Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO

35 đề minh họa THPT Quốc gia môn Vật lí năm 2022 có lời giải - đề 10

  • 4421 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Một sóng cơ có tần số f, truyền trên một sợi dây đàn hồi với tốc độ v và có bước sóng λ. Hệ thức đúng là?
Xem đáp án

Đáp án B.

Biểu thức liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v và tần số f là v = λf.

Câu 4:

Đặt điện áp u = U0cos(ωt + 0,25π) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + φi) . Giá trị của φi bằng

Xem đáp án

Đáp án A.

Mạch chỉ chứa tụ thì i sớm pha u một góc 0,5πφi = 0,25π + 0,5π = 0,75π.


Câu 5:

Máy biến áp hoạt động dựa trên nguyên tắc nào ?
Xem đáp án

Đáp án B.

Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

Câu 6:

Tốc độ ánh sáng trong không khí là v1, trong nước là v2. Một tia sáng chiếu từ nước ra ngoài không khí với góc tới là i, có góc khúc xạ là r. Kết luận nào dưới đây là đúng?
Xem đáp án

Chiết suất của không khí là 1

Chiết suất của nước là n>1

Khi đi từ không khí sang nước thì v2=v1n<v1

Theo định luật khúc xạ ánh sáng : sinisinr=n2n1=n1=nsinr=sinin<sinir<i


Câu 7:

Mạch dao động điện từ dao động tự do với tần số góc riêng là ω. Biết điện tích cực đại trên tụ điện là q0, cường độ dòng điện cực đại I0 qua cuộn dây được tính bằng biểu thức
Xem đáp án

Đáp án D.

 Công thức liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại I0 và điện tích cực đại q0 trên bản tụ là : I0 = ωq0.

Câu 8:

Chọn phương án đúng. Quang phổ liên tục của một vật nóng sáng
Xem đáp án

Đáp án C.

Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.

Câu 10:

Hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động là 2V, điện trở trong là 1Ω, được mắc song song với nhau và nối với một điện trở ngoài R. Điện trở R bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện đi qua nó là 1A.
Xem đáp án

Đáp án A

Suất điện động của nguồn: ξb=ξ=2V.

Điện trở trong của nguồn: rb=r2=0,5Ω.

Cường độ dòng điện đi qua R là I=ξbR+rb=2R+0,5=1R+0,5=2R=1,5Ω.


Câu 11:

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cosπt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ lớn nhất của chất điểm trong quá trình dao động là
Xem đáp án

Đáp án B

Tốc độ lớn nhất của chất điểm trong quá trình dao động vmax = ωA = 6π cm/s.


Câu 12:

Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó là
Xem đáp án
Đáp án A
Mức cường độ âm tại điểm có cường độ âm I: L=10logII0=10log1051012=70 dB

Câu 13:

Chọn khẳng định sai :
Xem đáp án
Đáp án D.

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính (Đúng).

Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng đơn sác khác nhau thì khác nhau (đúng). Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là do chiết suất của môi trường đối với từng ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau.

Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc, trong đó có 7 màu cơ bản. ( D sai)

Câu 14:

Thân nhiệt của người bình thường có thể phát ra được bức xạ nào dưới đây ?
Xem đáp án

Đáp án B.

Cơ thể người (thường có nhiệt độ 37oC) phát ra tia hồng ngoại


Câu 15:

Hạt nhân C1735 có 
Xem đáp án
Đáp án A.

Câu 16:

Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với AX=2AY=0,5AZ. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔEX, ΔEY, ΔEZ với ΔEZ < ΔEX < ΔEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là
Xem đáp án

Đáp án A.

Tính bến vững của hạt nhân do năng lượng liên kết riêng quyết định: ε=WLKA

Để dễ so sánh, ta chuẩn hóa AY = 1 → AX=2AZ=4

Hạt nhân Z có năng lượng liên kết nhỏ nhất nhưng số khối lại lớn nhất nên kém bền vững nhất, hạt nhân Y có năng lượng liên kết lớn nhất lại có số khối nhỏ nhất nên bền vững nhất

Vậy thứ tự đúng là Y, X và Z

Câu 19:

Dao động cơ học xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì
Xem đáp án

Đáp án A

Trong hiện tượng cộng hưởng thì biên độ của dao động cưỡng bức đạt cực đại.


Câu 22:

Điểm sáng A đặt trên trục chính của một thấu kính, cách thấu kính 10 cm. Chọn trục tọa độ Ox vuông góc với trục chính của thấu kính, gốc O nằm trên trục chính của thấu kính. Cho A dao động điều hòa theo phương của trục Ox. Biết phương trình dao động của A và ảnh A’ của nó qua thấu kính được biểu diễn như hình vẽ. Thời điểm lần thứ 2020 mà khoảng cách giữa vật sáng và ảnh A’của nó khi điểm sáng A dao động là 55 cm có giá trị gần bằng giá trị nào sau đây nhất?
Điểm sáng A đặt trên trục chính của một thấu kính, cách thấu kính (ảnh 1)
 
Xem đáp án

Đáp án D.

Từ đồ thị, ta có T=1sω=2πrad/s.

Dễ thấy: OO’= 10 cm

Phương trình dao động của vật A và ảnh A’ 

xA=10cos2πtπ2xA'=20cos2πtπ2Δx=10cos2πtπ2cm.

Khoảng cách giữa A và A’ d=OO'2+Δx2d=55cm. thì Δx=±5 cm

Biểu diễn các vị trí tương ứng lên đường tròn và tách 2020=2016+4

t=504T+330°360°T=504.1+330°360°1=504,9167s.


Câu 23:

Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số, cách nhau AB = 8 cm tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ = 2 cm. Một đường thẳng (∆) song song với AB và cách AB một khoảng là 2 cm, cắt đường trung trực của AB tại điểm C. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu trên (∆) là
Xem đáp án
Đáp án A.
Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp (ảnh 1)

+ Để M là cực tiểu và gần trung trực của của AB nhất thì M phải nằm trên cực tiểu ứng với k = 0,5.

→ d2 – d1 = 0,5λ = 1 cm.

Từ hình vẽ, ta có:

d12=22+x2d22=22+8x2→ 22+8x222+x2=1

→ Giải phương trình trên ta thu được x = 3,44 cm.

Vậy khoảng cách ngắn nhất giữa M và trung trực AB là 4 – 3,44 = 0,56 cm

Câu 24:

Một sợi dây AB = 120 cm, hai đầu cố định, khi có sóng dừng ổn định trên sợi dây xuất hiện 5 nút sóng. O là trung điểm dây, M, N là hai điểm trên dây nằm về hai phía của O, với OM = 5 cm, ON = 10 cm, tại thời điểm t vận tốc dao động của M là 60 cm/s thì vận tốc dao động của N là
Xem đáp án
Đáp án B.
Một sợi dây AB= 120 cm, hai đầu cố định, khi có sóng dừng ổn định (ảnh 1)

Sóng dừng xuất hiện trên dây có hai đầu cố định gồm 5 nút sóng → k=4 bó.

l=kλ2λ=2lk=2.1204=60cm

+ M và N nằm đối xứng với nhau qua một nút sóng, do vậy chúng dao động ngược pha nhau

→ Với hai dao động ngược pha, ta luôn có tỉ số :

vNvM=vN60=ωANωAM=sin2πONλsin2πOMλ=sin2π.1060sin2π.560=3vN=603 cm/s.


Câu 25:

Một mạch điện không phân nhánh gồm điện trở R = 100 Ω, cuộn thuần cảm có L thay đổi được và tụ có điện dung C. Mắc mạch vào nguồn có điện áp u=1002cos100πt+π6V. Thay đổi L để điện áp hai đầu điện trở có giá trị hiệu dụng UR = 100 V. Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức là
Xem đáp án
Đáp án C.

Thay đổi L để điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở bằng điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch UR = U = 100 V → mạch xảy ra cộng hưởng → Z = R = 100 Ω và i cùng pha với u.

i=uR=1002100cos100πt+π6=2cos100πt+π6 A.


Câu 26:

Trên mặt thoáng của một chất lỏng, một mũi nhọn O chạm vào mặt thoáng dao động điều hòa với tần số f, tạo thành sóng trên mặt thoáng với bước sóng λ. Xét 2 phương truyền sóng Ox và Oy vuông góc với nhau. Gọi A là điểm thuộc Ox cách O một đoạn 16λ và B thuộc Oy cách O là 12λ. Tính số điểm dao động cùng pha với nguồn O trên đoạn AB
Xem đáp án

Đáp án C.

Kẻ  Trên mặt thoáng của một chất lỏng, một mũi nhọn O chạm vào (ảnh 1).

Từ hệ thức: 1OH2=1OA2+1OB2OH=9,6λ

Trên mặt thoáng của một chất lỏng, một mũi nhọn O chạm vào (ảnh 2)

Cách 1:

Các điểm dao động cùng pha với O cách O một số nguyên lần λ. Ta vẽ các vòng tròn tâm O bán kính d bằng một số nguyên lần λ. Để các vòng tròn này cắt AB thì bán kính bắt đầu từ d = 10λ, 11λ, 12λ, 13λ, 14λ, 15λ, 16λ.

Các đường tròn bán kính d = 10λ, 11λ, 12λ cắt đoạn AB tại 2 điểm còn các đường tròn bán kính 13λ, 14λ, 15λ và 16λ chỉ cắt đoạn AB tại 1 điểm. Nên tổng số điểm dao động cùng pha với O trên AB là 3.2 + 4 = 10 điểm => Chọn C

Cách 2:

Các điểm dao động cùng pha với O cách O một khoảng d = kλ

-         Số điểm trên AH: 9,6λkλ16λ9,6k16k=10÷16.: có 7 điểm

-          Số điểm trên BH: 9,6λkλ12λ9,6k12k=10÷12.: có 3 điểm

Tổng số điểm là 10 => Chọn C


Câu 30:

Cho phản ứng hạt nhân 12D+12D23He+01n+3,25MeV. Biết độ hụt khối khi tạo thành hạt nhân D là 0,0024u. Năng lượng liên kết của hạt nhân Heli là
Xem đáp án

Đáp án D.

ΔE=WLKHe-2ΔmDc2WLKHe=ΔE+2ΔmDc2=3,25+2.0,0024.931,5=7,7212 MeV


Câu 31:

Cho hai điểm A  và B cùng nằm trên một đường sức điện do điện tích q > 0 gây ra. Biết độ lớn của cường độ điện trường tại A là 36 V/m, tại B là 9 V/m. Xác định cường độ điện trường tại trung điểm M của AB
Xem đáp án

Đáp án D.

+ Ta có E~1r2rBrA=EAEB=369=2. Ta chuẩn hóa rA = 1 → rB = 2.

Với M là trung điểm của AB → rM=rA+rBrA2=1+212=1,5.

EM=rArM2EA=11,5236=16 V/m.


Câu 32:

Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hidro, chuyển động êlectron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều và bán kính quỹ đạo dừng K là r0. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có bán kính rm đến quỹ đạo dừng có bán kính rn thì lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân giảm 16 lần. Biết 8r0<rm+rn<35r0. Giá trị rm – r­ là
Xem đáp án

+ Ta có lực tĩnh điện giữa hạt nhân và electron tỉ lệ nghịch với n4 → lực tĩnh điện giảm thì bán kính quỹ đạo tăng lên 2 lần

+ Từ khoảng giá trị của bài toán 

8r0<rm+rn<35r0rn=n2r08<m2+n2<35n=2m8<5m2<351,26<m<2,09

vậy n=4m=2rmrn=12r0


Câu 33:

Đặt điện áp u = U0cosωt (U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ. Điện áp hai đầu đoạn mạch AB sớm pha 300 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch, điện áp hai đầu đoạn mạch AM lệch pha 600 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Tổng trở đoạn mạch AB và AM lần lượt là 200 Ω và 1003 Ω. Hệ số công suất của đoạn mạch X là
Đặt điện áp u = U0cos omega t (U0 và omega không đổi) vào hai (ảnh 1)
Xem đáp án
Đáp án A.

+ Biễu diễn vecto các điện áp (giả sử X có tính dung kháng).

Đặt điện áp u = U0cos omega t (U0 và omega không đổi) vào hai (ảnh 2)

+  Từ hình vẽ ta có UAM lệch pha 300 so với U → Áp dụng định lý hàm cos trong tam giác:

UX=UAM2+U22UAMUXcos300=100 V.

+ Dễ thấy rằng với các giá trị U = 200 V, UX = 100 V và UAM=1003 V.

UAM vuông pha với UX từ đó ta tìm được X chậm pha hơn i một góc 300

→ cosφx=32

Câu 34:

Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là sự va chạm của:
Xem đáp án

Đáp án A.

Nguyên nhân gây ra nó là sự va chạm của các electron tự do với chỗ mất trật tự của ion dương nút mạng.

Câu 35:

Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số trên hai đường thẳng song song kề nhau và cùng song song với Ox có đồ thị li độ như hình vẽ ( khoảng cách giữa hai đường thẳng rất nhỏ so với khoảng cách của hai chất điểm trên trục Ox). Vị trí cân  bằng của hai chất điểm đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Biết t2t1=3s. Kể từ lúc t = 0, hai chất điểm cách nhau d=52cmcm lần thứ 2021 là
Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số trên hai đường thẳng (ảnh 1)
Xem đáp án
Đáp án A.

Từ hình vẽ ta thu được phương trình dao động của hai chất điểm

x1=53cosωt+π2=53sinωtx2=5cosωtx1=x2tanωt=13

+ Phương trình lượng giác trên cho ta họ nghiệm ωt=π6+kπ

+ Thời điểm t1 ứng với sự gặp nhau lần đầu của hai chất điểm k=1t1=5π6ω

+ Thời điểm t2 ứng với sự gặp nhau lần thứ 4 của hai chất điểm k=4t4=23π6ω

Kết hợp với giả thuyết t2t1=3sω=π rad/s => T= 2s

Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số trên hai đường thẳng (ảnh 2)
 

Giải nhanh: Dễ thấy khoảng thời gian có 4 lần gặp nhau là 1,5T.

1,5T=t2t1=3sT=2s

+ Khoảng cách giữa hai chất điểm d=x1x2=10cosπt+2π3. Lúc t =0 : d= -5 cm

+ Hai vật cách nhau 52cm lần đầu tiên ứng với t=T24 ( Xem vòng tròn lượng giác)

Trong 1 chu kì hai vật cách nhau với khoảng cách d=52cm được 4 lần.

Trong 2020 lần (2020 = 505x4) trong 505 chu kì.

Lần thứ 2021 thêm T24 , Lần thứ 2022 thêm T4

  Do đó tổng thời gian để vật thõa mãn yêu cầu đề bài lần  thứ 2021 sẽ là:

t=T24+505T=1212124T=1212112s


Câu 36:

Một con lắc lò xo có đầu trên treo vào một điểm cố định, đầu dưới gắn vào một vật nặng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi vào li độ x. Tốc độ của vật nhỏ khi đi qua vị trí lò xo không biến dạng bằng.
Một con lắc lò xo có đầu trên treo vào một điểm cố định, đầu dưới (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án A.

Với mốc thế năng được chọn tại vị trí cân bằng của lò xo, trục Ox hướng lên → Ehd = mgx → đường thẳng ứng với đồ thị thế năng hấp dẫn.

Edh = 0,5k(Δl0 – x)2 → ứng với đường cong

+ Từ đồ thị, ta có: xmax = A = 5 cm; Edhmax = mgA ↔ 0,05 = m.10.0,05 → m = 0,1 kg.

Edhmax = 0,5k(Δl + A)2 ↔ 0,1125 = 0,5.k(0,025 + 0,05)2 → k = 40 N/m.

+ Khi vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng → x = Δl0 = 0,5A = 2,5 cm.

v=32vmax=32400,1.5=86,6 cm/s.


Câu 37:

Tại điểm M trên trục Ox có một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra môi trường. Khảo sát mức cường độ âm L tại điểm N trên trục Ox có tọa độ x (m), người ta vẽ được đồ thị biễn diễn sự phụ thuộc của L vào logx như hình vẽ bên. Mức cường độ âm tại điểm N khi x = 32 m gần nhất với giá trị?
Tại điểm M trên trục Ox có một nguồn âm điểm phát âm đẳng (ảnh 1)
Xem đáp án
Đáp án C.
Tại điểm M trên trục Ox có một nguồn âm điểm phát âm đẳng (ảnh 2)

+ Gọi x0 là tọa độ của điểm M và x là tọa độ của điểm N.

→ Mức cường độ âm tại N được xác định bởi biểu thức

LN=10logII0=10logPI04πxx02=10logPI04πa20logxx0

 

+ Khi logx = 1 → x = 10 m ; khi logx = 2 → x = 100 m. Từ đồ thị, ta có:

78=a20log100x090=a20log10x0100x010x0=10907820 → x0 = – 20,2 m.

→ a = 78 + 20log(100 + 20,2) = 119,6 dB.

→ Mức cường độ âm tại N khi x = 32 m là :

LN = 119,6 – 20log(32 + 20,2) = 85,25 dB

Câu 39:

(TCV-2021) Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần L, biến trở R và tụ điện C. Gọi URC là điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch gồm tụ C và biến trở R, UC là điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ C, UL là điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm thuần L. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của URC, UL và UC theo giá trị của biến trở R. Khi R = R0, thì hệ số công suất của đoạn mạch AB xấp xỉ là
(TCV-2021) Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số (ảnh 1)
Xem đáp án
Đáp án A

Dễ thấy đồ thị nằm ngang không đổi là: URC=UR2+ZC2R2+(ZLZC)2=U1+ZL(ZL2ZC)R2+ZC2=UZL2ZC=0ZL=2ZC(1)..

Tại R= 0: UC=UZCR2+(ZLZC)2=UZC(2ZCZC)2=U.UL=2U.

Tại giao điểm URC và UL: R= R0: URC=ULU=U.ZLR02+ZC2.

=>ZL2=R02+ZC24ZC2=R02+ZC2ZC=R03;ZL=2R03.(2)

Khi R = R0, thì hệ số công suất của đoạn mạch AB: cosφ=RZ=R0R02+(ZLZC)2.

=>cosφ=R0R02+(2R03R03)2=32=0,866.


Câu 40:

Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t = 0,15s lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn làMột con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động (ảnh 1)
Xem đáp án
Đáp án B
Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động (ảnh 2)

Từ đồ thị ta có k(A+Δl0)k(AΔl0)=64A=5Δl0.

 (trên đồ thị dịch chuyển trục Ot lên 1 ô dễ thấy đối xứng)

k(A+Δl0)=6A=5k.

Từ đồ thị ta có 3 ô (từ ô thứ 2 đến ô thứ 5 có 5T/4 =0,3s):

5T4=0,3sT=0,24s=>ω=2πT=25π3rad/s

Lúc t = 0,5 s (tại đáy của đồ thị) thì vật qua vị trí biên trên, lò xo bị nén cực đại xuất hiện lực đàn hồi đẩy vật xuống (chiều dương hướng lên) nên pha dao động của x là Φx(t=0,5)=0

Khi t = 0,15 s thì góc quét sau thời gian: 0,5- 0,15 = 0,35 s là :

α=ω.t=25π3.0,35=35π12=36π12π12=3ππ12

 => pha dao động tại thời điểm t = 0,15 s là: Φx(t=0,15)=3ππ12=ππ12=11π12

Vậy F=kx=k5kcos11π12=4,829N


Bắt đầu thi ngay