IMG-LOGO

30 đề thi THPT Quốc gia môn Vật lí năm 2022 có lời giải (Đề 6)

  • 6493 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo Anh-xtanh khi một êlectron hấp thụ phôtôn sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng ban ban đầu cực đại của nó. Chiếu bức xạ có bước sóng vào một tấm kim loại thì nhận được các quang e có vân tốc cực đại là v1=2.105m/s. Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ2=0,2μm thì vận tốc cực đại của quang điện tử là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức Anh-xtanh về hiện tượng quang điện : hcλ=A+Wdmax=hcλ0+12mv2

Giải chi tiết:

Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ1=600nm vào một tấm kim loại thì nhận được các quang e có vận tốc cực đại lần lượt là v1=2.105m/s, ta có:

hcλ1=A+12mv12hc0,6.106=A+12.m.2.1052A=3,31.1019J

Khi dùng bức xạ có bước sóng λ2=0,2μm thì

hcλ2=A+Wdmaxhc0,2.106=3,31.1019+12.m.vomax2vmax=1206894m/s1,2.106m/s


Câu 2:

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

+Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định thì quỹ đạo là một đường thẳng.

 + Li độ x=A.cosωt+φ

+ Lực kéo về: Fk.x=mω2A.cosωt+φ

Giải chi tiết:

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định thì quỹ đạo là một đường thẳng


Câu 3:

Để so sánh độ bền vững của các hạt nhân người ta dùng đại lượng

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Năng lượng liên kết riêng wlkr=WlkA, tức là năng lượng liên kết tính trên một nuclon, là đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân nguyên tử.

Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

Giải chi tiết:

Để so sánh độ bền vững của các hạt nhân người ta dùng đại lượng năng lượng liên kết tính trên một nuclon


Câu 4:

Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Hiện tượng giảm điện trở suất, tức là tăng độ dẫn điện của bán dẫn, khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào gọi là hiện tượng quang dẫn.

Giải chi tiết:

Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm điện trở của một chất khi bị chiếu sáng


Câu 5:

Nhận định nào dưới đây về dao động cưỡng bức là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dao động cưỡng bức là dao động của hệ khi chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn.

Dao động cưỡng bức có đặc điểm:

+ Có biên độ không đổi và tần số bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

+ Biên độ của dao động cưỡng bức không chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức mà còn phụ thuộc vào cả độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ.

Giải chi tiết:

Dao động cưỡng bức là dao động của hệ khi chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn.

⇒ Phát biểu sai: Để dao động trở thành dao động cưỡng bức, ta cần tác dụng vào con lắc dao động một ngoại lực không đổi.


Câu 6:

Chu kì của dao động điều hoà là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Chu kì của dao động điều hoà là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần.

Giải chi tiết:

Chu kì của dao động điều hoà là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần, tức là khoảng thời gian ngắn nhất mà toạ độ, vận tốc, gia tốc của vật dao động lại có giá trị và trạng thái như cũ


Câu 7:

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Nội dung thuyết lượng tử ánh sáng

– Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

– Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf.

– Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có photon đứng yên. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c=3.108m/s dọc theo các tia sáng.

– Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hoặc hấp thụ một phôtôn.

Giải chi tiết:

Năng lượng của các photon ánh sáng: ε=hf

⇒ Các ánh sáng đơn sắc khác nhau có tần số khác nhau ⇒ năng lượng của các photon là khác nhau.

⇒ Phát biểu sai là: Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.


Câu 8:

Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ là A1 và A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị lớn nhất bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ là A1 và A2 thì biên độ dao động tổng hợp là A=A12+A22+2A1A2.cosφ1φ2

Giải chi tiết:

Biên độ dao động tổng hợp: A=A12+A22+2A1A2.cosφ1φ2

Khi độ lệch pha giữa hai dao động thay đổi, thì biên độ tổng hợp A có giá trị nằm trong khoảng: A1A2AA1+A2Amax=A1+A2


Câu 9:

Tại hai điểm A, B trên mặt nước cách nhau 16cm có hai nguồn phát sóng giống nhau. Điểm M nằm trên mặt nước và trên đường trung trực của AB cách trung điểm I của AB một khoảng nhỏ nhất bằng 45cm luôn dao động cùng pha với I. Điểm N nằm trên mặt nước và nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A, cách A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để N dao động với biên độ cực tiểu.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

+ Phương trình giao thoa sóng:

uM=u1M+u2M=2A.cosπd2d1λ.cosωtπd2+d1λ

+ Sử dụng điều kiện cùng pha: Δφ=k2π

+ Số điểm dao động cực tiểu giữa hai nguồn cùng pha: lλ12<k<lλ12

Giải chi tiết:

Ta có hình vẽ:

Phương trình dao động của một điểm M nằm trên đường trung trực là: u=2A.cos2πftd1+d22λ

Với d1;d2 là khoảng cách từ điểm ta xét đến hai nguồn.

Các điểm nằm trên đường trung trực đều dao động với biên độ cực đại (vì hai nguồn cùng pha, cùng biên độ).

Để M và I dao động cùng pha thì: 2πdAM+dBM2λ=2πdAI+dBI2λ+k2π

Vì M gần I nhất, cách I một khoảng 45cm, ứng với k = 1, ta có:

2πdAM+dBM2λ=2πdAI+dBI2λ+2π2(IA2+IM2)2λ=AB2λ+2π2.82+(45)22λ=162λ+1λ=4,0cm

Số điểm dao động cực tiểu nằm trên AB bằng số giá trị k nguyên thõa mãn:

ABλ12kABλ1216412k164124,5k3,5k=4;±3;±2;±1;0

Điểm N nằm trên nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A, dao động với biên độ cực tiểu, gần A nhất thì nằm trên hyperbol cực tiểu có bậc cao nhất về phía A, tức là k = -4

Điều kiển để N là dao động cực tiểu là:

dANdBM=k+12λANAN2+AB2=4+12.λANAN2+162=3,5.4,0=14AN=2,14cm


Câu 10:

Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm.

Độ to phụ thuộc vào tần số và mức cường độ âm.

Âm sắc phụ thuộc vào đồ thị dao động.

Giải chi tiết:

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm


Câu 11:

Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1,S2 dao động cùng pha, cách nhau một khoảng S1S2=40cm. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f=10Hz, vận tốc truyền sóng v=2m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với S1S2 tại S1. Đoạn S1M có giá trị lớn nhất bằng bao nhiêu để tại M có dao động với biên độ cực đại?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Điều kiện có cực đại giao thoa: d1d2=kλ

Công thức tính bước sóng λ=v.T=vf

Giải chi tiết:

Ta có hình vẽ:

Bước sóng λ=v.T=vf=20010=20cm

M có dao động với biên độ cực đại và cách xa S1 nhất ⇒ M thuộc cực đại bậc 1 về phía A.

d1d2=kλAMAM2+AB2=λAMAM2+402=20AM=8,57cm


Câu 12:

Một tụ điện có điện dung C=0,202μF được tích điện đến hiệu điện thế U0. Lúc t = 0, hai đầu tụ được đấu vào hai đầu của một cuộn dây có độ tự cảm bằng 0,5H. Bỏ qua điện trở thuần của cuộn dây và của dây nối. Lần thứ hai điện tích trên tụ bằng một nửa điện tích lúc đầu là ở thời điểm nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Điện tích trên hai bản tụ điện có biểu thức: q=Q0.cosωt+φ

Chu kì T được xác định bởi công thức: T=2πLC

Sử dụng VTLG và công thức tính thời gian: t=αω=α.T2π

Giải chi tiết:

Thời điểm ban đầu, tụ được nạp đầy điện và bắt đầu phóng điện, điện tích trên tụ giảm dần.

Ta có biểu thức: q=Q0.cosωt

Chu kì dao động của mạch: T=2πLC=2π0,202.106.0,5=2.103s

Biểu diễn trên VTLG:

Góc quét tương ứng: α=2ππ3=5π3

⇒ Lần thứ hai điện tích trên tụ bằng một nửa điện tích lúc đầu là:

t=αω=α.T2π=5π3.2.1032π=1600s


Câu 13:

Thế nào là 2 sóng kết hợp?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Hai sóng kết hợp là hai sóng có cùng tần số, cùng phương dao động và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

Giải chi tiết:

Hai sóng kết hợp là hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian


Câu 14:

Một mạch dao động LC lí tưởng. Ban đầu nối hai đầu cuộn cảm thuần với nguồn điện có r=2Ω, suất điện động E. Sau khi dòng điện qua mạch ổn định, người ta ngắt cuộn dây với nguồn và nối nó với tụ điện thành mạch kín thì điện tích cực đại của tụ là 4.106C. Biết khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi năng lượng từ trường đạt giá trị cực đại đến khi năng lượng trên tụ bằng 3 lần năng lượng trên cuộn cảm là π6.106s. Giá trị của suất điện động E là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Công thức liên hệ giữa : I0=ωQ0=2πT.Q0

Năng lượng từ trường và năng lượng điện trường: Wt=12L.i2Wd=12C.u2

Năng lượng điện từ: W=12L.i2+12.C.u2=12L.I02=12C.U02

Sử dụng VTLG.

Giải chi tiết:

Năng lượng điện từ: W=12L.i2+12.C.u2=12L.I02=12C.U02

Khi năng lượng từ trường đạt giá trị cực đại thì Wt=0i=0

Khi năng lượng trên tụ bằng 3 lần năng lượng trên cuộn cảm thì:

Wt=14W12L.i2=1412.L.I02i=I02

Biểu diễn trên VTLG:

Ta có t=π6.106=π2arccos122π.T

t=112TT=2π.106s

Điện tích cực đại trên tụ:

Q0=I0ω=T2π.I0I0=Q0.2πT=4.106.2π2π.106=4A

Suất điện động: E=I0.R=4.2=8V


Câu 15:

Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u=U0cos(ωt)V. Công thức tính tổng trở của mạch là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Tổng trở: Z=R2+ZLZC2

Giải chi tiết:

Công thức tính tổng trở: Z=R2+ZLZC2=R2+ωL1ωC2


Câu 16:

Một đoạn mạch gồm một điện trở R=80Ω mắc nối tiếp vơi một tụ điện có điện dung C=104πF và một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=0,4πH. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u=802cos100πt(V). Khi đó công suất tỏa nhiệt trên R là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Tổng trở : Z=R2+ωL1ωC2

Cường độ dòng điện hiệu dụng : I=UZ

Công suất tỏa nhiệt trên R: P=I2.R

Giải chi tiết:

Tổng trở của đoạn mạch : Z=R2+ωL1ωC2

=802+0,4π.100π1100π.104π2=100Ω

Cường độ dòng điện hiệu dụng : I=UZ=80100=0,8A

Công suất tỏa nhiệt trên R : P=I2.R=0,82.80=51,2W


Câu 17:

Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Tần số góc: ω=2πf

Cảm kháng và dung kháng : ZL=ωLZC=1ωC

Hệ số công suất :

cosφ=RZ=RR2+(ZLZC)2=RR2+(ωL1ωC)2

Giải chi tiết:

Hệ số công suất : cosφ=RZ=RR2+(ZLZC)2

Đoạn mạch điện đang có tính cảm kháng ZL>ZC

Khi tăng tần số thì cảm kháng tăng, dung kháng giảm, do đó hệ số công suất :

cosφ=RR2+ωL1ωC2 giảm.


Câu 18:

Một khung dây hình vuông có cạnh dài 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=4.105T, mặt phẳng khung dây tạo với các đường sức từ một góc 300. Từ thông qua mặt phẳng khung dây nhận giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Từ thông Φ=B.S.cosα;α=n;B

Giải chi tiết:

Từ thông qua mặt phẳng khung dây :

Φ=B.S.cosα=4.105.0,052.cos900300=5.108Wb


Câu 19:

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Khoảng cách giữa hai cực đại hoặc hai cực tiểu liên tiếp là λ2

Khoảng cách giữa một cực đại và 1 cực tiểu liên tiếp là λ4

Giải chi tiết:

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng một nửa bước sóng


Câu 20:

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ x=2cos2πt+π2 (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = 0,25s, chất điểm có li độ bằng:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Thay t  vào phương trình li độ x.

Giải chi tiết:

Tại thời điểm t = 0,25s chất điểm có li độ bằng: x=2cos2π.0,25+π2=2cm


Câu 21:

Các hạt nhân đơtêri 12D; triti 13T; heli 24He có năng lượng liên kết lần lượt là 2,22MeV;8,49MeV;28,16MeV. Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là ?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Năng lượng liên kết riêng: wlkr=WlkA

Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền.

Giải chi tiết:

Năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân là:

wD=WDAD=2,222=1,11(MeV/nuclon)wT=WTAT=8,493=2,83(MeV/nuclon)wHe=WHeAHe=28,164=7,04(MeV/nuclon)

⇒ Thứ tự giảm dần về mức độ bền vững là ε24He>ε13T>ε12D


Câu 22:

Chu kì bán rã của hai chất phóng xạ A và B là TA và TB=2TA. Ban đầu hai khối chất A và B có số hạt nhân như nhau. Sau thời gian t=4TA thì tỉ số giữa số hạt nhân A và B đã phóng xạ là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Số hạt còn lại: N=N0.2tT

Số hạt nhân đã phóng xạ: ΔN=N0.12tT

Giải chi tiết:

+ Sau thời gian t :

Số hạt nhân A đã phóng xạ là: ΔNA=N0.12tTA

Số hạt nhân B đã phóng xạ là: ΔNB=N0.12tTB

Tỉ số hạt nhân A và B đã phóng xạ là:

ΔNAΔNB=N0.12tTAN0.12tTB=12tTA12tTB=124TATA124TA2TA=124122=54


Câu 23:

Đoạn mạch điện xoay chiều AB chỉ chứa một trong các phần tử: điện trở thuần, cuộn dây hoặc tụ điện. Khi đặt điện áp u=U0cosωtπ6V lên hai đầu A và B thì dòng điện trong mạch có biểu thức i=I0cosωt+π3A. Đoạn mạch AB chứa:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

+ Đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần R thì có u cùng pha với i.

+ Đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần thì có u sớm pha π2 so với i.

+ Đoạn mạch chỉ chứa tụ điện thì có điện áp u trễ pha π2 so với i.

Giải chi tiết:

Ta có: u=U0cosωtπ6Vi=I0cosωt+π3A

⇒ Điện áp trễ pha π2 so với cường độ dòng điện.

⇒ Đoạn mạch AB chỉ chứa tụ điện.


Câu 24:

Dòng điện i=22.cos100πtA có giá trị hiệu dụng bằng:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện hiệu dụng: I=I02

Giải chi tiết:

Ta có: i=22.cos100πtAI0=22A

Cường độ dòng điện hiệu dụng: I=I02=222=2A


Câu 25:

Trong mạch dao động lí tưởng có dao động điện từ tự do thì điện tích q trên mỗi bản tụ điện và cường độ dòng điện i trong cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian với:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Trong mạch dao động LC lí tưởng thì điện tích và cường độ dòng điện có biểu thức:

q=Q0.cosωt+φ(C)i=q'=ωQ0.cosωt+φ+π2(A)

Giải chi tiết:

Biểu thức của điện tích và cường độ dòng điện: q=Q0.cosωt+φ(C)i=q'=ωQ0.cosωt+φ+π2(A)

⇒ q biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng tần số trễ pha π2 so với i


Câu 26:

Một mạng điện xoay chiều 220V50Hz, khi chọn pha ban đầu của điện áp bằng không thì biểu thức của điện áp có dạng

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Biểu thức điệp áp xoay chiều là u=U2.cosωt+φ (U là điện áp hiệu dụng)

Tần số góc: ω=2πf

Giải chi tiết:

Biểu thức của điện áp: u=U2.cosωt+φ

Tần số góc: ω=2πf=2π.50=100πrad/s

Pha ban đầu bằng 0 φ=0

u=2202cos100πtV


Câu 27:

Đặt điện áp u=2002.cos100πtV vào hai đầu cuộn dây có độ tự cảm L=1πH và điện trở r=100Ω. Biểu thức cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Tổng trở Z=R2+(ωL)2

Cường độ dòng điện hiệu dụng: I=UZ

Độ lệch pha giữa u và i: tanφ=ZLR

Biểu thức tổng quát của cường độ dòng điện là i=I2.cosωt+φi

Giải chi tiết:

Tổng trở của đoạn mạch:

Z=R2+(ωL)2=1002+100π.1π2=1002Ω

Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong mạch: I=UZ=2001002=2A

Độ lệch pha giữa u và i: tanφ=ZLR=100100=1φ=π4

i=I2.cosωt+φi=2.cos100πtπ4A


Câu 28:

Giới hạn quang điện của một kim loại là 300nm. Lấy h=6,625.1034J.s;c=3.108m/s. Công thoát êlectron của kim loại này là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Công thức tính công thoát: A=hcλ0

Giải chi tiết:

Công thoát êlectron của kim loại này là:

A=hcλ0=6,625.1034.3.108300.109=6,625.1019J


Câu 29:

Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x=Acos2ωt+φ, vận tốc của vật có giá trị cực đại là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Vật dao động điều hòa có phương trình li độ và vận tốc: x=A.cosωt+φv=x'=ωA.cosωt+φ+π2

Giải chi tiết:

Biểu thức li độ của vật : x=Acos2ωt+φ

v=x'=2ωA.cos2ωt+φ+π2vmax=2ωA


Câu 30:

Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Mắt nhìn rõ các vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn trước mắt, gọi là khoảng nhìn rõ của mắt.

Mắt có thể nhìn được các vật ở xa, gần trước mắt là do mắt có sự điều tiết. Khi mắt quan sát vật ở xa, thể thủy tinh xẹp xuống, khi mắt quan sát các vật ở gần mắt thì thể thủy tinh phồng lên.

Giải chi tiết:

Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt, thể thủy tinh cong dần lên. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt, thể thủy tinh xẹp dần xuống.

⇒ Phát biểu đúng về sự điều tiết của mắt: Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống


Câu 31:

Hai điện trở R1,R2R1>R2 được mắc vào hai điểm A và B có hiệu điện thế U=12V. Khi R1 ghép nối tiếp với R2 thì công suất tiêu thụ của mạch là 4W; Khi R1 ghép song song với R2 thì công suất tiêu thụ của mạch là 18W. Giá trị của R1,R2 bằng

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp và song song: Rnt=R1+R2Rss=R1.R2R1+R2

Định luật Ôm cho đoạn mạch và công thức tính công suất tiêu thụ: I=URtdP=I2.R=U.I=U2Rtd

Giải chi tiết:

+ Khi R1ntR2 có: Pnt=4WU2R1+R2=4W

122R1+R2=4R1+R2=361

+ Khi R1//R2 có: Pss=18WU2R1.R2R1+R2=18W

122.(R1+R2)R1.R2=18R1.R2=2882

+ Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

R1.R2=288R1+R2=36R1=24Ω;R2=12ΩR2=24Ω;R1=12Ω


Câu 32:

Tìm phát biểu sai về điện trường

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Lí thuyết về điện trường:

+ Điện trường là môi trường xung quanh điện tích, gây ra lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. Càng gần các điện tích thì điện trường mạnh, càng xa điện tích thì điện trường càng yếu.

+ Khi trong môi trường có nhiều điện tích điểm thì điện trường là điện trường tổng hợp của các điện trường do mỗi điện tích trong đó gây ra.

Giải chi tiết:

Khi trong môi trường có nhiều điện tích điểm thì điện trường là điện trường tổng hợp của các điện trường do mỗi điện tích trong đó gây ra.

⇒ Phát biểu sai là: Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.


Câu 33:

Mạch dao động điện từ điều hòa gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kì dao động của mạch:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Chu kì của mạch LC là T=2πLC

Giải chi tiết:

Chu kì của mạch LC: T=2πLCT~C

Khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kì dao động của mạch tăng lên 4=2 lần


Câu 34:

Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 25N/m một đầu được gắn với hòn bi nhỏ có khối lượng m = 100g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng, tại thời điểm t = 0 người ta thả cho con lắc rơi tự do sao cho trục lò xo luôn nằm theo phương thẳng đứng và vật nặng ở phía dưới lò xo. Đến thời điểm t1=0,0215s thì điểm chính giữa của lò xo đột ngột bị giữ lại cố định. Lấy g=10m/s2;π2=10. Bỏ qua ma sát, lực cản. Tốc độ của hòn bi tại thời điểm t2=t1+0,07s có độ lớn gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Quá ttrình chuyển động của vật được chia thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Vật rơi tự do xuống dưới. Chọn HQC gắn với điểm treo lò xo,trục Ox thẳng đứng chiều dương hướng xuống dưới, gốc O tại vị trí cân bằng.

+ Giai đoạn 2. Lò xo bị giữ ở chính giữa, khi đó độ cứng k thay đổi, tần số góc và chu kì thay đổi, vị trí cân bằng thay đổi. Ta xác định vị trí và li độ ở hệ quy chiếu đất và vị trí cân bằng mới. Từ đó xác định biên độ mới. Sử dụng VTLG tìm vận tốc tại .

Giải chi tiết:

Độ biến dạng của lò xo tại VTCB: Δl0=mgk=0,1.1025=4cm

Quá trình chuyển động của vật được chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Vật rơi tự do xuống dưới. Chọn HQC gắn với điểm treo lò xo,trục Ox thẳng đứng chiều dương hướng xuống dưới, gốc O tại vị trí cân bằng.

Vật nặng chịu tác dụng của các lực: trọng lực, lực đàn hồi của lò xo, lực quán tính Fqt=P

Tại vị trí cân bằng và trong quá trình rơi, vật dao động điều hòa quanh vị trí lò xo không biến dạng với biên độ A=Δl0

Thời điểm t = 0, con lắc bắt đầu rơi thì vật đang ở biên dưới.

Tần số góc của dao động:

ω=km=5πrad/sT=2πω=0,4s

Sau khoảng thời gian t1=0,0215=1520T ứng với góc quét φ=ωt1=690

Khi đó li độ của vật là: x1=A.cos690=1,4cm

Khi đó vật có vận tốc là: v=ω.A2x2=58,93(cm/s)

+ Giai đoạn 2: Khi lò xo bị giữ ở chính giữa.

Xét trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất, vật chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực và lực đàn hồi.

Độ cứng  ⇒ VTCB mới ở cách vị trí cân bằng cũ 2cm, là vị trí lò xo dãn Δl=mgk'=2cm

Sau thời gian t1, vận tốc của vật nặng so với mặt đất là: v13=v12+v23

v13=58,93+gt=18,53cm/s

Li độ của vật tại thời điểm t1 trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất là: x13=1,42=3,4cm

Khi đó tần số góc: ω'=k'm=2ω=52πrad/s

Khi đó vật dao động quanh vị trị O' với biên độ: A'=x132+v13ω'23,5cm

Sau thời gian Δt=0,07s

Vị trí ban đầu α=acrcos3,43,5=13,80

Góc quét được φ=ωΔt=52π.0,07=890

Li độ lúc đó là x=A.sinα+φ900=0,77cm

Vận tốc lúc đó là v=ω'A'2x2=75,8cm/s


Câu 35:

Hai điểm sáng M và N dao động điều hòa trên trục Ox với cùng biên độ và vị trí cân bằng O. Hình bên biểu diễn sự phụ thuộc của pha dao động Φ vào thời gian t. Từ thời điểm t = 0 tới thời điểm hai điểm sáng đi qua nhau lần thứ 5, tỉ số giữa khoảng thời gian li độ của hai điểm sáng cùng dấu với khoảng thời gian li độ của hai điểm sáng trái dấu là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Từ đồ thị ta viết được các phương trình của pha ΦN và ΦM

Khi hai vật có cùng li độ thì giải phương trình x1=x2

Giải chi tiết:

Từ đồ thị ta có ΦN=2πt+π3 và ΦM=2πtπ6

⇒ N nhanh pha 90° so với M.

+ Mỗi chu kì, hai điểm sáng gặp nhau hai lần khi pha của N nằm ở PNG1 và PNG2

+ Li độ hai điểm chung trái dấu khi pha của M và N nằm hai bên trục tung.

⇒ Sau 2 chu kì, M và N gặp nhau 4 lần và PN quét 4 cung 90° để M và N có li độ trái dấu.

Lần thứ 5, pha PN chạy từ PN0 tới PNG2; trong khoảng thời gian này, PN quét thêm 1 cung 90° để M và N có li độ trái dấu.

Vậy tỉ số cần tìm là : δ=2.360+1655.905.90=2930


Câu 36:

Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 và t2=t1+1s. Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm M trên dây gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Từ đồ thị tìm được bước sóng, chu kì, vận tốc sóng. 

Viết phương trình dao động của O và phương trình dao động của M.

Tính được độ lệch pha giữa hai điểm M và O. Tìm được vận tốc của M.

Giải chi tiết:

Từ đồ thị ta thấy: λ4=110λ=0,4m=40cm

Trong thời gian 1s pha dao động truyền được: 320110=0,05m=5cm=λ8

⇒ Chu kì: T=8s

⇒ Vận tốc sóng: v=λT=408=5cm/s

Độ lệch pha dao động của M và O là: Δφ=2πxλ=2π11300,4=11π6

Tại t1 M chuyển động theo chiều âm do nằm trước đỉnh sóng.

Hai thời điểm t1 và t2 lệch nhau 18 chu kì, ứng với góc π4

Tốc độ của M tại thời điểm t2 là: v=vmax.cos1503,029cm/s


Câu 37:

Điện năng được truyền từ nơi phát đến một xưởng sản xuất bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là 90%. Ban đầu xưởng sản xuất này có 90 máy hoạt động, vì muốn mở rộng quy mô sản xuất nên xưởng đã nhập về thêm một số máy. Hiệu suất truyền tải lúc sau (khi có thêm các máy mới cùng hoạt động) đã giảm đi 10% so với ban đầu. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các máy hoạt động (kể cả các máy mới nhập về) đều như nhau và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng 1. Nếu giữ nguyên điện áp nơi phát thì số máy hoạt động đã được nhập về thêm là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Hiệu suất truyền tải điện năng: H=PΔPP

Công suất hao phí trên đường dây: ΔP=P2.RU

Giải chi tiết:

+ Hiệu suất truyền tải điện năng: H=PΔPP=1ΔPP

P1=0,9P1+90P0P2=0,8P2+90+nP00,9P1=90P00,8P2=90+nP01

Trong đó P1,P2 lần lượt là công suất truyền đi trước và sau khi nhập thêm n máy và P0 là công suất tiêu thụ mỗi máy.

+ Mặc khác ΔP=P2RUΔP1ΔP2=P1P22

ΔP1ΔP2=1H11H2P1P2P1P2=10,910,2=122

Từ (1) và (2) n=70


Câu 38:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có đồ thị điện áp tức thời phụ thuộc vào thời gian như hình vẽ. Trong đó điện áp cực đại U0 và chu kì dòng điện không thay đổi. Khi đóng và mở khóa K thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch phụ thuộc vào thời gian như hình vẽ. Giá trị của I0 là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Viết biểu thức cường độ dòng điện, điện áp từ các đồ thị.

Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch: i=I0.cosωt+φ

Độ lệch pha giữa u và i: tanφ=tan(φuφi)=ZLZCR

Tổng trở: Z=R2+(ZLZC)2

Giải chi tiết:

+ Khi khóa K mở, mạch gồm R,r,L,C nối tiếp

Từ đồ thị của điện áp, ta có: u=U0.cosωt

Từ đồ thị cường độ dòng điện khi K mở ta có: i=I0.cosωt+φi

Khi t=0i=1,5=3.cosφi1φi1=π6

Δφm=φuφi1=π6

Mà tanΔφm=ZLZCR+r=13ZLZC=13R+r

+ Khi K đóng, mach có r,L,C nối tiếp

Ta có phương trình cường độ dòng điện là i=I0.cosωt+φi2

Khi t=0i=0,5I0=I0.cosφi2φi2=π3

Δφm=φuφi1=π3

Mà tanΔφm=ZLZCr=3ZLZC=3r

ZLZC=3r=13R+rR=2rZ2=r2+(ZLZC)2=2rZ1=R+r2+(ZLZC)2=23rI01=U0Z1I02=U0Z2I01I02=Z2Z1=13I02=I0=3A


Câu 39:

Đồ thị của hai dao động điều hòa cùng tần số được cho như hình vẽ. Phương trình dao động tổng hợp của chúng là :

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Từ đồ thị viết phương trình dao động x1;x2

Sử dụng máy tính Casio Fx 570 VN để cộng hai dao động.

Giải chi tiết:

Từ đồ thị, tá viết được phương trình hai dao động: x1=3.cosωtπ2cmx2=2.cosωt+π2cm

x=x1+x2=3π2+2π2=1π2=1.cosωtπ2cm


Câu 40:

Khi bắn hạt α có động năng K vào hạt nhân 714N đứng yên thì gây ra phản ứng 24He+714N817O+X. Cho khối lượng các hạt nhân trong phản ứng lần lượt là mHe=4,0015u, mN=13,9992u, mO=16,9947u, mX=1,0073u. Lấy 1uc2=931,5MeV. Nếu hạt nhân X sinh ra đứng yên thì giá trị của K bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn năng lượng toàn phần:

ptr=psKα+ΔE=KO

Với ΔE=mtrms.c2 và p=2mK

Giải chi tiết:

Ban đầu hạt N đứng yên, nên N có động lượng bằng 0.

Lúc sau, hạt X sinh ra đứng yên, nên X có động lượng bằng 0.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:

ptr=pspα=pOpα=pO

2mα.K=2mO.KOKO=417K

Với ΔE=mtrms.c2=mα+mNmOmX.c2

ΔE=4,0015+13,999216,99471,0073.931,5=1,21MeV

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần

Kα+ΔE=KOK1,21=417KK=1,58MeV


Bắt đầu thi ngay