Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO

Đề số 24

  • 3878 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người
Xem đáp án

Đáp án B

Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người miệng→thực quản→ dạ dày→ ruột non→ ruột già→ hậu môn.


Câu 2:

Trong điều kiện môi trường nhiệt đới, thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3
Xem đáp án

Đáp án D

Trong điều kiện môi trường nhiệt đới, thực vật C có năng suất cao hơn thực vật C3vì không có hô hấp sáng. Ở thực vật C3 có hô hấp sáng đã làm giảm 50% sản phẩm quang hợp.


Câu 3:

Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng
Xem đáp án

Đáp án D

Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng (ảnh 1)

Câu 4:

Ngoài chức năng vận chuyển axit amin, ARN vận chuyển còn có chức năng quan trọng là
Xem đáp án

Đáp án D

Ngoài chức năng vận chuyển axit amin, ARN vận chuyển còn có chức năng quan trọng là nhận ra bộ ba mã sao tương ứng trên ARN thông tin theo nguyên tắc bổ sung.


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu sai về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực là: C

Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ADN và protein histon.


Câu 6:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở Ecoli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách

Xem đáp án

Đáp án A

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở Ecoli, khi môi (ảnh 1)

Khi môi trường không có lactose:

+ Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế

+ protein ức chế liên kết vào vùng vận hành.

+ ARN pol không thực hiện phiên mã.


Câu 7:

Ở ngô bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Một tế bào bình thường 2n nguyên phân, nếu thoi vô sắc không được hình thành có thể tạo ra tế bào dạng
Xem đáp án

Đáp án C

Một tế bào bình thường 2n nguyên phân, nếu thoi vô sắc không được hình thành có thể tạo ra tế bào dạng 4n (tứ bội).


Câu 8:

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen
Xem đáp án

Đáp án C

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

Do giới XY chỉ cần 1 alen đã biểu hiện ra kiểu hình.


Câu 10:

Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu sai về hoán vị gen là: A, HVG có thể xảy ra ở cả 2 giới.


Câu 12:

Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, ở những giai đoạn nào sau đây chưa có sự xuất hiện của cơ thể sinh vật?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

-    Khoa học hiện đại chia lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất thành 3 giai đoạn tiến hóa là giai đoạn tiến hóa học, giai đoạn tiến hóa tiền sinh học và giai đoạn tiến hóa sinh học.

-    Ở giai đoạn tiến hóa hóa học, có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ. Ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, có sự hình thành tế bào sơ khai đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ. Như vậy, ở giai đoạn tiến hóa hóa học và giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, Trái Đất chưa có sinh vật.

-    Ở giai đoạn tiến hóa sinh học, có sự hình thành các loài mới từ các loài ban đầu. Giai đoạn tiến hóa sinh học đang tiếp tục diễn ra cho đến khi nào toàn bộ sự sống trên Trái Đất bị hủy diệt.


Câu 13:

Một quần thể thực vật, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gen là 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. Quần thể ngẫu phối chịu tác động của chọn lọc tự nhiên đào thải kiểu gen aa. Sau 3 thế hệ cấu trúc di truyền quần thể có tần số alen a là

Xem đáp án
Đáp án C
Chọn lọc tự nhiên đào thải kiểu gen aa => Kiểu gen aa không tham gia vào quá trình sinh sản tạo thế hệ mới của quần thể.
(P): 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
Cấu trúc di truyền tham gia vào sinh sản tạo ra thế hệ F1 là:13AA:23Aa
=> f(A) = 2/3 và f(a) = 1/3
=> F1 có cấu trúc di truyền là:49AA:49Aa:19aa
Cấu trúc di truyền tham gia vào sinh sản tạo thế hệ F2 là: 0,5AA : 0,5Aa
=> f(A) = 0,75 và f(a) = 0,25
=> F2 có cấu trúc di truyền là:916AA:66Aa:16aa
Cấu trúc di truyền tham gia vào sinh sản tạo thế hệ F3 là:35AA:25Aa
=> f(A) = 4/5 và f(a) = 1/5

Câu 14:

Đóng góp nào sau đây không phải của Đacuyn
Xem đáp án
Đáp án D

Câu 15:

Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để chữa trị các bệnh di truyền ở người đó là:
Xem đáp án
Đán án C
Liệu pháp gen sử dụng virut có vật chất di truyền là ARN để thay thế gen gây bệnh bằng gen lành.

Câu 16:

Người ta sử dụng kỹ thuật nào sau đây để phát hiện sớm bệnh Phenyl keto niệu ở người?
Xem đáp án

Đán án D

Để xác định các bệnh di truyền phân tử (đột biến gen gây ra bệnh phenylketonieu), cần phải phân tích trình tự ADN, không thể phân tích sản phẩm hay NST.


Câu 18:

Quan hệ sinh thái giữa lươn biển và cá nhỏ thuộc mối quan hệ?
Xem đáp án
Chọn đáp án C.

Câu 19:

Trong số các mô tả dưới đây, mô tả nào là KHÔNG chính xác về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
Xem đáp án

Đáp án A

Trong số các mô tả dưới đây, mô tả KHÔNG chính xác về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật là tảo biển gây hiện tượng nước nở hoa hỗ trợ hoạt động các loài cá, tôm sống trong đó đây thể hiện mối quan hệ hợp tác.


Câu 20:

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu đúng là B (SGK trang 163)

A sai, kích thước quần thể phụ thuộc vào môi trường

C sai, mật độ cá thể thay đổi theo mùa, năm

D sai, khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể bắt đầu có xu hướng giảm


Câu 22:

Quá trình phát triển của thảm thực vật kế tiếp trên nương rẫy bỏ hoang được gọi là:
Xem đáp án

Đán án A

Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó đã từng có sinh vật sinh sống.


Câu 23:

Cho sơ đồ mô tóm tắt mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp như sau:

Cho sơ đồ mô tóm tắt mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp (ảnh 1)

Các số tương ứng (1), (2), (3), (4) là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Các nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng và pha tối quang hợp tương ứng là: H2O, ATP, NADPH, CO­2.


Câu 25:

Hình bên mô tả cơ chế tiếp hợp, trao đổi chéo diễn ra trong kì đầu của giảm phân I. Quan sát hình và cho biết, phát biểu nào sau đây không đúng?

Hình bên mô tả cơ chế tiếp hợp, trao đổi chéo diễn ra trong kì đầu của giảm (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Hình vẽ trên biểu diễn quá trình tiếp hợp dẫn đến trao đổi chéo để hình thành giao tử của cơ thể AB/ab

Trong các phát biểu trên, D sai vì hoán vị gen là trao đổi chéo giữa 2 cromatit không cùng nguồn gốc (không chị em) trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.


Câu 27:

Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa hồng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật:

Xem đáp án

Đáp án B

Đời con có tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 → Cây hoa đỏ đem lai có kiểu gen AaBb → Đây là quy luật tương tác gen kiểu tương tác bổ sung.


Câu 28:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?

Xem đáp án

Đáp án A

Tỉ lệ phân li kiểu gen = tỉ lệ phân li kiểu hình khi số loại kiểu gen = số loại kiểu hình.

Vì vậy, chúng ta chỉ việc tìm số loại kiểu gen và tìm số loại kiểu hình thì sẽ suy ra đáp án đúng.

Phép lai A có số kiểu gen = 3×2 = 6; Số kiểu hình = 2×2 = 4. → Số KG ≠ số KH.

Phép lai B có số kiểu gen = 2×1 = 2; Số kiểu hình = 2×1 = 2. → Số KG = số KH.

Phép lai C có số kiểu gen = 2×2 = 4; Số kiểu hình = 2×2 = 4. → Số KG = số KH.

Phép lai D có số kiểu gen = 2×2 = 4; Số kiểu hình = 2×2 = 4. → Số KG = số KH.


Câu 29:

Có 100 tế bào của cơ thể đực có kiểu gen AbaB giảm phân tạo tinh trùng, trong đó có 20 tế bào có hoán vị gen. Tần số hoán vị gen là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

Tỉ lệ tế bào có hoán vị gen = 20/100 = 0,2.

→ Tần số hoán vị gen = 0,2/2 = 0,1 = 10%.


Câu 30:

Ở một ao nuôi cá, cá mè hoa là đối tượng tạo nên sản phẩm kinh tế. Lưới thức ăn của ao nuôi được mô tả như sau:

Ở một ao nuôi cá, cá mè hoa là đối tượng tạo nên sản phẩm kinh tế (ảnh 1)

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cá mương thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

II. Để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm số lượng cá thể của thực vật nổi.

III. Mối quan hệ giữa cá mè hoa và cá mương là quan hệ cộng sinh.

IV. Tăng số lượng cá măng sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế.

Xem đáp án

Đáp án D

Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là I, IV. → Đáp án D.

II sai. Vì cá mè hoa là đối tượng tạo nên sản phẩm kinh tế, mà cá mè hoa và cá mương đều sử dụng động vật nổi làm thức ăn nên để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm số lượng cá thể cá mương.

III sai. Vì cá mè hoa và cá mương đều sử dụng động vật nổi làm thức ăn nên mối quan hệ giữa cá mè hoa và cá mương là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.


Câu 31:

Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau :

Thể đột biến

I

II

III

IV

V

VI

Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng.

48

84

72

36

60

108

Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Loài này có 12 nhóm gen liên kết2n=24

→ Kí hiệu bộ NST của các thể đột biến nói trên là :

Thể đột biến số I có 48 NST = 4n.

Thể đột biến số II có 84 NST = 7n.

Thể đột biến số III có 72 NST = 6n

Thể đột biến số IV có 36 NST = 3n.

Thể đột biến số V có 60 NST = 5n.

Thể đột biến số VI có 108 NST = 9n.

→ Các thể đột biến đa bội chẵn là (I) và (III).


Câu 32:

Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài. Về mặt lí thuyết, phát biểu nào sau đây chính xác?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái.

Kiểu hình lặn về 2 tính trạngabab=20,5%=41%ab=50%abcơ thể cái đem lai dị hợp tử đềuABabvới tần số hoán vị f = 2(50% - 41%)=18%

B. Sai, khoảng cách di truyền giữa 2 locus là 18 cM

C. Sai, tỉ lệ tế bào xảy ra hoán vị luôn gấp đôi tần số hoán vị. Trong trường hợp này, tỉ lệ tế bào xảy ra hoán vị là 36%.

D. Sai, bên cái cho 4 loại giao tử, bên đực cho 2 loại giao tử, số loại kiểu gen = 4 x 2 -1(trùng) = 7 loại kiểu gen.


Câu 33:

Tính trạng chiều cao của một loài thực vật do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau và tương tác theo kiểu cộng gộp. Khi trong kiểu gen có thêm 1 alen trội thì cây cao thêm 10 cm, cây thấp nhất có chiều cao 100 cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1. Tiếp tục cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng:

1. Ở F2 loại cây cao 130 cm chiếm tỉ lệ cao nhất

2. Ở F2 có 3 kiểu gen quy định kiểu hình cây cao 110 cm.

3. Cây cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ 3/32

4. Ở F2 có 7 kiểu hình và 27 kiểu gen

Xem đáp án

Đáp án C

+ P: cây cao nhất (AABBDD) x cây thấp nhất (aabbdd)F1: AaBbDd

+ F­1 x F1: AaBbDd x AaBbDdF2 có:

·         Tỉ lệ cây cao 130 cm (kiểu gen có 3 alen trội) ở F2 =C6326=20/64

·         Tỉ lệ cây cao 100 cm (kiểu gen không có alen trội) = Tỉ lệ cây cao 160 cm (kiểu gen có 6 alen trội) =126=1/64

·         Tỉ lệ cây cao 110 cm (kiểu gen có 1 alen trội) = Tỉ lệ cây cao 150 cm (kiểu gen có 5 alen trội) C6126=664

·         Tỉ lệ cây cao 120 cm (kiểu gen có 2 alen trội) = Tỉ lệ cây cao 140 cm (kiểu gen có 4 alen trội) =C6226=15/64

Ý I đúng, Ý III sai

+ Cây cao 110 cm (kiểu gen có 1 alen trội) có 3 kiểu gen Aabbdd, aaBbdd, aabbDd Ý 2 đúng

+ F2 có 7 kiểu hìnhđúng

+ F2 có số kiểu gen:

·         Aa×AaF2 có 3 kiểu gen

·         Bb×BbF2 có 3 kiểu gen

·         Dd×DdF2 có 3 kiểu gen

Số kiểu gen của F2 = 3 x 3 x 3 = 27 kiểu gen

Ý IV đúng.


Câu 34:

Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thuờng; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau về phép lai P: ♂AaBbDd

♀ AaBbdd là đúng?

I. Có tối đa 24 loại kiểu gen đột biến.

II. Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử

III. Thể ba có thể có kiểu gen là AabbbDd.

IV. Thể một có thể có kiểu gen là aabdd
Xem đáp án

Đáp án C

Cặp Aa: Aa×AaAA:2Aa:1aa

Cặp Bb:

+ giới đực: Bb, O, b, B

+ giới cái: B, b

Số kiểu gen bình thường: 3 (BB, Bb,bb); kiểu gen đột biến: 4 (BBb, Bbb, B, b)

Cặp Dd: Dd×ddIDd:1dd

Xét các phát biểu:

I đúng, có 3 x 4 x 2 = 24 KG đột biến

II đúng, cơ thể đực có thể tạo 2 x 4 x 2 = 16 giao tử

III sai, không thể tạo ra hợp tử chứa bbb

IV đúng.


Câu 35:

Ở gà, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn, cặp gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho gà trống lông không vằn giao phối với gà mái lông vằn, thu được F1; cho F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Ở gà XX là đực; XY là cái

Cho gà trống lông không vằn × gà mái lông vằn → F1→ F2

Nếu kiểu gen P: ♂XaXa × ♀XAY → F1 : XAXa × XaY →F2: XAXa ; XAY; XaXa ; XaY

Đánh giá các đáp án:

A. Nếu cho gà mái lông vằn (P) giao phối với gà trống lông vằn F1 thì thu được đời con gồm 25% gà trống lông vằn, 25% gà trống lông không vằn và 50% gà mái lông vằn.=> sai

Vì (P) ♀XAY × (F1) XAXa → XAXA ; XAY; XAXa ; XaY

B. F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 con lông vằn : 1 con lông không vằn. => đúng

Vì F2: XAXa ; XAY ; XaXa ; XaY = 1 vằn : 1 không vằn

C. F1 toàn gà lông vằn. => sai

Vì F1 : XAXa ; XaY

D. F2 có 5 loại kiểu gen. => sai

Vì F2: XAXa ; XAY ; XaXa ; XaY = 4 kiểu gen


Câu 36:

Một lưới thức ăn gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Một lưới thức ăn gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, (ảnh 1)

I. Loài K tham gia vào 4 chuỗi thức ăn.

II. Có 12 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích.

III. Nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 6 loài.

IV. Tổng sinh khối của loài A sẽ lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lại.

Xem đáp án

Đáp án D

III và IV đúng.

-          I sai vì loài K tham gia vào 5 chuỗi thức ăn.

-          II sai vì có 13 chuỗi thức ăn.

Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là AIKHCDE

-          III đúng vì nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì loài D cũng bị tuyệt diệt. Khi đó, nếu các loài còn lại vẫn còn tồn tại bình thường thì lưới thức ăn này chỉ còn 6 loài. Còn nếu vì loài H và loài C, loài D bị tuyệt diệt làm xảy ra diễn thế sinh thái dẫn tới tuyệt diệt nhiều loài khác thì lưới thức ăn chỉ có không đến 6 loài.

-          IV đúng vì do hiệu suất sinh thái chỉ đạt khoảng 10% cho nên tổng sinh khối của bậc 1 luôn cao hơn tổng sinh khối của các bậc còn lại. Trong đó, bậc 1 chỉ có loài A.


Câu 38:

Gen M có 5022 liên kết hiđrô và trên mạch một của gen có G = 2A = 4T; Trên mạch hai của gen có G = A + T. Gen M bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô trở thành alen m. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Gen m và gen M có chiều dài bằng nhau.

II. Gen M có 1302 nuclêôtit loại G.

III. Gen m có 559 nuclêôtit loại T.

IV. Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp 7809 số nuclêôtit loại X.

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có H = 2A + 3G = 5022

Mạch 1: G1 = 2A1 = 4T1; Mạch 2 của gen có: G2 = A2 + T2

M bị đột biến điểm giảm 1 liên kết hidro đây là dạng đột biến thay thế cặp G – X thành cặp A – T

- I đúng vì đột biến thay thế không làm thay đổi số lượng nuclêôtit trên gen nên chiều dài của gen không thay đổi.

A1 = 1/2G1

T1 = 1/4G1

X1 = G2 = A2 + T2 = T1 + A1 = 1/4G1 + 1/2G1 = 3/4G1

H = 2A + 3G = 2(A1 + A2) + 3(G1 + G2) = 2(1/2G1 + 1/4G1) + 3(G1 + 3/4G1) = 5022

→ 3/2G1 + 21/4G1 = 502227/4G1 = 5022 → G1 = 744

→ Số nuclêôtit loại G là: G = G1 + G2 = G1 + 3/4G1 = 744 + 3/4.744 = 1302 → II đúng

- Gen M có A = T = A1 + A2 = 1/2G1 + 1/4G1 = 558 → Gen m có T = 558 + 1 = 559 → III đúng

- Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp số nuclêôtit loại X là:

2x-1XM+Xm=22-11302+1301=7809 → IV đúng

→ Vậy 4 phát biểu đưa ra là đúng.


Câu 40:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của hai bệnh P, Q. Cả hai bệnh này đều do 1 trong 2 gen quy định. Trong đó bệnh Q do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của hai bệnh P, Q. Cả hai (ảnh 1)

Biết rằng không có phát sinh đột biến mới ở tất cả các thế hệ, nhận định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

- Từ dữ kiện của đề và từ phả hệ ta thấy:

(I)

(1)

AaXB

 

(2) Aa

XBXb

(3) A-

XBY

(4) aa

XBX-

 

 

(II)

(5)

aaXBY

(6)

A-XBX-

(7) (1/3AA:2/3Aa)

XbY

(8) Aa

XBX-

(9) Aa

XBY

(10) Aa

XBY

(11) Aa

XBXb

(III)

 

 

(12)

A-XBXb

(13) (2/5AA:3/5Aa)

XBY

(14) (1/3AA:2/3Aa)

(1/2XBXB:1/2XBXb)

(15) aa

XBX-

(16) A-

XbY

+ Bố mẹ 10 và 11 không bị bệnh P sinh con gái 15 bị bệnh P → bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định → A – không bệnh; a – bệnh P.

+ Bố mẹ 10 và 11 không bị bệnh Q sinh con trai 16 bị bệnh Q → bệnh Q do gen lặn nằm trên NST × không có alen tương ứng trên Y.

B sai vì có 6 người chắc chắn xác định được kiểu gen là (1), (2), (5), (9), (10), (11).

A sai vì cặp alen quy định bệnh P nằm trên NST thường, cặp alen quy định bệnh Q nằm trên NST giới tính.

C đúng vì XS sinh con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng 13 và 14 = A-XB- = (1 – 3/10 × 1/3)(1- 1/2 × 1/4) = 63/80.

D sai vì gen gây bệnh P và gen gây bệnh Q đều là gen lặn.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan