IMG-LOGO

30 đề thi THPT Quốc gia môn Vật lí năm 2022 có lời giải (Đề 5)

  • 6629 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 5:

Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sóng cơ truyền từ môi trường này sang môi trường khác, tần số sóng luôn không đổi

Giải chi tiết:

Khi sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì tần số cuẩ sóng không đổi


Câu 9:

Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Đại lượng dùng giá trị hiệu dụng là: suất điện động, cường độ dòng điện, hiệu điện thế

Giải chi tiết:

Công suất không dùng giá trị hiệu dụng


Câu 10:

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết dao động tắt dần

Giải chi tiết:

Dao động tắt dần là dao động có biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian


Câu 11:

Một con lắc đơn chiều dài l dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường g với biên độ góc nhỏ. Tần số của dao động là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết con lắc đơn

Giải chi tiết:

Tần số của con lắc đơn là: f=12πgl


Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là đúng? Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xây dựng dựa vào:

Xem đáp án

: Đáp án A

Phương pháp giải:

Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng cường độ của một dòng điện không đổi, nếu cho hai dòng điện đó lần lượt đi qua cùng một điện trở trong những khoảng thời gian bằng nhau đủ dài thì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhau

Giải chi tiết:

Khái niệm cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện


Câu 17:

Để phân biệt được sóng ngang và sóng dọc ta dựa vào

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Sóng ngang có các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng

Sóng dọc có các phần tử môi trường dao động theo phương truyền sóng

Giải chi tiết:

Để phân biệt được sóng ngang và sóng dọc, ta dựa vào phương dao động và phương truyền sóng


Câu 20:

Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết độ cao của âm

Giải chi tiết:

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm


Câu 21:

Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần, so với điện áp hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch

Xem đáp án

Đáp án A

Đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm, cường độ dòng điện trễ pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch góc π2


Câu 22:

Công thức xác định dung kháng của tụ điện C đối với tần số f là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dung kháng của tụ điện: ZC=1ωC=12πfC

Giải chi tiết:

Dung kháng của tụ điện là: ZC=12πfC


Câu 23:

Trong 10s, một người quan sát thấy có 5 ngọn sóng biển đi qua trước mặt mình. Chu kì dao động của các phần tử nước là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Khoảng thời gian sóng truyền qua 2 đỉnh sóng liên tiếp bằng 1 chu kì

Giải chi tiết:

Khoảng thời gian người đó quan sát thấy 5 ngọn sóng đi qua trước mặt mình là: t=4T=10sT=2,5s


Câu 24:

Một vòng dây kín, phẳng được đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian 0,02s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị 4.10-3Wb về 0 thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Suất điện động cảm ứng: ec=ΔΦΔt

Giải chi tiết:

Độ lớn suất điện động trong vòng dây là: 

ec=ΔΦΔt=04.1030,02=0,2V


Câu 25:

Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết dao động điều hòa

Giải chi tiết:

Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng, gia tốc đổi chiều, vận tốc không đổi chiều → A sai

Khi chất điểm đến vị trí cân bằng nó có tốc độ cực đại, gia tốc bằng 0 → B đúng

Khi chất điểm qua vị trí biên, nó đổi chiều chuyển động nhưng gia tốc không đổi chiều → C đúng

Khi chất điểm đến vị trí biên, nó có tốc độ bằng 0 và độ lớn gia tốc cực đại → D đúng


Câu 26:

Một sóng truyền theo phương ngang AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng được biểu diễn như trên hình bên. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Sau thời điểm này  (T là chu kỳ dao động sóng) thì điểm N đang

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất hướng truyền sóng và chiều dao động của phần tử môi trường

Giải chi tiết:

Ta có hình vẽ biểu diễn mối liên hệ giữa chiều truyền sóng và chiều dao động của phần tử môi trường:

Từ hình vẽ ta thấy điểm M đang đi lên → sóng truyền từ B đến A → điểm N ở sườn trước

Sau thời gian T2, điểm N ở sườn sau → điểm N đi xuống


Bắt đầu thi ngay