IMG-LOGO

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2022 có đáp án (Đề số 18)

  • 15705 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Xét sự giao thoa của hai sóng cùng pha, điểm có biên độ cực đại là điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới nó bằng

Xem đáp án

Đáp án A

Trong giao thoa hai nguồn cùng pha, những điểm có biên độ cực đại thỏa mãn: d2d1=kλ (k)

           


Câu 4:

Sóng dọc là sóng có phương dao động của các phần tử vật chất môi trường nơi sóng truyền qua

Xem đáp án

Đáp án C

Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng


Câu 5:

Cho mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm. u là điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch, i là cường độ tức thời qua mạch. Chọn đáp án đúng.

Xem đáp án

Đáp án C

Trong đoạn mạch xoay chỉ có cuộn cảm thuần, điện áp hai đầu mạch nhanh pha hơn cường độ dòng điện góc π2.


Câu 6:

Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là

Xem đáp án

Đáp án B

Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là các hạt không mang điện → tia Y và tia X (bản chất là sóng điện từ).

Lưu ý:

+ Tia α có bản chất là hạt nhân của nguyên tử He → mang điện dương.

+ Tia β có bản chất là dòng electron → mang điện âm.


Câu 7:

Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,05cos(2000t) (A). Tần số góc dao động của vật là

Xem đáp án

Đáp án B

Tần số góc của mạch dao động LC: ω=2000 rad/s.


Câu 8:

Dùng thuyết lượng từ ánh sáng không giải thích được

Xem đáp án

Đáp án C

Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được hiện tượng giao thoa ánh sáng. Để giải thích được hiện tượng giao thoa ánh sáng phải dùng thuyết sóng ánh sáng.


Câu 9:

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là

Xem đáp án

Đáp án D

Trong chân không, các bức xạ được xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần (tần số, năng lượng tăng dần) là: tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn - ghen


Câu 10:

Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, vuông pha nhau. Tại thời điểm, hai dao động có li độ lần lượt bằng 3 cm và 4 cm thì dao động tổng hợp của hai dao động trên có li độ bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Tại mọi thời điểm ta luôn có li độ dao động tổng hợp bằng tổng các li độ thành phần:

x=x1+x2x=3+4=7cm.

Lưu ý: Công thức A=A12+A22+2A1A2cosΔφ chỉ sử dụng để tính biên độ dao động tổng hợp. Còn đây đề hỏi li độ dao động tổng hợp, tránh nhầm lẫn.


Câu 11:

Năng lượng photon của tia Rơn ghen có bước sóng 5.10-11 m là

Xem đáp án

Đáp án B

Năng lượng của photon là: ε=hcλ=6,625.1034.3.1085.1011=3,975.1015J.


Câu 12:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Sóng cơ không truyền được trong chân không còn sóng điện từ thì truyền được trong chân không.


Câu 13:

Quang phổ liên tục

Xem đáp án

Đáp án C

Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc bản chất của nguồn phát.


Câu 14:

Chiếu xiên góc một chùm sáng hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai thành phần đơn sắc vàng và lam từ không khí vào mặt nước thì

Xem đáp án

Đáp án D

- Khi truyền từ không khí (chiết suất nhỏ) sang nước (chiết suất lớn) thì không xảy ra phản xạ toàn phần.

- So với phương tia tới thì tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam (chiết suất nước đối với tia khúc xạ vàng nhỏ hơn nên lệch so với tia tới ít hơn).


Câu 15:

Kim loại dẫn điện tốt vì

Xem đáp án

Đáp án A

Kim loại dẫn điện tốt do mật độ các electron tự do trong kim loại lớn (hạt tải điện trong kim lọại là các electron tự do).


Câu 16:

Một khung dây dẫn đặt trong từ trường thì từ thông qua khung dây không phụ thuộc vào

Xem đáp án

Đáp án C

Từ thông qua một khung dây kín: Φ=NBScosα.

Trong đó:        - N là số vòng dây của khung.

                        - B là cảm ứng từ (T).

                        - S là diện tích mặt phẳng khung dây ( ).

                        - là góc hợp vecto cảm ứng từ và vecto pháp tuyến mặt phẳng khung dây.

→ Từ thông không phụ thuộc điện trở khung dây dẫn.


Câu 17:

Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình x1=A1cosωt+π3 và x2=A2cosωt2π3 là hai dao động

Xem đáp án

Đáp án C

Độ lệch pha 2 dao động là: Δφ=π32π3=π rad.

→ Hai dao động ngược pha với nhau.


Câu 18:

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto

Xem đáp án

Đáp án D

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường


Câu 19:

Chất điểm dao động điều hòa sẽ đổi chiều chuyển động khi lực kéo về

Xem đáp án

Đáp án A

Chất điểm dao động điều hòa đổi chiều tại biên → khi đó lực kéo về có độ lớn cực đại (Tại biên ta có: Fkvmax=KA)


Câu 20:

Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án B

Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện: Php=P2U2cos2φR.

→ Cách để giảm hao phí được sử dụng hiện nay là tăng điện áp trước khi truyền đi


Câu 21:

Khi mắc điện trở R1 = 4 Ω vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ I1 = 0,5 A. Khi mắc điện trở R2 = 10 Ω thì dòng điện trong mạch là I2 = 0,25 A. Tính suất điện động E và điện trở trong r.

Xem đáp án

Đáp án A

Áp dụng công thức định luật Ôm cho toàn mạch cho hai trường hợp ta có:

E=R1+rI1E=R2+rI24+r.0,5=10+r.0,25r=2ΩE=3V.


Câu 23:

Mức năng lượng của nguyên tử hiđro có biểu thức En = -13,6/n2 (eV). Khi kích thích nguyên tử hiđro từ quỹ đạo dừng m lên quỹ đạo n bằng năng lượng 2,55eV, thấy bán kính quỹ đạo tăng 4 lần. Bước sóng nhỏ nhất mà nguyên tử hiđro có thể phát ra là

Xem đáp án

Đáp án B

- Bán kính ở hai quỹ đạo: rnrm=n2r0m2r04=n2m2nm=2.

- Hiệu hai mức năng lượng:

EnEm=2,5513,6n213,6m2=2,55n=2m13,62m2+13,6m2=2,55m=2n=4          

- Bước sóng nhỏ nhất nguyên tử H có thể phát ra khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng E4 về E1 (hiệu hai mức năng lượng lớn nhất)

hcλ=E4E16,625.1034.3.108λ=13,64213,612.1,6.1019λ=9,74.108m.


Câu 24:

Kim loại làm ca tốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện λ0. Lần lượt chiếu tới bề mặt catot hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 µm và λ2 = 0,5 µm thì vận tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra khỏi bề mặt catot khác nhau 2 lần. Giá trị của λ0

Xem đáp án

Đáp án A

- Áp dụng công thức Anh-xtanh về hiện tượng quang điện cho 2 trường hợp:

hcλ1=A+12mv012 1hcλ2=A+12mv022 2           

- Do λ1<λ2v01>v02v01=2v02v012=4v022

- Trừ vế theo vế của 4 lần biểu thức (2) cho biểu thức (1) ta có: 

4hcλ2hcλ1=3A4hcλ2hcλ1=3hcλ04λ21λ1=3λ0λ0=0,545μm

            .


Câu 25:

Đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp một máy biến áp lí tưởng (bỏ qua hao phí) một điện áp xoay chiều giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 100 V. Ở cuộn thứ cấp giảm bớt n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của nó là U, nếu tăng thêm n vòng dây thì điện áp đo là 2U. Nếu tăng thêm 3n vòng dây ở cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của cuộn dây này là 

Xem đáp án

Đáp án B

Điện áp máy biến áp lí tưởng tỉ lệ với số vòng dây nên ta có:

+ Ban đầu: U1100=N1N2 (1).

+ Giảm n vòng dây ở cuộn thứ cấp: U1U=N1N2n (2).

+ Tăng n vòng dây ở cuộn thứ cấp: U12U=N1N2+n (3).

Từ (2) và (3) ta có: 2UU=N2+nN2nN2+nN2n=2N2=3n.

+ Tăng 3n vòng dây ở cuộn thứ cấp: U1U'2=N1N2+3n (4)

Từ (1) và (4) ta có: U'2100=N2+3nN2N2=3nU'2100=6n3nU'2=200V.


Câu 26:

Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là x1=4sinπt+αcm và x2=43cosπtcm. Biên độ của dao động tổng hợp đạt giá trị lớn nhất khi

Xem đáp án

Đáp án C

+ Đổi 2 phương trình về cùng dạng x1=4sinπt+α=4cosπt+απ2

+ Hai biên độ thành phần có biên độ xác định, để biên độ dao động tổng hợp có giá trị lớn nhất thì hai dao động thành phần cùng pha với nhau απ2=0α=π2.


Câu 28:

Đặt điện áp xoay chiều u=1202cos100πt+π6V vào hai đầu cuộn dây không thuần cảm thì dòng điện trong mạch có biểu thức là i=2cos100πtπ12A. Điện trở thuần của cuộn dây là

Xem đáp án

Đáp án B

+ Sử dụng phương pháp số phức ta có: Z*=U*I*=1202π62π12=60+60i.

+ Mặt khác Z*=r+ZL.i60+60i=r+ZL.ir=60ΩZL=60Ω.


Câu 29:

Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox. Tốc độ trung bình của vật trong một nửa chu kỳ dao động là 20 cm/s. Tốc độ cực đại của vật là

Xem đáp án

Đáp án C

+ Tốc độ trung bình của vật trong nửa chu kì dao động là:

v¯=2AT2=4AT=4A2πω=2Aωπ=2vmaxπvmax=31,4 cm/s.


Câu 30:

Một sóng cơ học có biên độ A, bước sóng λ . Biết vận tốc dao động cực đại của phần tử môi trường bằng 3 lần tốc độ truyền sóng, biểu thức liên hệ nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

+ Vận tốc cực đại của phần tử môi trường bằng 3 lần tốc độ truyền sóng ta có:

vmax=3vtsωA=3λf2πfA=3λfλ=2πA3.


Câu 31:

Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa có lực đàn hồi và chiều dài của lò xo có một liên hệ được cho bởi đồ thị như hình vẽ. Độ cứng của lò xo là

Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa có lực A. 100 N/m (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án D

Nhìn đồ thị ta có:

+ Khi chiều dài lò xo là 10cm thì lực đàn hồi lò xo Fdh=0 lò xo không biến dạng

l0=10cm.

+ Khi chiều dài lò xo là 14cm thì lực đàn hồi có độ lớn:

Fdh=2Nkll0=2Nk=20,140,1=50 N/m.


Câu 32:

Trong giờ thực hành, để đo tiêu cự f của một thấu kính hội tụ, một học sinh dùng một vật sáng phẳng nhỏ AB và một màn ảnh. Đặt vật sáng song song với màn và cách màn ảnh một khoảng 90 cm. Dịch chuyển thấu kính dọc trục chính trong khoảng giữa vật và màn thì thấy có hai vị trí thấu kính cho ảnh rõ nét của vật trên màn, hai vị trí này cách nhau một khoảng 30 cm. Giá trị của f là

Xem đáp án

Đáp án C

Đây là bài toán hai vị trí thấu kính để cho ảnh rõ nét của 1 vật trên màn (khi vật và màn cố định) ta có hệ quả: d1=d'2d2=d'1

+ Do 2 vị trí thấu kính cách nhau 30cm nên d2d1=30cm (giả sử d2>d1)

d'1d1=30cm.

+ Mặt khác do vật và màn cách nhau 90cm d'1+d1=90cmd'1=60cmd1=30cm

+ Áp dụng công thức thấu kính: 1f=1d1+1d'1f=20cm.


Câu 33:

Một sóng cơ lan truyền trên sợi dây từ C đến B với chu kỳ T = 2s, biên độ không đổi. Ở thời điểm t0, ly độ các phần tử tại B và C tương ứng là -20 mm và +20 mm; các phần tử tại trung điểm D của BC đang ở vị trí cân bằng. Ở thời điểm t1, li độ các phần tử tại B và C cùng là +8 mm. Tại thời điểm t2 = t1 + 0,4 s li độ của phần tử D có li độ gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Một sóng cơ lan truyền trên sợi dây từ C đến B với chu A. 6,62 mm (ảnh 1)

+ Dựa vào hình vẽ ta có: sinΔφ2=20A và cosΔφ2=8A

+ Do sin2Δφ2+cos2Δφ2=120A2+8A2=1A=429mm.

+ Tại thời điểm t1 li độ D sẽ ở biên dương. Sau khoảng thời gian 0,4=T5, ứng với góc quét Δφ=2π5 trên đường tròn

→ Li độ của D tại thời điểm t2 là: uD2=429cos2π5=6,66 mm.


Câu 34:

Dùng một hạt α có động năng 7,7 MeV bắn vào hạt nhân 714N đang đứng yên gây ra phản ứng: α+N714p11+O817 Hạt proton bay theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt α. Cho khối lượng các hạt nhân: mα = 4,0015 u; mp = 1,0073 u;  mO17 = 16,9947 u. Biết 1 u = 931,5 MeV/c2. Điện năng của hạt nhân là

Xem đáp án

Dùng một hạt α có động năng 7,7 MeV bắn vào hạt A. 1,345 MeV (ảnh 1)

Đáp án D

+ Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có: Pα=PP+PO.

→ Từ hình vẽ ta có: PO2=PP2+Pα2

2mOKO=2mPKP+2mαKα17KO=KP+4.7,7 (1)

+ Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần

Kα+mα+mNc2=KP+KO+mP+mOc2KP+KO=6,49 MeV (2).

Từ (1) và (2) ta có hệ: 17KOKP=30,8KP+KO=6,49KP=4,42 MeVKO=2,072 MeV


Câu 35:

Mạch dao động LC lí tưởng có L = 5 μH và C = 8 nF. Tại thời điểm t, tụ đang phóng điện và điện tích của tụ tại thời điểm đó có giá trị q = 24 nC. Tại thời điểm t + 3π μs thì điện áp giữa hai bản tụ là

Xem đáp án

Đáp án A

+ Chu kì dao động của mạch LC là: T=2πcLC=4π.107s.

+ Ta có: 3π.106=7,5T=7T+T2

Ta có qt và qt+7,5T sẽ ngược pha với nhau qt+7,5T=qt=24nC.

ut+7,5T=qt+7,5TC=3V.


Câu 36:

Lần lượt đặt vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều gồm biến trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C nối tiếp hai điện áp xoay chiều u1=U12cos(ω1t+φ1)V và u2=U22cos(ω2t+φ2)V người ta thu được đồ thị hình công suất mạch theo biến trở R như hình vẽ. Biết rằng P2max=x. Giá trị của x gần giá trị nào nhất sau đây?

Lần lượt đặt vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều gồm biến trở R A. 106 ôm (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án A

+ Giao điểm của hai đồ thị khi P1=P2 khi đó ta đặt R = a.

+ Xét với đồ thị P1 ta có: 

Khi R = 20 và R = a thì mạch có cùng công suất P1=100W20+a=U12100

Khi R=20a thì P1max=125W125=U12220a

10020+a=125.2.20aa=80a=5 L

+ Xét với đồ thị P2 ta có:

Khi R = 145 và R = a thì mạch có cùng công suất P2=100W

145+a=U22100U22=22500

Khi R=145a thì P2maxP2max=U222145a=225002145.80=104,45W.


Câu 37:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại bức xạ λ1 = 0,56 µm và λ2 với 0,65 µm < λ2 < 0,75 µm, thì trong khoảng giữa hai vật sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ λ2. Lần thứ 2 ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ λ1, λ2 và λ3, với λ3 = 2/3 λ2. Khi đó trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm có bao nhiêu vân sáng màu đỏ?

Xem đáp án

Đáp án B

+ Giao thoa 2 bức xạ: xét giữa vân sáng trung tâm và vân sáng trùng nhau đầu tiên của hai bức xạ có 6 vân đỏ → vị trí trùng đầu tiên ứng với vân sáng bậc 7 của λ2.

→ ta có: k1λ1=7λ2k1.0,56=7λ20,65λ20,758,125k19,375k1=9λ2=0,72μm.

+ Giao thoa 3 bức xạ: λ1=0,56μm; λ2=0,72μm; λ3=0,48μm: Xét giữa vân sáng trung tâm O và vân sáng trùng nhau đầu tiên của 3 bức xạ M ta có: k1λ1=k2λ2=k3λ3

k1k2=λ2λ1=97=1814; k3k2=λ2λ3=32=2114

→ Vị trí vân sáng trùng nhau của 3 bức xạ ứng với k1=18; k2=14; k3=21.

+ Số vân sáng trùng của 2 bức xạ λ1λ2 trong khoảng giữa O và M k1k2=97 → có 1 vân

+ Số vân sáng trùng của 2 bức xạ λ3; λ2 trong khoảng giữa O và M

k3k2=32=64=96=128=1510=1812 → có 6 vân

→ Số vân có màu đỏ (đơn sắc đỏ) trong đoạn OM là: 1316=6 vân.


Câu 38:

Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai vị trí cân bằng của một bụng sóng với một nút sóng cạnh nhau là 6 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 1,2 m/s và biên độ dao động của bụng sóng là 4 cm. Gọi N là vị trí của nút sóng, P và Q là hai phần tử trên dây và ở hai bên của N có vị trí cân bằng cách N lần lượt là 15 cm và 16 cm. Tại thời điểm t, phần tử P có li độ 2 cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Sau thời điểm đó một khoảng thời gian ∆t thì phần tử Q có li độ là 3 cm, giá trị của ∆t là

Xem đáp án

Đáp án A

Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với A. 0,05 s (ảnh 1)

Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với A. 0,05 s (ảnh 1)

+ Khoảng cách bụng và nút liên tiếp: λ4=6cmλ=24cm.

+ Chu kì sóng là: T=λv=0,2s.

+ P, Q lần lượt cách nút N 15cm và 16cm về hai phía → P, Q sẽ nằm trên các bó sóng như hình vẽ.

+ Biên độ dao động của P là:

AP=Absin2πdλ=4sin2π.1524=22 cm.

+ Biên độ dao động của Q là:

AN=Absin2πdλ=4sin2π.1624=23 cm.

+ Đánh số thứ tự các bó, do P ở bó (1 – lẻ) và Q ở bó (4 – chẵn) → P, Q dao động ngược pha nhau.

+ Ở thời điểm t: uPAP=uQAQuQt=3=AQ2 và cũng đang đi về cân bằng ( ).

+ Ở thời điểm : uQt+Δt=3cm (M2).

Sử dụng đường tròn ta có: Δφ=π2Δt=T4=0,05s.


Câu 39:

Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm một vật nặng khối lượng m = 100 g và lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Vật nặng được đặt trên giá đỡ nằm ngang sao cho lò xo không biến dạng. Cho giá đỡ đi xuống không vận tốc đầu với gia tốc a = 2,0 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản, lấy g = 10 m/s2. Ở thời điểm lò xo dài nhất lần đầu tiên, khoảng cách giữa vật nặng và giá đỡ gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

+ Mấu chốt của bài toán ta phải tìm được vị trí vật rời khỏi giá đỡ → sau đó vật sẽ dao động điều hòa.

Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm một vật nặng A. 4,0 cm (ảnh 1)

+ Chọn trục Ox theo phương thẳng đứng, gốc O trùng với vị trí cân bằng của con lắc lò xo, có chiều dương hướng xuống.

Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm một vật nặng A. 4,0 cm (ảnh 2)

+ Các lực tác dụng lên vật trong quá trình chuyển động cùng giá đỡ là: P, N, Fdh  (như hình vẽ)

+ Áp dụng định luật II Niuton cho vật: P+N+Fdh=ma (1)

Chiếu (1)Ox:PNFdh=ma

+ Khi vật m rời khỏi giá đỡ thì N=0PFdh=maFdh=mgma=0,8N.

→ Độ dãn của lò xo khi đó là Δl=Fdhk=0,04m=4cm.

+ Sau khi rời lò xo bắt đầu dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng O

(Δl0=mgk=0,05m=5cm)         

→ Li độ của vật tại vị trí rời giá đỡ: x=54=1cm

+ Vận tốc của vật tại vị trí rời: v2v02=2asv20=2.2.0,04v=0,4 m/s=40 cm/s.

+ Tần số góc dao động con lắc: ω=km=102 rad/s.

→ Biên độ dao động của con lắc là: A=v2ω2+x2=3cm.

+ Quãng đường vật m đi từ vị trí rời (+A=3) → vị trí lò xo dãn cực đại ( ) là: S1=1+3=4cm

+ Thời gian vật m đi từ vị trí rời (x=1) → vị trí lò xo dãn cực đại ( +A=3) là:

t=arcsin13+π2102=0,135s.

+ Quãng đường giá đỡ đi được từ vị trí rời đến khi lò xo dãn cực đại:

S2=v0t+12at2=40.0,135+12.200.0,1352=7,23cm.

→ Khoảng cách giá đỡ và vật khi đó là: Δd=7,234=3,23cm.


Bắt đầu thi ngay