ´ 0,5Ab = 10% → II đúng.

F1 có hai loại kiểu gen quy định lá nguyên, hoa trắng là AbAb;Abab IV sai.


Câu 22:

Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?
Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Giải thích: Trong các nhân tố nói trên thì cách li địa lý là nhân tố góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể. Vì cách li địa lý có vai trò ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các quần thể nên có tác dụng củng cố và tăng cường sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể.


Câu 23:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Giải thích: Vì nếu kích thước quần thể vượt mức tối đa thì bị điều chỉnh về trạng thái ổn định nhờ các hiện tượng khống chế sinh học. Do đó thường không bị diệt vong.


Câu 24:

Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là
Xem đáp án

Chọn đáp án A.


Câu 25:

Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên kết hiđro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.        Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau thì đây là đột biến điểm.

II.     Nếu đây là đột biến điểm và alen A có 500 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 499 nuclêôtit loại T.

III.  Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có tổng số axit amin bằng nhau.

IV.  Nếu alen a có 400 nuclêôtit loại X và 500 nuclêôtit loại T thì alen A có thể có chiều dài 306,34 nm.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.

I sai vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hiđro nên nếu là đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì chứng tỏ đây là đột biến thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X.

→ Không phải là đột biến điểm.

II sai vì nếu đây là đột biến điểm thì chứng tỏ đây là đột biến thêm 1 cặp A-T. Suy ra, số nuclêôtit loại T của alen a = số nuclêôtit loại A của alen A + 1 = 500 + 1 = 501.

III đúng vì nếu đột biến có thể sẽ không làm thay đổi tổng số axit amin của chuỗi pôlipeptit.

IV đúng vì alen a có tổng số 1800 nuclêôtit nên có chiều dài = 306 nm. Đây là đột biến làm tăng 2 liên kết hiđro cho nên có thể là đột biến mất 1 cặp A-T và thay 4 cặp A-T bằng 4 cặp G-X. Do đó alen a có chiều dài 306 nm thì alen A có thể có chiều dài 306,34 nm (đột biến mất 1 cặp A-T và thay 4 cặp).


Câu 27:

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng, thu được F1. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa vàng. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa vàng ở F2, xác suất để trong 2 cây này chỉ có 1 cây thuần chủng là
Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Giải thích: ★ Quy ước:        A quy định hoa vàng;              a quy định hoa đỏ.

Đời F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa vàng → cây aa có tỉ lệ = 9/16.

→ Giao tử a = 3/4; giao tử A = 1/4.

Cây hoa vàng F2 gồm có 116AA, 616Aa → Cây thuần chủng chiếm tỉ lệ là 17.

Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa vàng ở F2, xác suất để trong 2 cây được lấy chỉ có 1 cây thuần chủng là C21×17×67=1249.


Câu 28:

Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50% con cái mắt đỏ, đuôi ngắn; 23% con đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 23% con đực mắt trắng, đuôi dài; 2% con đực mắt trắng, đuôi ngắn; 2% con đực mắt đỏ, đuôi dài. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.    Đời F2 có 8 loại kiểu gen.

II.   Tất cả các cá thể F1 đều xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.

III.  Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn ở F2, xác suất thu được cá thể cái thuần chủng là 46%.

IV.  Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có số cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn chiếm 50%.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.

Tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với giới cái nên gen liên kết giới tính.

Tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 23 : 23 : 2 : 2 → Có hoán vị gen.

I đúng vì có liên kết giới tính và có hoán vị gen cho nên XABXab x XABY  sẽ cho đời con có 8 kiểu gen.

II sai vì cơ thể đực XABY không có hoán vị gen.

III đúng vì xác suất thuần chủng là 23%50%=46% .


Câu 29:

Một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.    Nếu chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình của quần thể.

II.     Nếu chỉ có hạt phấn của cây hoa vàng không có khả năng thụ tinh thì sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể.

III.  Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 3Aa : 0,7aa thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa trắng thì sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể
Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Giải thích: I đúng vì các cây cùng màu hoa giao phấn với nhau thì đấy là giao phấn không ngẫu nhiên nên sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen của quần thể, dẫn tới làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình.

II sai vì nếu hạt phấn của cây hoa vàng không có khả năng thụ tinh thì chọn lọc đang chống lại Aa. Trong trường hợp thế hệ xuất phát có tần số alen A = a = 0,5 thì chọn lọc chống lại kiểu hình trung gian không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

III đúng vì khi tần số alen và thành phần kiểu gen thay đổi một cách đột ngột thì có thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

IV đúng vì nếu chọn lọc chống lại hoa trắng (aa) thì sẽ làm thay đổi tần số alen theo hướng tăng tần số alen A và giảm tần số alen a.


Câu 30:

Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.      Tất cả các hình thức cạnh tranh đều dẫn tới có lợi cho loài.

II.     Cạnh tranh về mặt sinh sản sẽ dẫn tới làm tăng khả năng sinh sản.

III.   Nếu nguồn thức ăn vô tận thì sẽ không xảy ra cạnh tranh cùng loài.

IV.  Cạnh tranh là phương thức duy nhất để quần thể duy trì số lượng cá thể ở mức độ phù hợp với sức chứa môi trường.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Giải thích: Có 1 phát biểu đúng, đó là I.

I đúng vì cạnh tranh cùng loài thì luôn tạo động lực thúc đẩy loài tiến hóa nên có lợi cho loài.

II sai vì cạnh tranh về mặt sinh sản thì dẫn tới làm hại nhau nên làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể.

III sai vì khi thức ăn vô tận thì không xảy ra cạnh tranh về dinh dưỡng nhưng sẽ cạnh tranh về sinh sản, nơi ở,...

IV sai vì ngoài cạnh tranh thì còn có các cơ chế duy trì ổn định số lượng cá thể, đó là dịch bệnh, vật ăn thịt, ...


Câu 31:

Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B:

Trường hợp

Được sống chung

Không được sống chung

Loài A

Loài B

Loài A

Loài B

(1)

-

-

0

0

(2)

+

+

-

-

(3)

+

0

-

0

(4)

-

+

0

-

Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. (0): không ảnh hưởng gì.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.    Ở trường hợp (1), nếu A là một loài động vật ăn thịt thì B sẽ là loài thuộc nhóm con mồi.

II.   Ở trường hợp (2), nếu A là loài mối thì B có thể là loài trùng roi sống trong ruột mối.

III.  Ở trường hợp (3), nếu A là một loài cá lớn thì B có thể sẽ là loài cá ép sống bám trên cá lớn.

IV.  Ở trường hợp (4), nếu A là loài trâu thì B có thể sẽ là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.

I sai vì (1) là cạnh tranh khác loài (vì sống chung thì cả hai có hại, sống riêng rẽ thì bình thường).

II đúng vì cả hai loài A và B khi sống chung thì đều có lợi, khi tách riêng thì cả hai đều có hại. Do đó, đây là quan hệ cộng sinh.

III sai vì cả hai loài A và B là quan hệ hội sinh, trong đó loài A có lợi, còn loài B trung tính. Vì vậy, A là loài cá ép còn B là loài cá lớn.

IV đúng vì B có lợi, A có hại cho nên loài B là loài kí sinh ở trong loài A.


Câu 33:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Quan sát số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của 1 thể đột biến, thấy số lượng nhiễm sắc thể của mỗi tế bào là 14 nhiễm sắc thể. Thể đột biến này có thể thuộc bao nhiêu dạng đột biến sau đây?

I. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.                II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

III. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.             IV. Đột biến lệch bội dạng thể không.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

Tất cả các đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) không làm thay đổi số lượng NST. (Ngoại trừ đột biến chuyển đoạn Robenson có làm thay đổi số lượng NST). Đột biến số lượng NST sẽ làm thay đổi số lượng NST.


Câu 35:

Một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A2, A3, A4; Alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4; Alen A3 quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định lông trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.    Thực hiện phép lai giữa hai cá thể khác nhau, thu được F1. Nếu F1 có 2 loại kiểu hình thì chỉ có 3 loại kiểu gen.

II.   Con đực lông đen giao phối với cá thể X, thu được F1 3 loại kiểu gen. Sẽ có tối đa 3 sơ đồ lai cho kết quả như vậy.

III.  Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông trắng, có thể thu được đời con có số cá thể lông vàng chiếm 50%.

IV.  Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông vàng, thu được F1. Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 thì chỉ có 3 sơ đồ lai cho kết quả như vậy.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.

I sai vì khi F1 có 2 kiểu hình thì F1 có thể có 4 kiểu gen. Ví dụ A1A3 x A3A4.

II đúng vì khi đời con có 3 loại kiểu gen thì chứng tỏ P dị hợp và có kiểu gen giống nhau. Khi đó, chỉ có 3 sơ đồ lai là A1A2 x A1A2; A1A3 x A1A3; A1A4 x A1A4.

III đúng vì nếu cá thể lông đen đem lai phải có kiểu gen A1A3. Khi đó, đời con có 50% số cá thể lông vàng (A3A4).

IV sai vì có 5 sơ đồ lai cho kết quả 1:1 (đó là: A1A2 x A3A3 hoặc A1A3 x A3A3 hoặc A1A4 x A3A3 hoặc A1A2 x A3A4 hoặc A1A3 x A3A4).


Câu 36:

Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; BB quy định hoa đỏ; Bb quy định hoa vàng; bb quy định hoa trắng; D quy định quả to trội hoàn toàn so với d quy định quả nhỏ; các cặp gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Cho 2 cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình: 3 : 1. Có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai thỏa mãn?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Giải thích:

♦   Bước 1: Phân tích tỉ lệ 3:1 = (3:1) x 1 x 1.

♦  Bước 2: Tìm số phép lai cho từng cặp tính trạng.

Vì cặp gen Bb trội không hoàn toàn nên không thể có đời con với tỉ lệ 3:1.

→ Tính trạng màu hoa phải có tỉ lệ 100%

→ Có 3 sơ đồ lai, đó là (BB x BB; BB x bb; bb x bb).

Hai cặp tính trạng còn lại đổi vị trí cho nhau.

Để đời con có kiểu hình 100% A- thì kiểu gen của P gồm 4 sơ đồ lai

(AA x AA; AA x Aa; AA x aa; aa x aa).

Để đời con có kiểu hình 3D-: 1dd thì P chỉ có 1 kiểu gen là (Dd ´ Dd).

♦   Bước 3: Số sơ đồ lai = C21 x (2TT + 1GP) x (2TT + 2GP) x 1TT

= 2 x (3 x 4 x 1 + 1 x 2) = 28 sơ đồ lai.

Câu 37:

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hình hoa vàng, khi chỉ có alen trội B thì kiểu hình hoa hồng, khi có hoàn toàn alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác định được kiểu gen của một cây đỏ T thuộc loài này?

I.    Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng thuần chủng.

II.   Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen.

III.  Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen.

IV.  Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng.

V.    Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.

VI.  Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Giải thích: Có 2 trường hợp, đó là II và V.

I sai vì khi cây A-B- giao phấn với cây AAbb thì không thể xác định được cặp gen AA hay Aa của cây T.

II đúng vì khi giao phấn với cây AaBb thì sẽ biết được kiểu gen của cây T.

III sai vì khi giao phấn với cây AABb hoặc AaBB thì ở cặp gen đồng hợp không thể xác định được kiểu gen của cây T.

IV sai vì giao phấn với cây aaBB thì cũng không xác định được kiểu gen của cây T về cặp gen BB hay Bb.

V đúng vì khi lai với cây Aabb thì dựa vào kiểu hình đời con sẽ biết được kiểu gen của cây T.

VI sai vì khi lai với cây AABB thì đời con luôn có 100% A-B- nên không thể biết được kiểu gen của cây T.


Câu 38:

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Gen A có tác động gây chết ở giai đoạn phôi khi trạng thái đồng hợp tử trội. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.     Trong số các cây hoa đỏ, có tối đa 2 loại kiểu gen.

II.    Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được F1 có 50% số cây hoa đỏ.

III.  Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng thì sẽ thu được F­1 có 25% số cây hoa trắng.

IV.  Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất 1/5.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Giải thích: ★ Quy ước gen: AaB- quy định hoa đỏ;

Aabb hoặc aaB- quy định hoa vàng;               aabb quy định hoa trắng.

I đúng vì cây hoa đỏ có kí hiệu AaB- nên chỉ có 2 kiểu gen.

II đúng vì AaBb x AaBb thì ở đời con có kiểu hình hoa đỏ (AaB-) có tỉ lệ là 23×34=12

(Giải thích: Aa x Aa thì sẽ cho đời con có 2/3 Aa. Vì AA bị chết ở giai đoạn phôi).

III đúng vì AaBb x aabb thì sẽ cho đời con có số cây hoa trắng (aabb) chiếm tỉ lệ 25%.

IV đúng vì AaBb x AaBb thì ở đời con có kiểu hình hoa vàng (Aabb + aaB-) có tỉ lệ là 23×14+13×34=512 . Trong số các cây hoa vàng thì cây thuần chủng (aaBB) có tỉ lệ là 13×14=112 → Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được số cây thuần chủng là 112:512=15=20% 

Câu 39:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có hai alen trội A và B quy định hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A và B lần lượt là 0,4 và 0,5. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.   Quần thể có tỉ lệ kiểu hình là: 13 cây hoa đỏ : 12 cây hoa trắng.

II.   Lấy ngẫu nhiên một cá thể, xác suất được cá thể không thuần chủng là 13/50.

III.  Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/12.

IV.  Lấy ngẫu nhiên một cây hoa trắng, xác suất thu được cây thuần chủng là 11/26.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.

★   Quy ước:     A-B- : hoa đỏ                          A-bb + aaB- + aabb : hoa trắng

Quần thể có tần số A = 0,4 → Tần số alen a = 1 - 0,4 = 0,6.

Quần thể có tần số B = 0,5 → Tần số alen b = 1 - 0,5 = 0,5.

Quần thể cân bằng có cấu trúc: (0,42AA : 2.0,4.0,6Aa : 0,62aa)(0,52BB : 2.0,5.0,5Bb : 0,52bb)

hay (0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa)(0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb) →1625A-:925aa34B-:14bb.

★   Xét các phát biểu của đề bài:

I sai vì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ là 1625×34=1225.

Tỉ lệ kiểu hình hoa trắng là 1-1225=1325.

→ Quần thể có tỉ lệ kiểu hình là 12 cây hoa đỏ : 13 cây hoa trắng.

II sai. Lấy ngẫu nhiên một cá thể, xác suất được cá thể thuần chủng là

AABB + AAbb + aaBB + aabb =425×14+425×14+925×14+925×14=1350.

→ Xác xuất không thuần chủng là 1-1350=3750.

III đúng. Cây hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen AABB = 425×14=125.

 Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 125:1225=112.

Ở một loài thực vật tính trạng (ảnh 1) IV đúng. Cây hoa trắng thuần chủng là:

Aabb + aaBB + aabb =425×14+925×14+925×14=1150.

Lấy ngẫu nhiên một cây hoa trắng, xác suất thu được cây thuần chủng là 1150:1325=1126.


Câu 40:

Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người, mỗi bệnh đều do một gen có 2 alen quy định; Gen quy định bệnh B nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Phả hệ ở hình dưới đây (ảnh 1)

I.    Xác định được kiểu gen của 7 người.

II.   Xác suất sinh con thứ 3 là con trai bị cả hai bệnh của cặp 8 - 9 là 12,5%.

III.  Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh B của cặp 12 - 13 là 5/48.

IV.  Xác suất sinh 2 con đều không bị bệnh của cặp 12 - 13 là 5/128.

Xem đáp án

Chọn Đáp án C.

Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

★   Cặp vợ chồng số 6 - 7 đều không bị bệnh A nhưng sinh con gái số 11 bị bệnh A.

→ Bệnh A do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Bệnh A: A quy định bình thường, a quy định bị bệnh.

♦ Cặp vợ chồng 1 - 2 không bị bệnh B, sinh con số 5 bị bệnh B.

→ Bệnh B do gen lặn quy định.

Bệnh B: B quy định bình thường, b quy định bị bệnh.

Theo đó, ta có:

I đúng, về bệnh B, xác định được kiểu gen của 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,11,12.

Về bệnh A, xác định được kiểu gen của 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14.

→ Kiểu gen cả hai tính trạng: có 7 người là (4, 6, 7, 8, 9, 10, 11).

II đúng. Người số 8 có kiểu gen aaXBXb; người số 9 có kiểu gen AaXBY.

→ Xác suất sinh con thứ 3 là con trai bị cả hai bệnh của cặp 8 - 9 là 12×14=18=12,5%.

III đúng. Xác suất sinh con của cặp 12 -13:

♦   Bệnh A: xác suất KG của người 12 là 13AA; 23Aa. Xác suất KG của người 13 là Aa.

→ Sinh con bị bệnh A = 16 ; sinh con không bị bệnh A = 56.

♦   Bệnh B: người số 12 có kiểu gen XBY; Người số 13 có kiểu gen 12XBXB : 12XBXb.

→ Xác suất sinh con bị bệnh B là 12×14=18; không bị bệnh B là 78.

→ Xác suất sinh con chỉ bị bệnh B là 56×18=548.

IV sai vì sinh con bị 2 không bệnh thì có 4 khả năng xác suất của bố mẹ.

♦ Trường hợp 1: Người 12 là 2/3AaXBY ; người 13 là l/2AaXBXb

→ 2 con không bị bệnh =23×12×342×342=27256.

♦ Trường hợp 2: Người 12 là 2/3AaXBY; người 13 là l/2AaXBXB

→ 2 con không bị bệnh =23×12×342×12=316.

♦ Trường hợp 3: Người 12 là 1/3AAXBY; người 13 là l/2AaXBXb

→ 2 con không bị bệnh =13×12×12×342=332.

♦ Trường hợp 4: Người 12 là 1/3AAXBY; người 13 là l/2AaXBXB

→ 2 con không bị bệnh =13×12×12×12=16.

→ Xác suất là 27256+316+332+16=425768.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan