IMG-LOGO

Bộ đề thi minh họa môn Vật lí THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 29)

  • 8846 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là

Xem đáp án

Chọn C.

Tác dụng nổi vật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.


Câu 2:

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của roto

Xem đáp án

Chọn A.

Tốc độ quay của roto trong động cơ không đồng bộ luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.


Câu 3:

Một vật dao động điều hòa trong chuyển động từ biên về vị trí cân bằng là chuyển động

Xem đáp án

Chọn A.

Chuyển động của vật từ biên về vị trí cân bằng là chuyển động nhanh dần.


Câu 4:

Khoảng thời gian ngắn nhất mà trạng thái của một vật dao động tuần hoàn lặp lại như cũ gọi là

Xem đáp án

Chọn B.

Khoảng thời gian ngắn nhất mà trạng thái dao động của một vật dao động tuần hoàn lặp lại như cũ gọi là chu kì dao động.


Câu 5:

Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, ta phải dùng sóng mang là các

Xem đáp án

Chọn D.

Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, ta phải dùng sóng mang là các sóng điện từ cao tần


Câu 6:

Công thức xác định vị trí của vân sáng bậc k trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Y – âng là

Xem đáp án

Chọn D.

Ta có:

o   x=ki=kDλa.


Câu 7:

Đơn vị đo của mức cường độ âm là

Xem đáp án

Chọn C.

Đơn vị đo của mức cường độ âm là Ben.


Câu 9:

Chiều dòng điện theo quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của

Xem đáp án

Chọn B.

Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện dương.


Câu 10:

Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động

Xem đáp án

Chọn A.

Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động có cùng phương, cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.


Câu 12:

Ở Việt Nam, mạng điện xoay chiều dân dụng có điện áp hiệu dụng là

Xem đáp án

Chọn D.

Mạng điện xoay chiều dân dụng ở Việt Nam có điện áp hiệu dụng là U=220V.


Câu 17:

Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì sẽ cho

Xem đáp án

Chọn B.

Vật sáng qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.


Câu 19:

Đoạn mạch xoay chiều gồm tụ điện có điện dung R, cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở thuần C mắc nối tiếp. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc ω=1LC  chạy qua đoạn mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch này

Xem đáp án

Chọn C.

Ta có:

o   ω=1LC thì mạch đang xảy ra cộng hưởng → cosφ=1.


Câu 23:

Một sóng điện từ có tần số 6.1014 Hz. Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s Đây là

Xem đáp án

Chọn D.

Bức xạ này thộc vùng ánh sáng nhìn thấy.


Câu 26:

Cho hai dòng điện có cường độ I1=I2=5A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài, song song, cách nhau 20 cm theo cùng một chiều. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều mỗi dây một khoảng 10 cm có độ lớn là
Xem đáp án

Chọn B

Cho hai dòng điện có cường độ I1=I2=5A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài, song song, (ảnh 1)

Dễ thấy rằng điểm M nằm giữa hai dòng điện, cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại M có cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều → BM=0.


Câu 31:

Sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài từ M đến N rồi đến P với bước sóng và chu kì T. Biết MN=λ4 ; NP=λ2 . Tại thời điểm t1, M đang có li độ cực tiểu. Khẳng định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Chọn A

Sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài từ M đến N rồi đến P với bước sóng (ảnh 1)

Ta có:

o   Độ lệch pha giữa M với N và P lần lượt là π2 2π2→ khi M có li độ cực tiểu thì N đang đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm và P đang đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương → cả N và P đều có tốc độ cực đại.

o   Điểm M tại t1 đang có li độ cực tiểu → sau Δt=t2t1=T4 sẽ đi qua vị trí cân bằng → sẽ có tốc độ cực đại.

→ A sai.


Câu 32:

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nặng khối lượng 100 g đang dao động điều hoà. Biết tại thời điểm t=0, vật đang đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Thời điểm nào sau đây không phải là thời điểm con lắc có động năng bằng thế năng?

Xem đáp án

Chọn A.

Ta có:

o   T=2πmk=2π0,1100=0,2s.

o   Ed=Et  tại các thời điểm liên tiếp cách nhau T4 → kể từ thời điểm ban đầu, các thời điểm sau đó động năng bằng thế năng của vật là

t=T8+nT4 → t=0,05s là không thõa mãn.


Câu 36:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hoà dọc theo trục Ox với biên độ 3 cm. Xét chuyển động theo một chiều từ vị trí cân bằng O đến biên. Khi đó, tốc độ trung bình khi vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ x0  bằng tốc độ trung bình khi vật đi từ vị trí có li độ x0  đến biên và cùng bằng 60 cm/s. Lấy g=π2 m/s2. Trong một chu kì, khoảng thời gian lò xo bị dãn xấp xỉ

Xem đáp án

Chọn A.

Ta có:

o   v=st→ với chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra biên, khi đó tốc độ trung bình của vật tính từ vị trí cân bằng đến x0 và từ x0 ra biên được xác định bằng biểu thức

o   v=x0t1=Ax0t2=60 cm/s, áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

4AT=60cm/s → T=0,2s  Δl0=1 cm.

o   tg=3602arccosΔl0A360T=3602arccos133600,2=0,1216s


Câu 38:

Đặt điện áp u=200cosωt+φ V vào hai đầu đoạn mạch AB. Hình bên là sơ đồ mạch điện và một phần đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc theo thời gian của cường độ dòng điện trong mạch khi K đóng (đường nét đứt) và khi K mở (đường nét liền). Điện trở R của mạch có giá trị gần nhất với kết quả nào sau đây?

Đặt điện áp u=200cos(wt+q) V vào hai đầu đoạn mạch AB. Hình bên là sơ đồ mạch điện (ảnh 1)

Xem đáp án

Chọn A

Đặt điện áp u=200cos(wt+q) V vào hai đầu đoạn mạch AB. Hình bên là sơ đồ mạch điện (ảnh 2)

Từ đồ thị, ta có:

o   im sớm pha hơn id góc 1050.

o   I0m=2A và I0d=2A (1).

Biểu diễn vecto các điện áp.

o   UR luôn vuông pha với ULC → M có quỹ tích là đường tròn đường kính AB.

o   UR cùng pha với  MAM'^=1050.

o   (1) → URm=2URd.

Từ giản đồ vecto, ta có:

o   cosα=URmABcosβ=URdABcosαcosβ=URmURd cos1050βcosβ=2β=600 URd=502V.

R=URdId=5021=50271Ω.


Câu 39:

Một vật dao động điều hoà. Hình bên là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc v và li độ x của vật. Gọi k1 k2  lần lượt là hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị tại M và N. Tỷ số k1k2  bằng

Một vật dao động điều hoà. Hình bên là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc v và li độ (ảnh 1)

 

Xem đáp án

Chọn A.

Về mặt toán học, hệ số góc của tiếp tuyến tại M và N là đạo hàm của vận tốc v theo li độ t tại điểm đó

Ta có:

o   x2A2+v2ω2A2=1 , đạo hàm hai vế theo x 2xA2+2vv'ω2A2=0→ v'=ω2vx

k1=v'xMk2=v'xN k1k2=vNxMvMxN=A2xN2A2xM2.xMxN=120,52120,252.0,250,5=15.


Câu 40:

Một sợi dây đàn hồi  được căng theo phương ngang. Đầu B cố định. Đầu A gắn với cần rung có tần số 200 Hz, tạo ra sóng dừng trên dây. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 24 m/s. Biên độ dao động của bụng là 4 cm. Trên dây, M là một nút. Gọi N,P ,Q  là các điểm trên sợi dây, nằm cùng một phía so với M và có vị trí cân bằng cách M lần lượt là 2 cm, 8 cm và 10 cm. Khi có sóng dừng, diện tích lớn nhất của tứ giác MNPQ có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn D

Một sợi dây đàn hồi  được căng theo phương ngang. Đầu B cố định. Đầu A gắn (ảnh 1)

Ta có:

o    λ=vf=2400200=12cm.

o   MN=λ6=2cm, MP=λ2+λ6=8cm, MQ=λλ6=10cm → N, P và Q cùng dao động với biên độ 32Ab và có vị trí tương ứng như hình vẽ.

o   P và Q ở dao động cùng pha nhau và dao động ngược pha với N, để MNPQ có diện tích là lớn nhất thì các điểm trên phải ở vị trí biên.

Mặc khác, từ hình vẽ, ta có

o   tanα=BHMH=228=34BH=32.

o   SMNQP=SANQSABP+SABN=12AQ.AN12AP.AN+12BN.AH=14324,2cm


Bắt đầu thi ngay