[Năm 2022] Đề minh họa môn Sinh THPT Quốc gia có lời giải (25 đề)
Đề số 16
-
5639 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Giải thích: Vì O2 được thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ O2 của nước.
Câu 2:
Câu 4:
Giải thích: Anti côđon 3’UAX5’ khớp bổ sung với côđon 5’AUG3.
Câu 5:
Giải thích: Một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại tARN được gọi là gen
Câu 6:
Giải thích: Khi cho hai cây lưỡng bội có kiểu gen Aa tự thụ phấn thì thu được F1 có kiểu gen AA, Aa và aa. Trong lần nguyên phân đầu tiên của các hợp tử F1 đã xảy ra đột biến tứ bội hóa sẽ tạo ra cơ thể tứ bội có kiểu gen tăng gấp đôi so với dạng lưỡng bội là AAAA, AAaa và aaaa. → Đáp án A.
Câu 7:
Giải thích: Cơ thể thuần chủng là cơ thể có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen.
Câu 8:
Giải thích: Nếu không có đột biến thì cơ thể có kiểu gen XDEY cho hai loại giao tử là XDE và Y.
Câu 9:
Giải thích: F1 tự thụ phấn: AaBb × AaBb = (Aa× Aa) (Bb × Bb) = (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB:2Bb:1bb)
→ Tỉ lệ cây hoa trắng = 1/4 × 1/4 = 1/16 = 6,25%.
Câu 10:
Giải thích: A đúng. Hoán vị gen do trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể nên tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
B đúng. Do trao đổi chéo nên các gen tốt nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau có dịp gặp nhau và tổ hợp lại với nhau.
C đúng. Nghiên cứu tần số hoán vị có thể lập được bản đồ di truyền.
D sai. Hoán vị gen chỉ thay đổi vị trí của gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng mà không làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Câu 11:
Câu 13:
Giải thích: Vì vịt trời và vịt nhà là thuộc 2 loài khác nhau cho nên không được gọi là di nhập gen. Di nhập gen là sự di cư 1 nhóm cá thể từ quần thể này sang quần thể khác của cùng 1 loài.
Câu 14:
Giải thích: Loài người xuất hiện vào kỉ thứ Tư của đại Tân sinh
Câu 15:
Giải thích: Vì khi mật độ tăng và khan hiếm nguồn sống thì sinh vật cạnh tranh nhau để sống.
Câu 16:
Giải thích: A sai. Vì ở mối quan hệ kí sinh thì một loài có hại và loài kia có lợi.
B sai. Vì ở mối quan hệ hợp tác thì cả hai loài cùng có lợi, và không nhất thiết phải có nhau.
D sai. Vì ở mối quan hệ ức chế, cảm nhiễm thì một loài không có lợi cũng không có hại, 1 loài có hại.
Câu 17:
Trong quá trình quang hợp, giả sử cây tổng hợp được 1000 phân tử glucôzơ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây đã hấp thụ 6000 phân tử CO2.
II. Cây đã quang phân li 12000 phân tử nước.
III. Cây đã giải phóng 6000 phân tử O2.
IV. Pha tối đã tạo ra 6000 phân tử nước.
Chọn đáp án D
Giải thích: Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
Phương trình quang hợp là 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O.
Dựa theo tỉ lệ về số mol của các chất tham gia phương trình quang hợp, ta có:
1000 phân tử glucôzơ (C6H12O6) thì sử dụng 600 phân tử CO2; sử dụng 12000 phân tử nước; giải phóng 6000 phân tử O2; tạo ra 6000 phân tử nước.
Câu 18:
Trong giờ thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người. Một học sinh lớp 11 đã tiến hành đo nhịp tim, huyết áp, nhịp thở ở 2 thời điểm. Thời điểm 1 (trạng thái nghỉ ngơi); thời điểm 2 (sau khi chạy tại chổ 5 phút). Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về các chỉ tiêu sinh lí của bạn học sinh trên?
I. Nhịp tim ở thời điểm 2 thấp hơn thời điểm 1.
II. Thân nhiệt ở thời điểm 2 thấp hơn thời điểm 1.
III. Nhịp thở ở thời điểm 2 cao hơn thời điểm 1.
IV. Huyết áp ở thời điểm 2 cao hơn thời điểm 1.
Chọn đáp án B
Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án B.
Vì thời điểm 2 (sau khi chạy 5 phút) xảy ra co cơ chân, cơ tay nên nhu cầu năng lượng tăng lên, dẫn tới tăng nhịp tim, thân nhiệt tăng, tăng nhịp thở, tăng huyết áp.
Câu 19:
Chọn đáp án C
Giải thích: A sai. Vì một mã di truyền chỉ có thể mã hoá cho một axit amin (trừ mã kết thúc).
B sai. Vì đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtít là A, U, G, X.
D sai. Vì phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn.
Câu 20:
Chọn đáp án A
Giải thích: A đúng. Vì đột biến lệch bội ở động vật thường dễ dẫn tứi gây chết.
B sai. Tam bội không có khả năng sinh sản hữu tính nhưng vẫn có khả năng sinh sản vô tính.
C sai. Vì đột biến mất đoạn NST làm mất gen → Làm NST ngắn đi
D sai. Vì đột biến đảo đoạn làm thay đổi cấu trúc NST do làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST.
Câu 21:
Chọn đáp án C
Giải thích: Giao tử Ab = 26% thì suy ra đây là giao tử liên kết. → P có kiểu gen Ab−−−aBAb_aB và tần số hoán vị = 1 - 2×0,26 = 0,48 = 48%.
Câu 22:
Vì đột biến tạo ra alen mới; Di – nhập gen có thể sẽ mang đến kiểu gen mới và alen mới.
Câu 23:
Chọn đáp án C
Giải thích: A sai vì cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể, tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.
B sai vì cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi mật độ cá thể cao và môi trường không cung cấp đủ nguồn sống.
D sai vì cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân thúc đẩy quá trình tiến hóa của quần thể.
Câu 24:
Chọn đáp án B
Giải thích: Năng lượng sóng, năng lượng thủy triều, năng lượng mặt trời, .. là những nguồn năng lượng vĩnh cửu.
Câu 25:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiểu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong các loại đột biến gen, đột biến mất một cặp nuclêôtit luôn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
II. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vùng mã hóa của gen chỉ làm thay đổi một bộ ba ở trên phân tử mARN mà không làm thay đổi các bộ ba khác.
III. Nếu quần thể không có sự tác động của các tác nhân gây đột biến, không có di - nhập gen thì không có thêm alen mới.
IV. Trong giảm phân, nếu phát sinh đột biến gen thì alen đột biến có thể sẽ được di truyền cho đời sau.
Chọn đáp án B
Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án B.
I sai. Vì nếu đột biến thay thế xảy ra ở bộ ba mở đầu của chuỗi polipeptit sẽ làm cho chuỗi polipeptit có thể không được tổng hợp. → có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn đột biến mất 1 cặp nucleotit.
II đúng. Vì thay thế một cặp nucleotit thì chỉ làm thay đổi 1 bộ ba ở vị trí đột biến.
III sai. Vì không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến và do đó vẫn có thể có thêm alen mới.
IV đúng. Vì giảm phân sẽ tạo ra giao tử và giao tử có thể sẽ mang alen đột biến.
Câu 26:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến tam bội.
II. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến lệch bội dạng thể ba.
Chọn đáp án C
Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án C.
- Tất cả các đột biến số lượng NST (đa bội, lệch bội) đều làm thay đổi số lượng NST.
- Các đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) Không làm thay đổi số lượng NST.
(Ngoại trừ đột biến chuyển đoạn Robenson có làm thay đổi số lượng NST).
Câu 27:
Chọn đáp án B
Giải thích: Đáp án B. Hai cây có kiểu hình khác nhau thì không thể cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1.
Hai cây P có kiểu hình khác nhau thì sẽ có các trường hợp:
- Đời con có 1 loại kiểu hình (Nếu P là AABB lai với cây khác hoặc P là AAbb lai với cây aaBB).
- Đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1 (Nếu P là AABb lai với cây --bb) hoặc có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1 (Nếu P là AABb lai với cây --Bb).
- Đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:3:1:1 (Nếu P là AaBb lai với cây aaBb) hoặc có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1 (Nếu P là AaBb lai với cây aabb).
Câu 28:
Một cơ thể đực có kiểu gen giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Phát biểu nào sau đây sai?
Chọn đáp án C
Giải thích: Cơ thể có 3 cặp gen nhưng chỉ có 2 cặp gen dị hợp.
A đúng. 1 tế bào giảm phân có hoán vị gen sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ như nhau.
B đúng. Tỉ lệ giao tử = (2 × 3 – 1) : (2 × 3 – 1) : 1 : 1 = 5 : 5 : 1 : 1.
C sai. Tỉ lệ giao tử = (2 × 4 – 2) : (2 × 4 – 2) : 2 : 2 = 3 : 3 : 1 : 1.
D đúng. Tỉ lệ giao tử = (2 × 5 – 5) : (2 × 5 – 5) : 5 : 5 = 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 29:
Ở một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và ở thế hệ xuất phát có tần số alen a gấp 4 lần tần số alen A. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ và kiểu hình hoa trắng sẽ tăng dần, tỉ lệ kiểu hình hoa vàng sẽ giảm dần.
II. Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh thì tần số alen A sẽ giảm dần.
III. Nếu ở F2, quần thể có tần số A bằng 4 lần tần số a thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì tần số alen a sẽ tăng lên.
Chọn đáp án B
Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án B.
I đúng. Vì các cây cùng màu hoa giao phấn với nhau thì đấy là giao phấn không ngẫu nhiễn. Giao phấn không ngẫu nhiên sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen của quần thể theo hướng giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp (giảm hoa vàng) và tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp (tăng hoa đỏ và hoa trắng).
II sai. Vì nếu hạt phấn của cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh thì chọn lọc đang chống lại alen a. Do đó sẽ làm giảm tần số alen a và tăng tần số alen A.
III đúng. Vì khi tần số alen thay đổi một cách đột ngột thì có thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
IV đúng. Vì nếu chọn lọc chống lại hoa vàng (Aa) thì sẽ làm thay đổi tần số alen theo hướng tăng tần số alen a và giảm tần số alen A.
Câu 30:
I. Quần thể N là con mồi, quần thể M là vật ăn thịt.
II. Năm 1885, kích thước quần thể M và N đều ở mức tối đa.
III. Nếu loài N bị tuyệt diệt thì loài M sẽ giảm số lượng hoặc bị tuyệt diệt.
IV. Số lượng cá thể của quần thể M bị số lượng cá thể của quần thể N khống chế.
Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án A.
I đúng. Vì N có số lượng nhiều hơn nên N là con mồi.
II sai. Vì năm 1863, loài N có số lượng cá thể nhiều hơn năm 1885.
III đúng. Vì N là con mồi, M là vật ăn thịt. Cho nên khi N bị tuyệt diệt thì vật ăn thịt sẽ bị tuyệt diệt hoặc bị giảm số lượng.
IV đúng. Vì vật ăn thịt và con mồi là hai loài khống chế lẫn nhau.
Câu 31:
Một cây dây leo sống bám trên cây thân gỗ nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây thân gỗ. Một phần thân của cây dây leo này phồng lên tạo thành khoang trống là nơi kiến làm tổ và sinh sống. Sâu đục thân cây thân gỗ và sâu đục thân cây dây leo là nguồn thức ăn của kiến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mối quan hệ giữa cây dây leo và kiến là quan hệ hợp tác.
II. Mối quan hệ giữa cây dây leo và cây thân gỗ là quan hệ hội sinh.
III. Có tối thiểu 3 mối quan hệ mà ở mối quan hệ đó có ít nhất 1 loài có lợi.
IV. Nếu số lượng kiến giảm thì cây dây leo vẫn phát triển bình thường.
Chọn đáp án B
Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án B.
I đúng. Vì cây dây leo phồng lên tạo khoang trống cho kiến làm tổ và sinh sống. Mặt khác, kiến lại ăn sâu đục thân cây dây leo nên cả kiến và cây dây leo đều giúp nhau, hợp tác với nhau cùng có lợi.
II đúng. Vì cây dây leo bám lên cây thân gỗ nhưng không gây hại cho cây thân gỗ nên đây là quan hệ hội sinh.
III đúng. Vì kiến ăn sâu đục thân; sâu đục thân lại ăn cây thân gỗ, ăn cây dây leo cho nên có 3 mối quan hệ kí sinh.
IV sai. Vì khi số lượng kiến giảm thì sâu đục thân phát triển cho nên cây dây leo sẽ bị sâu tấn công gây hại.
Câu 32:
Theo lí thuyết,có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong lưới thức ăn có 1 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
II. Trong lưới thức ăn có 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
III. Trong lưới thức ăn có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Trong lưới thức ăn này, cơ thể có sinh khối lớn nhất là cáo.
Chọn đáp án B
Giải thích: Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án B.
I đúng. Vì chỉ có Cáo là bậc dinh dưỡng cấp 4.
II đúng. Vì có 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2, đó là chuột, châu chấu, thỏ, chim sẽ.
III đúng. Vì có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3, đó là cú mèo, chim sẽ, cáo.
IV đúng. Vì cáo có kích thước cơ thể lớn nhất.
Câu 33:
Cho biết các côđon mã hóa axit amin như sau:
Côdon |
5’AUG3’ |
5’UAA3’, 5’UAG3’ 5’UGA3’ |
5’GAU3’ 5’GAX3’ |
5’UAU3’ 5UAX3’ |
5’AGU3’ 5’AGX3’ |
5’XAU3’ 5’XAX3’ |
Axit amin |
Metionin |
Kết thúc |
Aspactic |
Tirozin |
Xerin |
Histidin |
Một đoạn mạch mã gốc của alen D có trình tự nucleotit là: 3’TAX XTA GTA ATG TXA ……ATX5’. Alen D bị đột biến tạo ra 4 alen mới. Biết rằng đột biến không làm thay đổi mức độ hoạt động của các alen và trình tự nucleotit của các alen là:
D1: 3’TAX XTA GTG ATG TXA ……ATX5’.
D2: 3’TAX XTG GTA ATG TXA ……ATX5’.
D3: 3’TAX XTA GTA ATG TXG ……ATX5’.
D4: 3’TAX XTA GTA GTG TXA ……ATX5’.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen D1 và alen D3 có tổng liên kết hidro bằng nhau.
II. Cá thể mang kiểu gen D3D3 có kiểu hình giống cá thể mang kiểu gen D4D4.
III. Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit do alen D1 quy định là Met-Asp-His-Tir-Xer.
IV. Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit do alen D4 quy định là Met-Asp-His-Tir-Xer.
Chọn đáp án B
Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II. → Đáp án B.
I đúng. Vì so sánh alen D1 với alen D3 thì chúng ta thấy D3 chỉ khác D1 ở cặp nucleoti số 9 và cặp ở vị trí số 15. Hoán đổi vị trí giữa 9 và 15 cho nhau, nên số lượng, thành phần các loại nucleotit của 2 alen này là giống nhau.
II đúng. Vì D4 khác D3 ở cặp nucleotit số 15, làm cho côđon AGX (quy định Xerin) do alen D3 quy định được thay bằng côđon AGU (quy định Serin) ở alen D4.
III sai. Vì alen D1 có trình tự 3’TAX XTA GTG ATG TXA ……ATX5’ nên phân tử mARN là 5’AUG GAU XAX UAX AGU… UAG3’. Do đó trình tự các axit amin là Met – Asp – His – Tir - Asp.
IV sai. Vì alen D4 có trình tự 3’TAX XTA GTA GTG TXA ……ATX5’ nên phân tử mARN là 5’AUG GAU XAU XAX AGU… UAG3’. Do đó trình tự các axit amin là Met – Asp – His – His – Xer.
Câu 34:
Một loài thực vật, thực hiện phép lai: AABB × aabb, thu được các hợp tử F1. Gây đột biến tứ bội hóa F1 với hiệu suất 30% tạo ra các cây F1. Các cây F1 đều giảm phân bình thường và thể tứ bội chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ giao tử mang 1 alen lặn chiếm tỉ lệ 5/12.
II. Tỉ lệ giao tử mang toàn alen trội chiếm tỉ lệ 11/60.
III. Tỉ lệ giao tử mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ 13/40.
IV. Tỉ lệ giao tử mang ít nhất 1 alen trội chiếm tỉ lệ 49/60.
Chọn đáp án D
Giải thích: Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
Hợp tử F1 có kiểu gen AaBb. Các hợp tử F1 bị đột biến với tần số 30% thì trong số các cây F1 sẽ có 70%AaBb và 30%AAaaBBbb.
- Tỉ lệ giao tử mang toàn alen trội = 70% × 1/4 + 30% × 1/36 = 11/60.
- Tỉ lệ giao tử mang 1 alen lặn = = 70% × 1/2 + 30% × 2/9 = 5/12.
- Tỉ lệ giao tử có 2 alen trội = 70% × 1/4 + 30% × 1/2 = 13/40.
- Loại giao tử mang ít nhất 1 alen trội = 1 – loại giao tử không mang alen trội nào = 1 – 11/60 = 49/60.
Câu 35:
Một loài có bộ NST 2n, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét 2 cặp gen dị hợp tử. Giả sử trong quá trình giảm phân ở một cơ thể không xảy ra đột biến nhưng vào kì đầu của giảm phân I, ở mỗi tế bào có hoán vị gen ở nhiều nhất là 1 cặp NST tại các cặp gen đang xét. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu tạo ra tối đa 192 loại giao tử thì sẽ có 32 loại giao tử liên kết.
II. Nếu tạo ra tối đa 4608 loại giao tử hoán vị thì sẽ có 512 loại giao tử liên kết.
III. Nếu tạo ra tối đa 64 loại giao tử liên kết thì sẽ có tối đa 448 loại giao tử.
IV. Nếu tạo ra tối đa 10240 loại giao tử hoán vị thì mỗi cặp NST sẽ có tối đa 1024 loại giao tử.
Chọn đáp án C
Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án C.
I. Nếu tạo ra tối đa 192 loại giao tử thì (n+1).2n = 192. → n = 5. Do đó số loại giao tử liên kết = 25 = 32.
II. Nếu tạo ra tối đa 4608 loại giao tử hoán vị thì (n).2n = 4608. → n = 9. Do đó sẽ có số loại giao tử liên kết = 29 = 512.
III. Nếu tạo ra tối đa 64 loại giao tử liên kết thì 2n = 64. → n = 6. Do đó, Số loại giao tử tối đa = (6+1).26 = 448.
IV. Nếu tạo ra tối đa 10240 loại giao tử hoán vị thì (n).2n = 10240. → n = 10. Cần chú ý rằng, mỗi cặp NST chỉ có 2 cặp gen dị hợp nên mỗi cặp NST sẽ có tối đa 4 loại giao tử. → IV sai.
Câu 36:
Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chống chịu kim loại nặng trội hoàn toàn so với alen b không có khả năng chống chịu kim loại nặng. Cho các cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Tiến hành lấy tất cả các cây thân cao ở F1 trồng ở vùng đất ô nhiễm kim loại nặng để tạo rừng trồng trên đất ô nhiễm. Các cây này lớn lên giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F2 có tổng số 90000 cây. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2 có 40000 cây dị hợp tử 1 cặp gen.
II. Ở F2 có 20000 cây đồng hợp tử 2 cặp gen.
III. Các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên thì ở F3 có số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 1/9.
IV. Lấy 1 cây thân cao ở F2, xác suất thu được cây đồng hợp 2 cặp gen là 25%.
Chọn đáp án C
Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án C.
Cây thân cao, chịu mặn (1/3AA : 2/3Aa)(1/3BB : 2/3Bb). Khi giao phấn ngẫu nhiên thì F2 có tỉ lệ kiểu gen là (4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa)(4/9BB : 4/9Bb : 1/9bb). Vì bb bị chết nên tỉ lệ kiểu gen ở các cây F2 là (4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa)(1/2BB : 1/2Bb).
- Ở các cây F2, cây dị hợp 1 cặp gen (AABb, aaBb, AaBB) chiếm tỉ lệ = 5/9×1/2 + 4/9×1/2 = 1/2. → Số cây dị hợp 1 cặp gen = 1/2×90000 = 45000 cây. → I sai.
- Ở các cây F2, cây đồng hợp 2 cặp gen (AABB, aaBB) chiếm tỉ lệ = 5/9×1/2 = 5/18. → Số cây đồng hợp 2 cặp gen = 5/18×90000 = 25000 cây. → II sai.
- Các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen về chiều cao ở F3 là (4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa). → Ở các cây F3, cây thân cao chiếm tỉ lệ 8/9. → III đúng.
- Lấy 1 cây thân cao ở F2, xác suất thu được cây đồng hợp 2 cặp gen = = 1/4 = 25%. → IV đúng.
Câu 37:
Một loài thực vật, xét 2 tính trạng là chiều cao thân và màu sắc hoa, mỗi tính trạng do 1 gen quy và alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) đều có thân cao, hoa đỏ và dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1?
I. Mỗi tính trạng đều có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1.
II. Nếu kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở F1 chỉ có 1 loại kiểu gen quy định thì hai cây P phải có kiểu gen giống nhau.
III. Nếu F1 có 4 loại kiểu gen với tỉ lệ bằng nhau thì hai cây P phải có kiểu gen khác nhau.
IV. Nếu F1 có 7 kiểu gen thì kiểu hình thân cao, hoa đỏ chỉ có 3 kiểu gen quy định.
Chọn đáp án B
Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án B.
IV sai. Vì F1 có 7 kiểu gen thì chứng tỏ P có hoán vị ở 1 cơ thể.
Nếu P là và có hoán vị ở một giới tính thì F1 có 7 kiểu gen và kiểu hình A-B- có 4 kiểu gen quy định.
Nếu P là và có hoán vị ở cơ thể thì F1 có 7 kiểu gen và kiểu hình A-B- có 3 kiểu genCâu 38:
Ở một loài thú, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen b quy định lông trắng; Alen D quy định có sừng trội hoàn toàn so với alen d quy định không sừng. Thực hiện phép lai P: , thu được F1 có tổng số cá thể thân cao, lông đen, có sừng và cá thể thân thấp, lông trắng, không sừng chiếm 41,5%. Biết không xảy ra đột biến và có hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau.
I. Trong tổng số con cái thân cao, lông đen, có sừng ở F1, số cá thể đồng hợp tử 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/27.
II. Ở F1 có số cá thể thân cao, lông đen, không sừng chiếm tỉ lệ 13,5%.
III. Ở F1 có số cá thể đực thân cao, lông đen, có sừng chiếm tỉ lệ 13,5%.
IV. Trong tổng số cá thể thân cao, lông đen, có sừng ở F1, số cá thể cái đồng hợp tử 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 2/81.
Chọn đáp án A
Giải thích: Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án A.
Phép lai =
F1 có 46,75% số cá thể thân cao, lông đen, có sừng (A-B-D-) và cá thể thân thấp, lông trắng, không sừng (aabbdd)
Ta có: (0,5 + ) × 0,75 + × 0,25 = 0,415.
Giải ra ta được = 0,415 – 0,375 = 0,04.
cho đời con có 0,04 = 0,4ab × 0,1ab.
I. Trong tổng số con cái thân cao, lông đen, có sừng ở F1, số cá thể đồng hợp tử 3 cặp gen chiếm tỉ lệ = = 1/27.
II. Ở F1 có số cá thể thân cao, lông đen, không sừng (A-B-dd) chiếm tỉ lệ = 0,54×1/4 = 0,135 = 13,5%.
III. Ở F1 có số cá thể đực thân cao, lông đen, có sừng (A-B-XDY) chiếm tỉ lệ = 0,54×1/4 = 0,135 = 13,5%.
IV. Trong tổng số cá thể thân cao, lông đen, có sừng (A-B-D-) ở F1, số cá thể cái đồng hợp tử 3 cặp gen chiếm tỉ lệ = = 2/81.
Câu 39:
I. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình 5 cao : 4 thấp.
II. Quần thể có 3 kiểu gen quy định kiểu hình thân thấp.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cây, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
IV. Nếu các cá thể thuần chủng không có khả năng sinh sản thì cấu trúc di truyền của quần thể F1 vẫn không thay đổi so với P.
Chọn đáp án D
Giải thích: Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
Vì A1A1 = A2A2 = 1/9 cho nên suy ra A1 = A2 = 1/3. Từ đó suy ra A3 = 1/3.
Như vậy, các alen có tần số bằng nhau.
Khi tần số các alen bằng nhau thì đồng hợp = bình phương các tần số = (1/3)2 + (1/3)2 + (1/3)2 = 1/3.
→ Kiểu hình thân cao (A1-) có tỉ lệ = 1 – (2/3)2 = 5/9. → Tỉ lệ kiểu hình là 5 cao : 4 thấp. → I đúng.
Vì kiểu hình thân thấp có 2 alen quy định là A2 và A3 cho nên có 3 kiểu gen quy định thân thấp. → II đúng.
III đúng. Vì các tần số alen bằng nhau cho nên kiểu gen thuàn chủng chiếm tỉ lệ = 1/9 + 1/9 + 1/9 = 1/3.
IV đúng. Vì ở quần thể này, tần số các alen bằng nhau nên khi loại bỏ các kiểu gen đồng hợp thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, quá trình ngẫu phối thì sẽ thiết lập lại trạng thái cân bằng giống như lúc ban đầu.
Câu 40:
Biết rằng không xảy ra đột biến, có 1 bệnh do gen nằm trên NST X quy định và người số 8 có mang alen bệnh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 10 người chưa xác định được chính xác kiểu gen.
II. Cặp 14-15 sinh con gái mang alen bệnh với xác suất 11/36.
III. Cặp 14-15 sinh con chỉ bị 2 bệnh với xác suất 5/48.
IV. Cặp 14-15 sinh con chỉ mang alen bệnh 1 với xác suất 1/18.
Chọn đáp án C
Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án C.
- Số 1 và 2 không bị bệnh P nhưng sinh con gái số 5 bị bệnh 2. Do đó, bệnh P do alen lặn quy định và không liên kết giới tính.
- Người số 6 không mang alen gây bệnh 1 nhưng sinh con trai số 12 bị bệnh 1. Điều này chứng tỏ bệnh 1 do alen lặn quy định và gen nằm trên X.
Quy ước gen: a quy định bệnh 1, b quy định bệnh 2.
- Về bệnh 1, xác định được kiểu gen của số 1 (XAY), số 2 (XAXa), số 4 (XaY), số 5 (XAXa), số 6 (XAY), số 8 (XAY), số 9 (XAXa); số 10 (XAY), số 12 (XaY), số 15 (XAY).
Về bệnh 2, xác định được kiểu gen của số 1 (bb), số 2 (Bb), số 5 (bb), số 6 (Bb), số 7 (Bb), số 8 (Bb), số 9 (Bb), số 10 (Bb), số 11 (bb), số 12 (Bb), số 16 (bb).
Như vậy, xét chung cả 2 bệnh thì biết được kiểu gen của 8 người, đó là 1, 2, 5, 6, 8, 9, 10, 12. → Có 9 người chưa biết được kiểu gen. → I sai.
Kiểu gen của người 14, 15:
Bệnh 1: Số 7 có xác suất kiểu gen 1/2XAXA : 1/2XAXa. Số 8 có kiểu gen XAY nên con gái số 14 có thành phần kiểu gen là: 3/4XAXA : 1/4XAXa. Số 15 có kiểu gen XAY cho nên cặp 14-15 sinh con có tỉ lệ kiểu gen là 7/16XAXA : 1/16XAXa : 7/16XAY : 1/16XaY.
Bệnh 2: Số 7 có kiểu gen Bb; Số 8 có kiểu gen Bb cho nên số 14 có kiểu gen 2/3Bb : 1/3BB. Số 15 có kiểu gen 1/3BB : 2/3Bb. Sinh con có tỉ lệ kiểu gen là 4/9BB : 4/9Bb : 1/9bb.
- Cặp 14-15 sinh con gái mang alen gây bệnh với xác suất = 1/2 – con gái không mang alen bệnh = 1/2 – 7/16×4/9 = 11/36.
- Cặp 14-15 sinh con chỉ bị bệnh 2 với xác suất = 1/9×15/16 = 5/48.
- Cặp 14-15 sinh con chỉ mang alen bệnh 1 với xác suất = 4/9×1/8 = 1/18.