Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Lý thuyết amino acid

Lý thuyết amino acid

  • 685 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tên thay thế của amino axit có công thức cấu tạo CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH?

Xem đáp án

Trả lời:

Cách gọi tên thay thế : Axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

→ CTCT CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH có tên thay thế : Axit 2-amino-3-metylbutanoic

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?

Xem đáp án

Trả lời:

Amino axit là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức : nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)

CH3CONH2 là hợp chất có nhóm NH2 nhưng không có nhóm COOH nên không phải là amino axit

Đáp án cần chọn là: A


Câu 3:

Phát biểu KHÔNG đúng là

Xem đáp án

Trả lời:

Phát biểu không đúng là C

Cách gọi tên thay thế : Tên axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Cách gọi tên bán hệ thống :

 axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thường của axit cacboxylic tương ứng.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

α-amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 32%; 6,67%; 42,66%; 18,67%. Vậy công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

Trả lời:

Ta có :

\[{n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} = \frac{{32\% }}{{12}}:\frac{{6,67\% }}{1}:\frac{{42,66\% }}{{16}}:\frac{{18,67\% }}{{14}}\]

\[ \Rightarrow {n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} = 2,66:6,67:2,67:1,33\]

\[ \Rightarrow {n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} = 2:5:2:1\]

→ CTĐGN : C2H5O2N

→ CTPT : C2H5O2N

Vậy công thức cấu tạo của X là H2N-CH2-COOH

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Cho các chất sau :

(1) C2H6,

(2) CH3-CH(NH2)-COOH,

(3) CH3COOH,

(4) C2H5OH.

Dãy sắp xếp nhiệt độ sôi theo thứ tự giảm dần là

Xem đáp án

Trả lời:

Dãy sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là :

→ (2) >(3) >(4) >(1)

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Khẳng định nào sau đây không đúng về tính chất vật lí của amino axit?

Xem đáp án

Trả lời:

Amino axit là những chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao

Đáp án cần chọn là: B


Câu 7:

Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

Xem đáp án

Trả lời:

Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 8:

Cho các phát biểu sau:

Aminoaxit là những chất lỏng, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

Tên bán hệ thống của aminoaxit :axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO.

Số phát biểu đúng là?

Xem đáp án

Trả lời:

1 sai vì Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

2 sai vì Cách gọi tên bán hệ thống :

axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thường của axit cacboxylic tương ứng.

3 đúng

4 đúng

Đáp án cần chọn là: B


Câu 9:

α - minoaxit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 40,45%; 7,87%; 35,96%; 15,73%. Vậy công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

Trả lời:

Ta có

\[{n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} = \frac{{40,05\% }}{{12}}:\frac{{7,87\% }}{1}:\frac{{35,96\% }}{{16}}:\frac{{15,73\% }}{{14}}\]

\[ \Rightarrow {n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} = 3,37:7,87:2,2475:1,12\]

\[ \Rightarrow {n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} = 3:7:2:1\]

→ CTĐGN : C3H7O2N

→ CTPT : C3H7O2N

Vậy công thức cấu tạo của X là CH3-CH(NH2)COOH

Đáp án cần chọn là: A


Câu 10:

Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là

Xem đáp án

Trả lời:

Lysin có CTPT C6H14N2Ocó M = 146

Alanin có CTPT C3H7NO2 có M = 89

Glyxin có CTPT C2H5NO2 có M = 75

Valin có CTPT C5H11NO2 có M = 117

Đáp án cần chọn là: C


Câu 12:

Axit glutamic có ứng dụng gì?

Xem đáp án

Trả lời:

Axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo

Đáp án cần chọn là: A


Câu 13:

Trong các chất sau, chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là:

Xem đáp án

Trả lời:

Trong 4 chất thì H2NCH2COOH có liên kết ion ( +H3NCH2COO-) và có khối lượng phân tử lớn nhất nên có nhiệt độ nóng chảy cao nhất

Đáp án cần chọn là: C


Câu 14:

Cho các phát biểu sau :

(1) Tất cả các amino axit đều là chất rắn điều kiện thường

(2) Tất cả các amino axit đều không làm đổi màu quì tím

(3) Glyxin phản ứng được với tất các chất sau : dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4

(4) Tất cả các amino axit đều có khả năng trùng hợp tạo peptit

(5) Có thể dùng quì tím để phân biệt các dung dịch alanin, lysin, axit glutamic

(6) Trong phân tử amino axit vừa chứa liên kết cộng hóa trị, vừa chứa liên kết ion

Số phát biểu đúng là :

Xem đáp án

Trả lời:

(1) Đúng

(2) Sai. Lysin làm quì tím chuyển xanh (tùy thuộc vào số nhóm NH2 và COOH trong phân tử amino axit)

(3) Đúng

(4) Sai. Peptit cấu thành từ các a-amino axit

(5) Đúng . Vì : Alanin (tím) ; Lysin (xanh – 2 nhóm NH2,1 nhóm COOH) và Axit glutamic (đỏ - 2 nhóm COOH, 1 nhóm NH2)

(6) Đúng. Vì amino axit còn được xem là muối nội phân tử : dạng +H3N-R-COO-

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

Axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh. Axit glutamic giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic như mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt... Phát biểu đúng về axit glutamic?

Xem đáp án

Trả lời:

A sai vì mì chính có thành phần chính là muối mononatri glutamat, không phải axit glutamic

B sai vì axit glutamic có M = 147

C đúng vì phân tử axit glutamic có 1 nhóm NH2

D sai vì axit glutamic làm quỳ tím chuyển đỏ

Đáp án cần chọn là: C


Câu 16:

Cho quỳ tím vào dung dịch axit glutamic (axit 2-amino pentan đioic), quỳ tím chuyển sang màu

Xem đáp án

Trả lời:

Công thức axit glutamic: HCOO-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH

axit có nhóm –COOH >-NH2 nên làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 17:

Cho các chất sau:

(1) ClH3NCH2COOH;

(2) H2NCH(CH3)-CONH-CH2COOH;

(3) CH3-NH3NO3;

(4) (HOOCCH2NH3)2SO4;

(5) ClH3NCH2-CONH-CH2-COOH;

(6) CH3COOC6H5.

Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thu được dung dịch chứa hai muối là bao nhiêu?

Xem đáp án

Trả lời:

(1) ClH3NCH2COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + H2O

→ 2 muối: H2NCH2COONa, NaCl

(2) H2NCH(CH3)-CONH-CH2COOH + 2NaOH → H2NCH(CH3)-COONa + H2N-CH2COONa + H2O

→ 2 muối: H2NCH(CH3)-COONa, H2N-CH2COONa

 (3) CH3-NH3NO3 + NaOH → NaNO3 + CH3-NH2 + H2O

→ 1 muối: NaNO3

(4) (HOOCCH2NH3)2SO4 + 4NaOH → 2H2N-CH2-COONa + Na2SO4 + 4H2O

→ 2 muối: H2N-CH2-COONa, Na2SO4

(5) ClH3N-CH2-CONH-CH2-COOH + 3NaOH → 2H2N-CH2-COONa + NaCl + 2H2O

→ 2 muối: H2N-CH2-COONa, NaCl

(6) CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O

→ 2 muối: CH3COONa, C6H5ONa

Vậy có 5 chất tác dụng với NaOH dư sinh ra 2 muối.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Trả lời:

- Phát biểu A sai vì phân tử amino axit có thể có nhiều nhóm NH2 hay nhiều nhóm COOH.

- Phát biểu B sai vì có amino axit làm đổi màu quỳ tím. VD: Lysin làm quỳ tím chuyển xanh, axit glutamic làm quỳ tím chuyển hồng, …

- Phát biểu C sai vì có amino axit không làm đổi màu quỳ tím. VD: Glyxin, alanin, valin, …

- Phát biểu D đúng.

Chọn D.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 19:

Cho từng chất H2N-CH2-COOH, CH3-COOH, CH3-COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là

Xem đáp án

Trả lời:

Các phản ứng xảy ra là:

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

CH3-COOH + NaOH → CH3-COONa + H2O

CH3-COOCH3 + NaOH \[\mathop \to \limits^{t^\circ } \]CH3-COONa + CH3OH

CH3-COOCH3 + H2O \[\mathop \to \limits^{xt\,{H^ + },t^\circ } \]CH3-COOH + CH3OH

Vậy có tất cả 5 phản ứng hóa học xảy ra.

Chọn D.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 20:

Cho các sơ đồ phản ứng:

\[Glyxin\mathop \to \limits^{ + NaOH} X\mathop \to \limits^{ + HCl\,du} Y\,(1)\]

\[Glyxin\mathop \to \limits^{ + HCl} Z\mathop \to \limits^{ + NaOH\,du} T\,(2)\]

Y và T lần lượt là

Xem đáp án

Trả lời:

*Sơ đồ (1):

\[{H_2}NC{H_2}COOH\mathop \to \limits^{ + NaOH} {H_2}NC{H_2}COONa\left( X \right)\mathop \to \limits^{ + HCl\,du} Cl{H_3}NC{H_2}COOH\left( Y \right)\]

PTHH:

H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2OH2NCH2COONa + HCl → ClH3NCH2COOH + NaCl*Sơ đồ (2):

\[{H_2}NC{H_2}COOH\mathop \to \limits^{ + HCl} Cl{H_3}NC{H_2}COOH\left( Z \right)\mathop \to \limits^{ + NaOH\,du} {H_2}NC{H_2}COONa\left( T \right)\]PTHH:

PTHH:

H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH ClH3NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O + NaCl

Đáp án cần chọn là: C


Câu 21:

Cho dãy chuyển hóa: \[Glyxin\mathop \to \limits^{ + HCl} {X_1}\mathop \to \limits^{ + NaOH} {X_2}\]. Vậy X2 là

Xem đáp án

Trả lời:

Các PTHH là:

H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH (X1)

ClH3N-CH2-COOH + 2NaOH →  H2N-CH2-COONa (X2) + NaCl + 2H2O

Đáp án cần chọn là: B


Câu 22:

Amino axit X chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức. Phân tử khối của Y bằng 89. Công thức của X, Y lần lượt là:

Xem đáp án

Trả lời:

Gọi CTTQ của X là H2NRCOOH → Y là H2NRCOOR1

MY = 89 → R + R1 + 60 = 89 → R + R1 = 29

Vậy R = 14 (-CH2-) và R1 = 15 (CH3-) thỏa mãn

Vậy X và Y lần lượt là: H2NCH2COOH, H2NCH2COOCH3

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương