[Năm 2022] Đề minh họa môn Sinh THPT Quốc gia có lời giải (25 đề)
Đề số 15
-
5631 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án B
Giải thích: A sai. Vì nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng
B đúng. Vì dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây
C sai. Vì héo tạm thời xảy ra khi trong những ngày nắng mạnh, vào buổi trưa khi cây hút nước không kịp so với thoát hơi nước làm cây bị hép, nhưng sau đó đến chiều mát cây hút nước no đủ thì cây sẽ phục hồi lại
D sai. Vì cây lấy được nước và chất khoáng từ đất khi nồng độ muối tan trong đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào của rễ, tức áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ cây phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất.
Câu 2:
Giải thích: Cá chép là loài có tim 2 ngăn, tuần hoàn đơn. Cho nên máu rời khỏi tâm thất luôn là đỏ thẩm. Ở cá chép; tâm thất bơm máu len động mạch mang, sau đó đến mao mạch mang để thực hiện trao đổi khí làm cho máu đỏ thẩm thành máu đỏ tươi.
Câu 3:
Giải thích: A sai. Vì đột biến chỉ được di truyền cho đời con nếu đột biến đó đi vào giao tử, giao tử đó tham gia thụ tinh tạo ra hợp tử và hợp tử đó phát triển thành cơ thể.
B sai vì ở tế bào động vật không có ADN lục lạp.
C sai. Vì ADN tế bào chất (ở ti thể, lục lạp) không cấu thành nên NST nên không có protein histôn.
D đúng. Vì tế bào có 2 hệ thống di truyền, đó là hệ thống di truyền trong nhân và hệ thống di truyền tế bào chất. Trong đó hệ thống di truyền trong nhân đóng vai trò chủ yếu.
Câu 4:
Giải thích: Gen có chiều dài 4165A0 → Tổng số nu của gen = 2450.
Có 455 G → A = 2450:2 – 455 = 770.
→ Tổng liên kết hidro của gen = 2 × 770 + 3 × 455 = 2905.
Câu 5:
Đáp án C
Giải thích: Sản phẩm của gen là ARN hoặc chuỗi polipeptit. Sản phẩm của gen chỉ bị thay đổi khi gen bị đột biến.
- Trong các loại biến dị nói trên thì chỉ có đột biến gen mới làm thay đổi sản phẩm của gen.
- Các loại đột biến số lượng NST chỉ làm thay đổi số lượng NST nên làm thay đổi số lượng sản phẩm của gen.
Ví dụ đột biến đa bội làm tăng số lượng sản phẩm của gen, đột biến thể một (2n-1) làm giảm số lượng sản phẩm của gen.
- Thường biến chỉ làm biến đổi về kiểu hình mà không làm biến đổi về kiểu gen nên không làm thay đổi sản phẩm của gen.
Câu 6:
Câu 7:
Câu 8:
Giải thích: Một tế bào sinh tinh giảm phân cho tối đa 2 loại giao tử với tỉ lệ như nhau.
2 loại giao tử đó là ABD và abd hoặc Abd và aBD hoặc Abd và abD hoặc AbD và aBd.
Câu 9:
Giải thích: Vì người mẹ có kiểu gen XAXA nên luôn truyền cho con gen XA. Vì vậy, tất cả con trai và con gái đều có gen A nên đều không bị bệnh máu khó đông.
Câu 10:
Đáp án C
Giải thích: Bài toán cho kiểu tương tác bổ sung. P thuần chủng hoa trắng lai với nhau được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ nên ta quy ước gen:
- Quy ước : A-B- quy định hoa đỏ
A-bb quy định hoa trắng.
aaB- quy định hoa trắng.
aabb quy định hoa trắng.
Vậy P : AAbb x aaBB.
F1: AaBb.
Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ gồm 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb
- 9 đỏ : 7 trắng.
Câu 11:
Đáp án A
Giải thích: Tần số alen p(A) = 0,6 → Tần số alen a là: q = 1 – p = 1 – 0,6 = 0,4
→ Tỉ lệ kiểu gen Aa = 2pq = 2.0,6 . 0,4 = 0,48 → Đáp án A
Câu 12:
Đáp án D
Giải thích: Loại bỏ những cá thể không mong muốn là một biện pháp chọn lọc, nó không tạo được nguồn biến dị.
Câu 13:
Giải thích: - Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có định hướng.
- Trong các nhân tố trên, chỉ có chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng, chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số tương đối của các alen theo một hướng xác định.
Câu 14:
Giải thích: Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hoá thạch nhân sơ cổ nhất có ở đại Thái cổ.
Câu 15:
Giải thích: - Quần thể là tập hợp các cá thể của cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới hữu thụ. Vậy theo khái niệm của quần thể sinh vật chỉ có gà lôi ở hồ Kẻ Gỗ là một quần thể.
Câu 16:
Giải thích: - Mèo ăn chuột nên mối quan hệ trên đó là sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 17:
Giải thích: A đúng. Vì tiêu hóa cơ học đề cập đến sự phá vỡ vật lý phần lớn thức ăn thành miếng nhỏ mà sau đó có thể được enzyme tiêu hóa phân giải. Trong quá trình tiêu hóa hóa học, enzym phá vỡ thức ăn thành các phân tử nhỏ mà cơ thể có thể hấp thu. Các loài động vật đều có tiêu hóa hóa học.
B sai. Vì trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào, thức ăn được tiêu hoá bên ngoài tế bào, thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học trong lòng ống tiêu hoá. Các chất sau khi được tiêu hoá ngoại bào trong túi tiêu hoá sẽ được tiếp tục đưa vào trong tế bào để tiêu hoá nội bào.
C đúng. Vì các loài thuộc lớp cá, lớp bò sát, lớp ếch nhái, lớp chim, lớp thú đều có ống tiêu hóa và tiêu hóa ngoại bào.
D đúng. Vì các loài trâu, bò, dê, cừu là động vật nhai lại, có dạ dày 4 túi.
Câu 18:
Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có diệp lục a nhưng vẫn có diệp lục b và các sắc tố khác thì cây vẫn quang hợp nhưng hiệu suất quang hợp thấp hơn so với trường hợp có diệp lục a.
II. Chỉ cần có ánh sáng, có nước và có CO2 thì quá trình quang hợp luôn diễn ra.
III. Nếu không có CO2 thì không xảy ra quá trình quang phân li nước.
IV. Quang hợp quyết định 90 đến 95% năng suất cây trồng.
Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
I sai. Vì diệp lục b và sắc tố carôtênoit (gồm carôten và xantôphin) có chức năng hấp thu năng lượng ánh sáng và chuyển cho diệp lục a. Chỉ có diệp lục a trực tiếp tham gia chuyển nó năng lượng trong các phản ứng quang hợp.
II sai. Vì quang hợp phụ thuộc vào nguyên tố khoáng, nhiệt độ, ….
III đúng. Vì không có CO2 thì không diễn ra chu trình Canvin nên không tạo ra NADP+ để cung cấp cho pha sáng. Trong quá trình quang phân nước, NADP+ là chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi truyền điện tử. Do đó, không có NADP+ thì sẽ không diễn ra quang phân li nước.
III đúng. Vì quang hợp tạo ra 90% đến 95% lượng chất khô trong cơ thể thực vật (Gồm 3 loại nguyên tố là C, H, O).
Câu 19:
Đáp án A
Giải thích: Trước hết, phải xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen A, sau đó suy ra gen a.
Số nuclêôtit mỗi loại của gen A:
- Tổng số liên kết hidro của gen là 2Agen + 3Ggen = 6102.
Agen = A2 + T2 Ggen = G2 + X2.
Nên ta có 2Agen + 3Ggen = 2(A2 + T2) + 3(G2 + X2) = 6102.
- Theo Bài ra, trên mạch 2 có X2 = 2A2 = 4T2 → X2 = 4T2, A2 = 2 T2.
Trên mạch 1 có X1 = A1 + T1 mà A1 = T2 và T1 = A2 nên
→ X1 = T2 + 2T2 = 3T2. Vì X1 = G2 nên G2 = 3T2.
- Nên ta có 2(2T2 + T2) + 3(3T2 + 4T2) = 6T2 + 21T2 = 6102.
= 27T2 = 6102 => T2 = = 226.
Agen = A2 + T2 = 2T2 + T2 = 3T2 = 3 × 226 = 678.
Ggen = G2 + X2 = 4T2 + 3T2 = 7T2 = 7 × 226 = 1582.
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen a: Vì đột biến làm giảm 3 liên kết hidro và đây là đột biến điểm nên suy ra đột biến mất 1 cặp G-X. Do đó, số nuclêôtit loại G của gen a giảm đi 1 so với gen A.
→ G = X = 1582 – 1 = 1581.
Câu 20:
Đáp án A
Giải thích: - Kiểu gen Aaaa cho gia tử aa với tỉ lệ = 1/2.
→ Ở đời con của phép lai Aaaa × Aaaa sẽ có kiểu hình đồng hợp lặn (aaaa) chiếm tỉ lệ = 1/2 × 1/2 = 1/4. → Tỉ lệ kiểu hình ở đời con = 3 đỏ : 1 trắng.
Câu 21:
Giải thích: A sai. Vì nồng độ oxi trong ống giảm.
B sai. Vì nhiệt độ trong ống được tăng lên.
C sai. Giọt nước màu được hút sang vị trí 1234.
D đúng. Vì hạt nảy mầm hô hấp tạo CO2 chuyển vôi xút thành CaCO3.
Câu 22:
Giải thích: A đúng. Vì đột biến gen làm thay đổi tần số các alen A, a.
B sai. Vì đời P 0,16AA : 0,59 Aa : 0,25aa chưa đạt cân bằng nên sang F1 tần số các kiểu gen sẽ bị thay đổi đạt cân bằng 0,207AA : 0,496Aa : 0,297 aa
C đúng. Nếu chọn lọc chống lại alen trội.
D đúng. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen trội hoặc lặn.
Câu 23:
Giải thích: Khi tim co tâm thất trái đổ máu vào động mạch chủ, tâm thất phải đổ máu vào động mạch phổi; tâm nhĩ đổ máu xuống tâm thất.
Câu 24:
Giải thích: Kích thước quần thể giảm khi mức xuất cư và tử vong lớn hơn mức sinh sản và nhập cư.
Câu 25:
Đáp án D
Giải thích:
F1 có 10 kiểu gen → Đời P mang hai cặp gen dị hợp và có hoán vị.
Ta có:
→ Kiểu gen có 2 laen trội ở F1 là:
Câu 26:
(1) Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là cáo, hổ, mèo, rừng
(2) Số lượng chuỗi thức ăn có trong lưới đó là 6
(3) Số loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là 3
(4) Thỏ là mắt xích chung của nhiều chuỗi thức ăn nhất
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
Giải thích: Có 4 ý đúng là I, II, III, IV
Câu 27:
Giải thích: Trên một chạc chữ Y mach mới bổ sung với mạch gốc 3’-5’ được kéo dài liên tục; còn mạch bổ sung với mạch 5’-3’ được tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki.
Câu 28:
Một loại thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của 1 quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau:
Thành phần KG |
P |
F1 |
F2 |
F3 |
F4 |
AA |
7/10 |
16/25 |
3/10 |
1/4 |
4/9 |
Aa |
2/10 |
8/25 |
4/10 |
2/4 |
4/9 |
aa |
1/10 |
1/25 |
3/10 |
1/4 |
1/9 |
Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:
I. Quần thể này là quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 chắc chắn là do đột biến.
III. Có thể môi trường sống thay đổi nên hướng chọn lọc thay đổi dẫn đến tất cả các cá thể mang kiểu hình lặn ở F3 không còn khả năng sinh sản.
IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 1/16.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án D
Giải thích: Có 3 ý đúng là I, III, IV.
I đúng. Vì tỷ lệ kiểu gen có xu hướng tăng lên từ đời P đến đời F3.
II sai. Vì từ F1 sang F2 tỷ lệ kiểu gen AA giảm mạnh từ 0,64 xuống còn 0,3; nếu là đột biến thì chỉ làm thay đổi tần số alen và kiểu gen rất chậm.
III đúng. Tỷ lệ kiểu gen ở F4 phù hợp với trường hợp ngẫu phối mà ở F3 kiểu gen aa không tham gia sinh sản.
F3: 1AA : 2Aa : 1aa các kiểu gen sinh sản là 1AA : 2Aa → F4 là: 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa.
IV đúng. Nếu F4 chịu tác động giống F3 thì tỷ lệ các kiểu gen sinh sản là 1AA : 1Aa khi đó F5 có tỷ lệ kiểu hình lặn aa là: (1/4)2 = 1/16.
Câu 29:
Đồ thị M và đồ thị N ở hình bên mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của mèo rừng sống ở rừng phía Bắc Cannada và Alaska.
Phân tích hình này, có các phát biểu sau:
I. Đồ thị M thể hiện sự biến động số lượng cá thể của thỏ và đồ thị N thể hiện sự biến động số lượng cá thể của mèo rừng.
II. Năm 1865, kích thước quần thể thỏ và kích thước quần thể mèo rừng đều đạt cực đại.
III. Biến động số lượng cá thể của 2 quần thể này đều là biến động theo chu kì.
IV. Sự tăng trưởng của quần thể thỏ luôn tỉ lệ nghịch với sự tăng trưởng của quần thể mèo rừng.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án A
Giải thích: Có 2 ý I, III đúng.
I đúng. Biến động về số lượng cá thể quần thể thỏ thường diễn ra trước biến động số lượng các thể của mèo.
II sai. Kích thước quần thể mèo rừng trong khoảng năm 1980-1985 tăng cao hơn năm 1865.
III đúng. Biến động của 2 quần thể này là biến động theo chu kì nhiều năm.
IV sai. Sự tăng trưởng của quần thể thỏ kéo theo sự tăng trưởng của quần thể mèo (thường là tỷ lệ thuận)
Câu 30:
I. Hạn chế sử dụng và xả thải túi nilon ra môi trường.
II. Tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên không tái sinh.
III. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. Chống xói mòn, ngập úng và chống xâm nhập mặn cho đất.
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
Giải thích: Có 3 hoạt động góp phần sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là I, III, IV.
Câu 31:
I. Duy trì đa dạng sinh học.
II. Lấy đất rừng làm nương rẫy.
III. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.
IV. Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
V. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.
Đáp án C
Giải thích: Gồm có (I), (III), (IV) đúng.
Giải thích:
(I) đúng. Vì duy trì đa dạng sinh học sẽ góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên.
(II) sai. Vì việc lấy đất rừng làm nương rẫy → sẽ làm thu hẹp tài nguyên rừng dẫn tới làm suy giảm đa dạng sinh học → Làm mất cân bằng sinh thái dẫn tới làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
(III) đúng. Vì việc khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh sẽ đảm bảo sự tái sinh của các nguồn tài nguyên này. Do đó, việc sử dụng hợp lí sẽ làm cho tài nguyên tái sinh được phục hồi và duy trì ổn định. (Khai thác hợp lí là khai thác mà trong đó, lượng cá thể bị đánh bắt tương đương với lượng cá thể được sinh ra).
(IV) đúng. Vì kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường sẽ đảm bảo sự ổn định dân số. Khi ổn định dân số thì sẽ ổn định được nhu cầu sử dụng, nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên.
(V) sai. Vì tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp sẽ gây ra ô nhiễm môi trường dẫn tới suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
Câu 32:
Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài T có thể là một loài động vật không xương sống.
II. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loài A giảm số lượng thì loài B sẽ giảm số lượng.
IV. Nếu loài H giảm số lượng thì sẽ làm cho loài T giảm số lượng.
Giải thích: Cả 4 phát biểu đúng.
I đúng. Vì có 2 loại chuỗi thức ăn, trong đó có một loại chuỗi được bắt đầu bằng động vật ăn mùn hữu cơ.
II đúng.
III đúng. Vì A giảm số lượng thì E tăng số lượng, khi đó F sẽ giảm số lượng. F giảm số lượng thì B sẽ giảm số lượng.
IV đúng. Vì H giảm số lượng thì B sẽ tăng nên sẽ làm cho T giảm.
Câu 33:
I. Do vùng khởi động (P) của operon bị bất hoạt.
II. Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.
III. Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.
IV. Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu giả thuyết đúng?
Giải thích: Có 2 giải thuyết đúng, đó là II và III.
I sai. Vì nếu P bị bất hoạt thì enzyme ARN polimeraza không thể bám vào không được dịch mã
IV sai. Vì đột biến gen cấu trúc không ảnh hưởng tới gen điều hoà, protein ức chế vẫn bám vào 02 không được dịch mã
Câu 34:
Một loài thực vật, thực hiện phép lai: AABB × aabb, thu được các hợp tử F1. Gây đột biến tứ bội hóa với hiệu suất 10% tạo ra các cây F1. Các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng các cây F1 đều giảm phân bình thường và thể tứ bội chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về giao tử của F1?
I. Giao tử mang toàn alen trội là 163/360.
II. Tỉ lệ giao tử mang 1 alen trội là 7/36.
III. Tỉ lệ giao tử mang 2 alen trội là 11/40.
IV. Tỉ lệ giao tử mang 3 alen trội là 1/44.
Đáp án A
Giải thích: Chỉ có phát biểu III đúng.
Có 10% đột biến nên sẽ có 10%AAaaBBbb và 90%AaBb.
I sai. Tỉ lệ giao tử mang toàn alen trội (AB và AABB) = 1/4×90% + 1/36×10% = 41/180.
II sai. Tỉ lệ giao tử mang 1 alen trội =
III đúng. Tỉ lệ giao tử mang 2 alen trội =
IV sai. Tỉ lệ giao tử mang 3 alen trội =
Câu 35:
Ở một loài thực vật, alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho 300 cây quả tròn (P) tiến hành giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1 có 96% số cây quả tròn : 4% số cây quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thế hệ P, cây quả tròn dị hợp chiếm tỉ lệ 40%.
II. Thế hệ P có 180 cây quả tròn thuần chủng.
III. Nếu cho các cây P tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình quả dài ở đời con là 10%.
IV. Nếu cho các cây quả tròn ở P giao phấn với cây có quả dài thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 4 cây quả tròn : 1 cây quả dài.
Đáp án D
Giải thích: Cả 4 phát biểu trên đều đúng.
I đúng. Cây quả dài = 4% = 0,04
→ Quả tròn dị hợp (Bb) = 2 × = 0,4 = 40%.
II đúng. Quả tròn thuần chủng = 1- 0,4 = 0,6.
→ Số cây quả tròn thuần chủng = 0,6 × 300 = 180 cây.
III đúng. Kiểu hình quả dài chỉ do cây có kiểu gen Bb ở P tạo ra
Bb × Bb → bb ở đời con = 0,4 × 1/4 = 10%.
IV đúng. Quả tròn ở P có tỉ lệ 0,6BB : 0,4Bb.
Khi lai với cây quả dài bb chỉ có phép lai Bb × bb → 1/2 Bb : 1/2 bb.
Tỉ lệ quả dài: bb = 0,4 × 1/2 = 0,2 → quả tròn = 1 – 0,2 = 0,8.
Tỉ lệ kiểu hình: 4 quả tròn : 1 quả dài.
Câu 36:
Một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: ♀ Dd × ♂ Dd, thu được F1 có tổng kiểu hình trội về 3 tính trạng và tổng kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 53,5%. Biết không xảy ra đột biến, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về F1?
I. Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
II. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 30%.
III. Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 16,5%.
IV. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể có 4 alen trội chiếm tỉ lệ 1/3.
Đáp án B
Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
Kiểu hình trội về 3 tính trạn (A-B-D-) và kiểu hình lặn về 3 tính trạng (dd) = 53,5%.
→ (0,5 + ).3/4 + .1/4 = 0,535.
→ kiểu gen = 0,535 – 0,5 ×3/4 = 0,16.
F1 có kiểu gen = 0,16 = 0,4ab × 0,4ab. → Đã có hoán vị gen với tần số 20%.
I đúng. Vì cho đời con có 10 kiểu gen, 4 kiểu hình. Và Dd × Dd cho đời con có 3 kiểu gen, 2 kiểu hình.
→ Số loại kiểu gen = 10×3 = 30; Số loại kiểu hình = 4×2 = 8.
II đúng. Kiểu hình mang 2 tính trạng và 1 tính trạng lặn có tỉ lệ = 0,5 - 5×0,04 = 0,3 = 30%.
III sai. Vì kiểu gen dị hợp 3 cặp gen gồm có Dd và Dd có tỉ lệ = (2 × 0,16 + 2 × 0,01) × 1/2 = 0,17.
IV đúng. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể có 4 alen trội chiếm tỉ lệ =
=
Câu 37:
Một loài thực vật, xét 2 tính trạng do 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST quy định, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho P đều dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, loại kiểu hình trội về 2 tính trạng có thể chỉ do 1 kiểu gen quy định.
II. F1 có thể có 4 loại kiểu gen với tỉ lệ bằng nhau.
III. F1 có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen luôn bằng tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.
IV. F1 có số cây mang kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ trên 50%.
Đáp án C
Giải thích: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
Ở F1, tỉ lệ kiểu hình của mỗi tính trạng đều là 3:1. → P dị hợp 2 cặp gen. Khi P dị hợp 2 cặp gen thì loại kiểu hình trội về 2 tính trạng ở F1 có thể do 5 kiểu gen quy định (nếu có HVG ở 3 giới); có 3 kiểu gen quy định (nếu HVG 1 bên); Có 2 kiểu gen quy định (Nếu P là và không có hoán vị); có 1 kiểu gen nếu P là và không có hoán vị). → I đúng.
II đúng. Vì nếu P có kiểu genvà không có hoán vị gen thì F1 có 4 kiểu gen với tỉ lệ 1:1:1:1.
III đúng. Vì khi P có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen thì ở đời F1, dị hợp 2 cặp gen luôn có tỉ lệ = tỉ lệ của đồng hợp 2 cặp gen. Nguyên nhân là vì kiểu gen dị hợp 2 cặp gen cũng chính là kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen.
IV sai. Vì P dị hợp 2 cặp gen nên số cây mang 2 tính trạng trội = 0,5 + ≥ 50%. Vì có tỉ lệ từ 50% trở lên nên không thể có loại kiểu hình nào có tỉ lệ lớn hơn.
Câu 38:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 3 cặp gen A,a; B,b; D,d phân li độc lập quy định và được mô tả bằng sơ đồ:
Khi trong tế bào có chất đỏ thì có hoa màu đỏ; các trường hợp có chất trắng thì hoa màu trắng; Các alen lặn không có chức năng. Cho cây dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1 có 8000 cây. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tổng số các cây hoa trắng ở F1, số cây đồng hợp tử 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/2.
II. Trong tổng số các cây hoa đỏ ở F1, số cây đồng hợp tử 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 2/9.
III. F1 có 750 cây hoa đỏ đồng hợp tử 2 cặp gen.
IV. F1 có 500 cây hoa trắng đồng hợp tử 1 cặp gen.
Đáp án B
Giải thích: Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III
A-B-D- quy định hoa đỏ;
Các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng.
Vì P dị hợp 3 cặp gen nên F1 có tỉ lệ kiểu hình là 27 đỏ : 37 trắng.
- Trong số các cây hoa trắng ở F1, thì cây đồng hợp 2 cặp gen có tỉ lệ = = 18/37. → I sai.
- Trong tố cây hoa đỏ ở F1, cây đồng hợp tử về 2 cặp gen có tỉ lệ = = 2/9. → II đúng
- Số cây hoa đỏ ở F1 đồng hợp tử về 2 cặp gen có tỉ lệ == 3/32.
→ Số cây hoa đỏ đồng hợp tử 2 cặp gen = 3/32 × 8000 = 750. → III đúng.
- Số cây hoa trắng đồng hợp tử 1 cặp gen ở F1 chiếm tỉ lệ == 3/16.
→ Số cây hoa trắng đồng hợp tử 1 cặp gen ở F1 = 3/16 × 8000 = 1500. → IV sai.
Câu 39:
Ở một quần thể tự phối, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,6AA : 0,4Aa. Biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 10%.
II. Qua các thế hệ, tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ giảm dần và tiến tới bằng tỉ lệ kiểu hình hoa trắng.
III. Qua các thế hệ, hiệu số giữa tỉ lệ kiểu gen AA với tỉ lệ kiểu gen aa luôn = 0,6.
IV. Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 33 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
V. Nếu kiểu hình hoa trắng bị chết ở giai đoạn phôi thì ở F2, cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 2/17.
Đáp án A
Giải thích: Có 4 phát biểu đúng, đó là I, III, IV và V.
(I) đúng. Vì ở F2, Aa có tỉ lệ == 0,1.
(II) sai. Vì tần số A = 0,8 và tần số a = 0,2 cho nên kiểu hình hoa đỏ luôn lớn hơn kiểu hình hoa trắng.
(III) đúng. Vì đây là quần thể tự phối nên hiệu số giữa kiểu gen AA với kiểu gen aa không thay đổi qua các thế hệ. Ở thế hệ P, tỉ lệ AA – tỉ lệ aa = 0,6 – 0 = 0,6.
(IV) đúng. Ở F3, cây hoa trắng có tỉ lệ = 0 = 0,175 = 7/40. → Cây hoa đỏ = 33/40.
(V) đúng. Hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. → Cây F1 có tỉ lệ kiểu gen = 7/9AA : 2/9Aa.
Hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là 15/18AA : 2/18Aa : 1/18aa. → Cây F2 có tỉ lệ kiểu gen = 15/17AA : 2/17Aa.
Câu 40:
Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 20cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả những người nam trong phả hệ trên đều biết được chính xác kiểu gen.
II. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con không bị bệnh là 40%.
III. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng là con trai bị cả hai bệnh là 8%.
IV. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này bị cả 2 bệnh, xác suất đứa con thứ 2 bị cả 2 bệnh là 20%.
Đáp án B
Giải thích: Cả 4 phát biểu trên đều đúng.
Gọi a, b là gen quy định bệnh A, bệnh B.
I đúng. Vì cả 2 gen đều liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X nên 8 người nam đều biết được kiểu gen.
II đúng. Vì người số 13 có kiểu gen XabY, vợ của người này có kiểu gen XABXab. Con không bị bệnh có kiểu gen XABXab hoặc XABY có tỉ lệ = 1 × 0,4 = 0,4 = 40%.
III đúng. Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXab.
Người số 5 có kiểu gen XABXab ; người số 6 có kiểu gen XABY nên người số 11 có kiểu gen XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ = 0,4XABXAB : 0,4XABXab : 0,1XABXAb : 0,1XABXaB.
Cặp vợ chồng số 11, 12 (XABY) sinh con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu gen XABXab. Khi đó, xác suất sinh con trai (Xab Y) bị cả hai bệnh = 0,4 × 0,4 × 1/2 = 0,08 = 8%.
IV đúng. Con đầu lòng bị 2 bệnh → Kiểu gen của cặp vợ chồng đó là XABXab × XABY
→ Xác suất đứa thứ 2 bị cả 2 bệnh là 0,4 × ½ = 0,2 = 20%.