Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO

30 đề thi THPT Quốc gia môn Vật lí năm 2022 có lời giải (Đề 19)

  • 4799 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Người có thể nghe được âm có tần số 

Xem đáp án

Phương pháp:

- Âm nghe được âm thanh): Là những sóng âm gây ra cảm giác ấm với màng nhĩ, có tần số từ 16Hz đến 20000Hz.

- Âm có tần số dưới 16Hz gọi là hạ âm, tai người không nghe được nhưng voi, chim bồ câu,.. vẫn có thể nghe được hạ âm.

- Âm có tần số trên 20000Hz gọi là siêu âm, tai người không nghe được nhưng chó, dơi, cá heo,.. vẫn có thể nghe được siêu âm.

Cách giải:

Người có thể nghe được âm có tần số từ 16Hz đến 20kHz.

Chọn C.


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

Xem đáp án

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết về dòng điện xoay chiều.

Công thức tính nhiệt lượng: Q = I2Rt

Cách giải:

Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau là không đúng, vì chưa đề cập tới độ lớn của cường độ dòng điện. Nếu muốn chúng toả ra cùng một nhiệt lượng thì cường độ dòng điện một chiều phải có giá trị bằng giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

Chọn A.


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là không đúng? 


Câu 4:

Trong quá trình truyền tải điện năng, với cùng một công suất và một điện áp truyền đi, điện trở trên đường dây xác định, mạch có hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí: 

Xem đáp án

Phương pháp:

Công thức tính công suất hao phí: Php=P2RU2.cos2φ

Cách giải: 

Ta có: Php=P2RU2.cos2φPhp~1cos2φ

=> Mạch có hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí càng nhỏ.

Chọn D.


Câu 5:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số 3Hz. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số 

Xem đáp án

Phương pháp:

Con lắc dao động điều hòa với tần số f thì động năng và thế năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số 2f. 

Cách giải:

Tần số dao động điều f = 3Hz

Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số: f’=2f=2.3=6Hz

Chọn B.


Câu 6:

Một sóng cơ lan truyền với tần số f và tốc độ truyền sóng v. Bước sóng của sóng này được tính bằng công thức

Xem đáp án

Phương pháp:

Công thức tính bước sóng: λ=vT=vf

Cách giải:

Bước sóng của sóng này được tính bằng công thức: λ=vf

Chọn A.


Câu 7:

Đoạn mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công thức tính hệ số công suất: cosφ=RZ=RR2+ZLZC2

Cách giải:

Đoạn mạch gồm R1 nt R2 có: cosφ=RZ=R1+R2R1+R22=1(cosφ)max

Chọn A.


Câu 8:

Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp bằng. 

Xem đáp án

Phương pháp:

Khoảng cách giữa hai nút sóng hoặc hai bụng sóng liên tiếp bằng λ2 

Khoảng cách giữa một nút sóng và một bụng sóng liên tiếp là λ4

Cách giải:

Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp bằng một nửa bước sóng.

Chọn B.


Câu 9:

Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công thức tính chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn: T=2πlg

Cách giải: 

Ta có: T=2πlgTl,g

=> Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng quả nặng.

Chọn D.


Câu 10:

Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới 

Xem đáp án

Phương pháp:

Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1: n21=n2n1  

Cách giải:

Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới. 

Chọn A.


Câu 11:

Một vật dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x=3cos(4πt)cm. Pha dao động của vật tại thời điểm t bằng: 

Xem đáp án

Phương pháp:

Phương trình dao động điều hòa: x=A.cos(ωt+φ)

Trong đó: (ωt+φ) là pha của dao động tại thời điểm t.

Cách giải:

Phương trình dao động điều hòa: x=3cos(4πt)cm

Pha của dao động tại thời điểm t là: 4πt (rad)

Chọn C.


Câu 12:

Chọn phát biểu đúng. 

Xem đáp án

Phương pháp:

Hai nguồn dao động cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian là hai nguồn kết hợp. Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra gọi là hai sóng kết hợp. 

Cách giải:

Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp.

Chọn D.


Câu 13:

Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi diện phân dung dịch 

Xem đáp án

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết bài dòng điện trong chất điện phân – Vật Lí 11.

Cách giải:

Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi diện phân dung dịch muối kim loại có anốt làm bằng kim loại đó.

Chọn A.


Câu 14:

Điện áp và cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ có tụ điện có dạng u=U0cosωt+π6 và i=I0cos(ωt+φ). I0;φ có giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Đối với đoạn mạch chỉ chứa tụ điện: i=I0cos(ωt+φ)u=U0cosωt+φπ2=I0ZC.cosωt+φπ2

Cách giải: 

Đối với đoạn mạch chỉ chứa tụ điện ta có: I0=U0ZC=U01ωC=U0ωCφi=φu+π2=π6+π2=2π3

Chọn B.


Câu 15:

Phát biểu nào sau đây không đúng? Với dao động cơ tắt dần thì 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Dao động tắt dần có biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian.

Ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.

Cách giải:

Phát biểu không đúng về dao động cơ tắt dần là: Tần số giảm dần theo thời gian

Chọn B.


Câu 16:

Chọn phát biểu sai? Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, công suất hao phí 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công thức tính công suất hao phí: Php=P2RU2.cos2φ

Cách giải: 

Ta có công suất hao phí trong quá trình truyền tải điện năng đi xa: Php=P2RU2.cos2φ

Lại có: R=ρlSPhp=P2U2.cos2φ.ρlSPhp~P2Php~lPhp~1U2

Vậy công suất hao phí không tỉ lệ với thời gian truyền điện.

Chọn C.


Câu 19:

Trong các máy phát điện xoay chiều một pha, nếu rôto quay với tốc độ quá lớn thì dễ làm hỏng máy. Để giảm tốc độ quay của rôto của máy phát điện xoay chiều nhưng vẫn đảm bảo được tần số dòng điện tạo ra thì người ta thường 

Xem đáp án

Phương pháp:

Công thức tính tần số của dòng điện: f = n.p

Với p là số cặp cực, n (vòng/s) là tốc độ quay của roto.

Cách giải:

Tần số của dòng điện do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra được tính theo công thức: f=n.pf~p

=> Để đả bảo được tần số của dòng điện tạo ra người ta thường dùng roto nhiều cặp cực.

Chọn C.


Câu 21:

Cho các chất sau: không khí ở 00C, không khi ở 250C, nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong:

Xem đáp án

Phương pháp:

+ Âm chỉ truyền qua được các môi trường rắn, lỏng, khí, không truyền được trong chân không.

+ Sóng âm truyền trong mỗi môi trường với vận tốc xác định:

vr > vl > vk

Cách giải:

Sóng âm truyền nhanh nhất trong sắt. 

Chọn B.


Câu 22:

Đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số của dòng điện một lượng nhỏ và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án

Phương pháp:

Điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện: ZL=ZC

Các biểu thức: ZL=2πf.L; I=UR2+ZLZC2UR=I.R=U.RR2+ZLZC2; UL=I.ZL=U.ZLR2+ZLZC2UC=I.ZC=U.ZCR2+ZLZC2 

Cách giải:

Điện áp ở hai đầu cuộn dây khi xảy ra cộng hưởng: UL=I.ZL=U.ZLR

Khi tăng tần số của dòng điện một lượng nhỏ: UL'=U.ZL'R2+ZLZC2

Vậy điện áp ở hai đầu cuộn dây thay đổi. 

=> Kết luận không đúng là điện áp ở hai đầu cuộn dây không đổi.

Chọn D.


Câu 25:

Một khung dây dẫn tròn, cứng, đặt trong từ trường B giảm dần đều như hình vẽ. Dòng điện cảm ứng trong khung có chiều

Xem đáp án

Phương pháp:

+ Áp dụng định luật Lenxo để xác định chiều dòng điện cảm ứng: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.

+ Vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải, xác định chiều dòng điện cảm ứng.

Cách giải:

Ở hình A ta có cảm ứng từ B có chiều hướng từ trong ra ngoài mặt phẳng hình vẽ.

Từ trường B giảm dần đều BCB

BC có chiều hướng từ ngoài vào trong

Sử dụng quy tắc nắm tay phải ta xác định được chiều của cường độ dòng điện có chiều cùng chiều kim đồng hồ. 

 Hình A đúng.

Chọn D


Bắt đầu thi ngay