IMG-LOGO

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2022 có đáp án (Đề số 19)

  • 15700 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chọn câu đúng. Khi sóng dừng xuất hiện trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng

Xem đáp án

Đáp án D

Trong hiện tượng sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là một nửa bước sóng


Câu 2:

Một chất điểm dao động điều hòa trên đoạn thẳng có chiều dài quỹ đạo L. Biên độ của dao động là

Xem đáp án

Đáp án B

Chiều dài quỹ đạo vật dao động điều hòa là L = 2A

→ Biên độ dao động của vật là A=L2.


Câu 3:

Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 2cos(20t + ) cm. pha ban đầu của dao động là

Xem đáp án

Đáp án A

Pha ban đầu của dao động là: φ0=π2.


Câu 5:

Mạng lưới điện dân dụng có tần số là

Xem đáp án

Đáp án A

Mạng điện dân dụng nước ta có tần số 50 Hz.


Câu 6:

Người nghe có thể phân biệt được âm La do đàn ghita và đàn piano phát ra là do hai âm đó

Xem đáp án

Đáp án C

Để phân biệt hai âm có cùng tần số do hai nhạc cụ phát ra người ta dùng đặc trưng sinh lý là âm sắc


Câu 8:

Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng

Xem đáp án

Đáp án A

Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng khi chiếu ánh sáng vào chất bán dẫn làm các electron liên kết trong chất bán dẫn bứt ra trở thành các electron dẫn.


Câu 9:

So với hạt nhân 2760Co, hạt nhân 84210Po có nhiều hơn

Xem đáp án

Đáp án B

Hạt Po nhiều hơn Co số proton là: 84 – 27 = 57.

Hạt Po nhiều hơn Co số notron là: (210 – 84) – (60 – 27) = 93.


Câu 10:

Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có mạch

Xem đáp án

Đáp án B

Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có mạch tách sóng


Câu 11:

Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì

Xem đáp án

Đáp án A

Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì năng lượng liên kết càng lớn


Câu 12:

Tia tử ngoại được ứng dụng để

Xem đáp án

Đáp án D

Tia tử ngoại có khả năng làm phát quang một số chất nên được ứng dụng để tìm vết nứt ở bề mặt các vật.

Tìm khuyết tật bên trong vật đúc, chụp điện, chẩn đoán gãy xương, kiểm tra hành lý đều phải dùng tia X do nó có tính đâm xuyên mạnh.


Câu 14:

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng vân sẽ

Xem đáp án

Đáp án B

Áp dụng công thức tính khoảng vân trong hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng bằng khe I-âng: i=λDa.

Tăng khi tăng khoảng cách giữa màn quan sát và màn chứa 2 khe (D tăng)

→ A sai, D sai.

Giảm khi tăng khoảng cách 2 khe ( a tăng) → B đúng, C sai.


Câu 15:

Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì

Xem đáp án

Đáp án C

Khi chiếu từ không khí (chiết suất nhỏ) tới nới nước (chiết suất lớn) không thể xảy ra phản xạ toàn phần

→ A, B sai

So với phương tia tới thì tia vàng bị lệch ít hơn so với tia lam (do chiết suất của nước với tia vàng nhỏ hơn chiết suất của nước với tia lam) → C đúng, D sai.


Câu 16:

Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều

Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm A. thẳng đứng hướng từ dưới lên (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án D

Áp dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực từ tác dụng lên một đoạn dây mang dòng điện: Đặt bàn tay trái sao cho lòng bàn tay hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều lực từ → Lực từ trong trường hợp này nằm ngang hướng từ phải qua trái.


Câu 17:

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng trong điện trường của các

Xem đáp án

Đáp án D

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển các ion dương từ Anot (+) sang Catot ( ) và các ion âm theo chiều ngược lại.


Câu 18:

Chọn câu sai

Xem đáp án

Đáp án B

Tần số dao động cưỡng bức luôn bằng tần số ngoại lực cưỡng bức → B sai


Câu 19:

Hai nguồn kết hợp là hai nguồn phát sóng

Xem đáp án

Đáp án D

Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có cùng phương, cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian


Câu 20:

Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau có biên độ lần lượt là A1 và A2. Dao động tổng hợp của hai động này có biên độ là

Xem đáp án

Đáp án B

Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau có biên độ lần lượt là A1 và A2. Dao động tổng hợp của hai động này có biên độ là A=A1A2.


Câu 21:

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được từ 0,5 μH đến 2 μH và tụ điện có điện dung thay đổi được từ 20 pF đến 80 pF. Biết tốc độ truyền sóng điện từ c = 3.108 m/s; lấy π2 = 10. Máy này có thể thu được các sóng vô tuyến có bước sóng nằm trong khoảng

Xem đáp án

Đáp án D

Áp dụng công thức tính bước sóng thu được của máy chọn sóng: λ=2πcLC ta có:

Bước sóng lớn nhất: λmax=2πcLmaxCmax=24m

Bước sóng nhỏ nhất: λmin=2πcLminCmin=6m


Câu 24:

Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh thật A'B' cách thấu kính 60 cm, tiêu cự của thấu kính là f = 30 cm. Vị trí đặt vật trước thấu kính là

Xem đáp án

Đáp án A

Áp dụng công thức thấu kính: 1f=1d+1d'130=160+1d'd'=60cm.

Nhận xét: đây chính là trường hợp d = 2f → Ảnh thật, ngược chiều và bằng vật.


Câu 25:

Cho hai bức xạ có bước sóng λ1= 300 nm và λ2 = 500 nm. Lấy h = 6,625.10-34 J; c = 3.108 m/s. So với năng lượng mỗi phôtôn của bức xạ λ1 thì năng lượng mỗi phôtôn của λ2 sẽ

Xem đáp án

Đáp án C

Năng lượng photon của hai bức xạ ε1=hcλ1=6,625.1019Jε2=hcλ2=3,975.1019J

→ Năng lượng photon thứ hai nhỏ hơn năng lượng photon thứ nhất một lượng là: Δε=ε1ε2=2,65.1019J

            .


Câu 26:

Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 6 cm và chu kì 0,5 s. Trong khoảng thời gian ngắn nhất đi từ vị trí x = 6 cm đến vị trí x = -3 cm, vật có tốc độ trung bình

Xem đáp án

Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 6 cm A. 54 cm/s (ảnh 1)

Đáp án A

Sử dụng đường tròn ta biểu diễn được M1 và M2 lần lượt là vị trí chất điểm chuyển động tròn đều tương ứng với 2 trạng thái đầu và cuối.

Góc quét từ M1 đến M2 là: Δφ=2π3

+ Khoảng thời gian: Δt=Δφ2πT=T3=16s.

+ Quãng đường vật đi được là: S=6+3=9cm.

→ Tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian trên là: v¯=SΔt=916=54 cm/s.


Câu 28:

Theo mẫu Bo về nguyên tử hiđrô, lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng K là F. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng N về quỹ đạo dừng L thì lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron tăng thêm

Xem đáp án

Đáp án D

+ Lực tĩnh điện Fn=ke2rn2=ke2n4r02Fn~1n4

+ Lực tĩnh điện khi e ở quỹ đạo K (n = 1) là F.

Nên ta có:

+ Lực tĩnh điện khi e ở quỹ đạo N (n = 4) là F4=F44.

+ Lực tĩnh điện khi e ở quỹ đạo L (n = 2) là: F2=F24.

Khi e chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì lực tương tác tĩnh điện đã tăng thêm: F24F44=15256F

            .


Câu 30:

Hạt nhân82214Pb phóng xạ β- tạo thành hạt nhân X. Hạt nhân X có bao nhiêu nơtron?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương trình phóng xạ: P82214bX83214+e10

→ Hạt nhân X có số notron là: 21483=131 hạt.


Câu 31:

Một sóng truyền thẳng từ nguồn điểm O tạo ra bước sóng bằng 10 cm. Xét 3 điểm A, B, C cùng phía so với O trên cùng phương truyền sóng lần lượt cách O 5 cm, 8 cm và 25 cm. Xác định trên đoạn BC những điểm mà khi A lên độ cao cực đại thì những điểm đó qua vị trí cân bằng

Xem đáp án

Đáp án A

Để điểm M nằm trên đoạn BC thỏa mãn khi A lên cực đại thì M qua vị trí cân bằng

→ M và A vuông pha với nhau.

+ AB=85=3cm, AC=255=20cm.

+ Gọi d là khoảng cách từ M đến A. Do M thuộc BC nên ta có 3d20

Δφ=2πdλ=π2+kπd=14+k2λ3d200,1k3,5k=1,2,3

→ Có 3 giá trị k thỏa mãn.


Câu 32:

Động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào li độ theo đồ thi như hình vẽ. Biên độ dao động của vật là

Động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa phụ A. 6 cm (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án C

Từ đồ thị ta có:

Động năng của vật khi  bằng thế năng của vật khi x2=4 nên ta có:

Wd1=Wt212kA212kx12=12kx22x12+x22=A2A=5cm


Câu 33:

Một lò xo có khối lượng không đáng kể, đầu trên cố định, đầu dưới treo quả nặng có khối lượng 80 g. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số 4,5 Hz. Trong quá trình dao động độ dài ngắn nhất của lò xo là 40 cm và dài nhất là 56 cm. Lấy g = 9,8 m/s2. Chiều dài tự nhiên của lò xo có giá trị gần nhất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

+ Con lắc lò xo treo thẳng đứng có lmax=56cmlmin=40cmlCB=lmax+lmin2=48cmA=lmaxlmin2=8cm

+ Độ biến dạng của lò xo ở vị trí cân bằng là: f=12πgΔl0Δl0=0,012m=1,2cm

→ Chiều dài của lò xo tự nhiên là: l0=lCBΔl0=46,8cm.


Câu 34:

Một nguồn điện có suất điện động 12 V, điện trở trong 2 Ω mắc với một điện trở R thành mạch kín thì công suất tiêu thụ trên R là 16 W, giá trị của điện trở R bằng

Xem đáp án

Đáp án C

+ Áp dụng công thức định luật Ôm cho toàn mạch: I=ξR+r.

+ Công suất tiêu thụ trên điện trở R là:

P=I2.R16=122+R2R9R=R2+4R+4R25R+4=0R=4ΩR=1Ω.


Câu 35:

Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn A, B cách nhau 20 cm dao động cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5 m/s. Xét trên đường thẳng d vuông góc với AB. Cách trung trực của AB là 7 cm, điểm dao động cực đại trên d gần A nhất cách A là

Xem đáp án

rong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn A, B cách A. 14,46 cm (ảnh 1)

Đáp án B

+ Bước sóng λ=vf=3cm.

+ Xét điểm I là giao điểm của d và AB ta có:

IA=107=3cm; IB=10+7=17cm.

kI=173λ=4,67

+ Các đường cực đại cắt d là các (H) có đỉnh nằm trong đoạn IO → k < 4,67.

→ Cực đại trên d gần A nhất là điểm M – giao của (H) cực đại k = 4 và d (hình vẽ).

+ Do M thuộc cực đại k = 4 nên ta có:

d2d1=4.3172+h232+h2=12h=4,81cmd1=AM=32+h2=5,67cm.


Câu 37:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Biết cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi L = L1 và L = L2 thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện có giá trị như nhau. Biết L1 + L2 = 0,8 H. Đồ thị biểu diễn điện áp hiệu dụng UL vào L như hình vẽ. Tổng giá trị L3 + L4 gần giá trị nào nhất sau đây ?

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một điện áp xoay A. 1,57 H. (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án C

+ Khi L=L1 và L=L2 thì điện áp hai đầu tụ điện có giá trị như nhau:

 UC1=UC2U.ZCR2+ZL1ZC2=U.ZCR2+ZL2ZC2          

ZL1ZC2=ZL2ZC2ZL1+ZL2=2ZC                  (1)

UL=U.ZLR2+ZLZC2UL=UR2+ZC2ZL22ZCZL+1ZLUL=U

→ Từ đồ thị ta thấy U1=U.

+ Khi L=L3 và L=L4 thì điện áp hai đầu cuộn cảm giá trị như nhau

 UL=U.ZLR2+ZLZC2UUL2.ZL2=R2+ZC22ZCZL+ZL2          

  1UUL2ZL22ZCZL+R2+ZC2=1          (*)

2 giá trị ZL3; ZL4 tương ứng chính là 2 nghiệm của phương trình bậc 2 (*)

Áp dụng định lý Vi-ét ta có:  ZL3+ZL4=b2a=2ZC1UUL2=2ZC59=185ZC   (2)

+ Từ (1) và (2) ta có: ZL3+ZL4ZL1+ZL2=1852L3+L4L1+L2=95L3+L4=95.0,8=1,44H.


Câu 38:

Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Chiếu vào hai khe ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn, M là vị trí gần vân trung tâm nhất có đúng 5 bức xạ cho vân sáng. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

+ Do 0,38λ0,760,38.21i0,76.210,76i1,52mm.

+ Gọi vị trí điểm M trên màn là vị trí có 5 bức xạ cho vân sáng ta có: xM1,52kxM0,76

Để có 5 giá trị nguyên liên tiếp của k thỏa mãn ta có: xM0,76xM1,524xM6,08mm.

Để M là vị trí gần vân trung tâm nhất thì M phải thỏa mãn: xM=c.it c*c.0,766,08c8cmin=8xM=6,08mm

            .


Câu 39:

Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử dây dao động cùng biên độ 5 mm là 80 cm, còn khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử dao động cùng pha với biên độ 5 mm là 65 cm. Tỉ số giữa tốc độ cực đại của một phần tử dây tại bụng sóng và tốc độ truyền sóng trên dây là

Xem đáp án

Đáp án A

Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng A. 0,12 (ảnh 1)

+ M, N là 2 phần tử trên dây cùng dao động với biên độ 5mm xa nhau nhất

→ M, N phải gần 2 đầu dây nhất: MN=80cm.

+ Khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử dao động cùng pha với biên độ 5mm là

65cm < 80cm → M, N là 2 điểm ngược pha với nhau.

→ 2 phần tử dao động cùng pha với biên độ 5mm xa nhau nhất trên dây sẽ giữa điểm M và P trong đó thuộc bó thứ 2 kể từ đầu P (như hình vẽ).

+ Do tính đối xứng nên ta có PN=λ2=8065=15cmλ=30cm.

+ Do tính đối xứng nên ta cũng có AM = NB

→ chiều dài dây: L = AM + NB + 80 = 2AM + 80.

+ Do 0<AMλ480<L9580<kλ2955,33<k6,33k=6 (k là số bó sóng).

→ AM = 5cm → Biên độ của điểm M là:

5=Absin2πdλ5=Absin2π530Ab=103mm.

→ Tỉ số tốc độ cực đại bụng sóng và tốc độ truyền sóng:

vmaxvts=2πfAbλf=2π103300=0,12

Nhận xét: Khi kiểm tra lại ta sẽ thấy nếu tính từ đầu A điểm M thuộc bó (1); P thuộc bó (5); N thuộc bó (6) nên M – N dao động ngược pha, M – P dao động cùng pha là hợp lý.


Câu 40:

Một chất phóng xạ82214Pb chu kỳ bán rã là 138 ngày, ban đầu mẫu chất phóng xạ nguyên chất. Sau thời gian t ngày thì số proton có trong mẫu phóng xạ còn lại là N1. Tiếp sau đó Δt ngày thì số nơtron có trong mẫu phóng xạ còn lại là N2, biết N1 = 1,158.N2. Giá trị của Δt gần đúng bằng

Xem đáp án

Đáp án D

+ Giả sử tại thời t, số hạt Po còn lại là N → số hạt proton có trong mẫu là: N1=84N

+ Sau khoảng thời gian Δt số hạt nhân phóng xạ còn lại là: N'=N.2ΔtT

→ Số hạt nơtron còn lại trong mẫu phóng xạ còn lại là: N2=21084N'=126N'

+ Theo bài ta có: N1N2=1,15884N126N'=1,15884N126.N.2ΔtT=1,158Δt=109,9 ngày.


Bắt đầu thi ngay