Thứ bảy, 16/11/2024
IMG-LOGO

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2022 có đáp án (Đề số 22)

  • 19817 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình x1 = 6cos10πt (cm) và x2 = 8cos(10πt + 0,5π) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là

Xem đáp án

Đáp án A

Dùng giản đồ vecto:

Trên hình vẽ: ta dễ dàng tính được biên độ tổng hợp A nhờ Pythago: A=A12+A22=62+82=10cm


Câu 3:

Năng lượng mà sóng âm truyền đi trong một đơn vị thời gian, qua một đơn vị điện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là

Xem đáp án

Đáp án D

Cường độ âm I=P4πR2


Câu 4:

Một sóng cơ tần số 25 Hz truyền dọc theo trục Ox với tốc độ 100 cm/s. Hai điểm gần nhau nhất trên trục Ox mà các phần tử sóng tại đó dao động cùng pha nhau, cách nhau

Xem đáp án

Đáp án C

Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất dao động cùng pha nhau là 1 bước sóng.

Có λ=vf=0,04m=4cm


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

Xem đáp án

Đáp án C

Sóng điện từ là sóng ngang


Câu 7:

Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần, so với điện áp hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch

Xem đáp án

Đáp án A

Mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần thì u luôn sớm pha π2 so với i


Câu 8:

Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại (bước sóng càng lớn thì năng lượng càng bé)


Câu 9:

Công thoát electron của một kim loại là A = 4,2eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là

Xem đáp án

Đáp án C

Giới hạn quang điện: λ0=hcA295,8mm


Câu 10:

Hạt nhân càng bền vững khi có

Xem đáp án

Đáp án D

Hạt nhân càng bền vững khi có năng lượng liên kết riêng càng lớn


Câu 13:

Điều nào sau đây không đúng khi nói về quang phổ liên tục?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 14:

Lần lượt chiếu bức xạ có bước sóng λ1 = 0,42 μm, λ2 = 0,32 μm và λ3 = 0,27 μm vào một tấm kẽm có công thoát electron là A = 3,55eV. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện?

Xem đáp án

Đáp án C

Giới hạn quang điện λ0=hcA=0,35μm

Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện λλ0


Câu 15:

Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm hai trong ba phần tử R, L, C mắc nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức u=100cos100πtπ2 (V), i=10cos100πtπ4 (A). Kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Ta thấy rằng dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch vậy mạch này có tính dung kháng do đó chứa R và C.


Câu 16:

Phát biểu nào sau đây sai? Lực hạt nhân

Xem đáp án

Đáp án A

Lực hạt nhân có thể là lực hút hoặc lực đẩy, không cùng bản chất với lực tĩnh điện


Câu 17:

Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có cộng hưởng điện, R thay đổi được. Khi tăng R lên 2 lần thì

Xem đáp án

Đáp án B

Khi xảy ra cộng hưởng điện thì điện áp hai đầu mạch chính bằng điện áp hai đầu điện trở, hệ số công suất là cực đại, do vậy khi thay đổi R thì các đại lượng này không đổi.

=> R tăng lên hai lần thì I giảm đi 2 lần.


Câu 18:

Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

Xem đáp án

Đáp án C

Sơn tĩnh điện là ứng dụng của lực tương tác giữa các điện tích


Câu 19:

Trong các quy tắc vẽ các đường sức điện sau đây, quy tắc nào là sai

Xem đáp án

Đáp án B

Các đường sức xuất phát từ các điện tích dương, tận cùng tại các điện tích âm → B sai. Chọn B.


Câu 21:

Một vật dao động điều hòa dọc theo một đường thẳng. Một điểm M nằm cố định trên đường thẳng đó, phía ngoài khoảng chuyển động của vật. Tại thời điểm t thì vật xa M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là ∆t vật gần M nhất. Độ lớn vận tốc của vật bằng nửa tốc độ cực đại vào thời điểm gần nhất là:

Xem đáp án

Một vật dao động điều hòa dọc theo một đường A. t+ delta t/6 (ảnh 1)

Đáp án A

+ Tại thời điểm t vật ở xa M nhất tương ứng với vật đang ở biên dương. Sau Dt nhỏ nhất vật lại gần M nhất tương ứng với vị trí biên âm => Δt=0,5T .

+ Vị trí vận tốc của vật có độ lớn bằng một nửa độ lớn cực đại ứng với vị trí M trên hình vẽ.

Ta dễ dàng xác định được t'=t+Δt6.


Câu 25:

Dao động điện từ tự do trong mạch trong mạch LC có đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua cuộn dây theo thời gian như hình vẽ. Biểu thức điện tích tức thời trên tụ điện là

Dao động điện từ tự do trong mạch trong mạch LC có (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án C

Nhìn vào đồ thị ta thấy I0=8π2mA

Khoảng thời gian t = 3/8 μs = 3T/4 => T=0,5 μs => ω = 4π.106 rad/s

Thời điểm t = 0 thì i=Io => φoi = 0

i=8π2.103.cos4π.106.tA

q=22.109.cos4π.106.tπ2A


Câu 32:

Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, chùm ánh sáng chiếu đến 2 khe gồm 2 thành phần đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1=0,7μm và λ2. Khoảng cách giữa 2 khe là 0,2 mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là 1 m. Trong khoảng L = 28 mm trên màn, người ta đếm được có 17 vân sáng trong đó có 3 vạch sáng là kết quả trùng nhau của 2 hệ vân. Biết rằng 2 trong 3 vạch sáng trùng nhau nằm ở 2 đầu của L. Bước sóng λ2 có giá trị

Xem đáp án

Đáp án D

i1=λ1Da=3,5mm

28=8i1 Nếu giao thoa riêng bức xạ thứ nhất sẽ quan sát thấy 9 vân sáng

Khi giao thoa 2 bức xạ số vân sáng quan sát được trên màn là 17 vân trong đó có 3 vân trùng

⇒ Nếu giao thoa riêng từng loại thì số vân tổng cộng là 17+3=20 vân

⇒ Nếu giao thoa riêng bức xạ thứ 2 sẽ quan sát được 20-9 = 11 vân sáng

28=10i2i2=2,8mmλ2=0,56μm


Câu 34:

Vật thật AB và màn hứng ảnh đặt cố định, song song và cách nhau một khoảng 100 cm. Giữa vật và màn đặt một thấu kính tiêu cự f với trục chính vuông góc với màn. Biết có hai vị trí đặt thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Khoảng cách giữa hai vị trí này là 20 cm. Tỉ số kích thước của ảnh lớn và ảnh nhỏ trên màn là

Xem đáp án

Đáp án D

+ Vì tính thuận nghịch của đường truyền tia sáng, do vậy nếu vị trí cách thấu kính một đoạn d cho ảnh cách thấu kính một đoạn  thì nếu vật đặt cách thấu kính một đoạn  ảnh sẽ ảnh thấu kính một đoạn d.

+ Theo giả thuyết bài toán, ta có:

d+d'=100dd'=20d=60d'=40cm.

+ Với ảnh lớn ứng với d = 40 cm, d'=60 cm ảnh gấp 1,5 lần vật. Với ảnh nhỏ d = 60 cm, d'=40 cm ảnh nhỏ gấp 1,5 lần vật => ảnh lớn gấp 1,52=2,25 lần ảnh nhỏ.


Câu 35:

Cho hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước, cùng pha có biên độ 4 cm tại hai điểm A và B cách nhau 31 cm. Cho bước sóng là 12 cm. O là trung điểm AB. Trên đoạn OB có hai điểm M và N cách O lần lượt 1 cm và 4 cm. Khi N có li độ 23cm thì M có li độ

Xem đáp án

Đáp án B

Áp dụng tính chất với 1 điểm I bất kỳ nằm trên AB ta có: d1d2=2OId1+d2=AB

Ta có phương trình dao động tại M và N là

uM=2Acos2πOMλcosωtπABλ 1

uN=2Acos2πONλcosωtπABλ 2

Chia (1) cho (2) vế theo vế ta có uMuN=cos2πOMλcos2πONλuN=6cm.


Câu 37:

Hai con lắc lò xo dao động điều hòa có động năng biến thiên theo thời gian như đồ thị, con lắc (1) là đường liền nét và con lắc (2) là đường nét đứt. Vào thời điểm thế năng hai con lắc bằng nhau thì tỉ số động năng con lắc (1) và động năng con lắc (2) là

Hai con lắc lò xo dao động điều hòa có động A. 81/25 (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án C

+ Từ đồ thị ta thấy rằng hai dao động này vuông pha nhau (động năng của vật 1 cực đại – đang ở vị trí cân bằng, thì động năng của vật 2 cực tiểu – đang ở biên) và E1=1,5E2

+ Ta biểu diễn động năng và thế năng của các vật về cơ năng

E1=Ecos2φEd=Esin2φEt1=Et2Ed1Ed2=E1sin2φ1E2sin2φ2E1cos2φ1=E2cos2φ2 1Ed1Ed2=E11cos2φ1E21cos2φ2 2

+ Kết hợp với E1=1,5E2 và hai dao động này vuông pha (1) trở thành

1,5cos2φ1=cos2φ2cos2φ1+cos2φ22,5cos2φ1=1cos2φ1=0,4

Thay kết quả trên vào (2) ta thu được tỉ số Ed1Ed2=1,51cos2φ111,5cos2φ1=94.


Câu 38:

Cho dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch AB có sơ đồ như hình vẽ, trong đó L là cuộn cảm thuần và X là đoạn mạch điện xoay chiều. Khi đó điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN và MB lần lượt là uAN=302cosωt (V) và uMB=402cosωtπ2 (V). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu AB có giá trị nhỏ nhất là

Cho dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch AB A. 16 V (ảnh 1)

Xem đáp án

Cho dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch AB A. 16 V (ảnh 1)

Đáp án D

+ Biểu diễn vectơ các điện áp

Từ hình vẽ, ta có U nhỏ nhất khi U là đường cao của tam giác vuông

=> Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác, ta có:

1UAN2+1UMB2=1Umin21302+1402=1Umin2Umin=24V.


Câu 39:

Điện năng được truyền từ đường dây điện một pha có điện áp hiện dụng ổn định 220 V vào nhà một hộ dân bằng đường dây tải điện có chất lượng kém. Trong nhà của hộ dân này, dùng một máy biến áp lí tưởng để duy trì điện áp hiện dụng ở đầu ra luôn là 220 V (gọi là máy ổn áp). Máy ổn áp này chỉ hoạt động khi điện áp hiệu dụng ở đầu vào lớn hơn 110 V. Tính toán cho thấy, nếu công suất sử dụng điện trong nhà là 1,1 kW thì tỉ số giữa điện áp hiệu dụng ở đầu ra và điện áp hiệu dụng ở đầu vào (tỉ số tăng áp) của máy ổn áp là 1,1. Coi điện áp và cường độ dòng điện luôn cùng pha. Nếu công suất sử dụng điện trong nhà là 2,2 kW thì tỉ số tăng áp của máy ổn áp bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Điện năng được truyền từ đường dây điện một A. 1,55 (ảnh 1)

Theo đề bài: điện áp đầu ra của MBA luôn là 220 V U21=U22=220V

+ TH1: Khi công suất tiêu thụ điện của hộ gia đình là 1,1kW P1=U21.I21I21=5A

Hệ số tăng áp của MBA là 1,1 U21U11=1,1U11=U211,1=200V; I11I21=1,1I11=1,1.I21=5,5

Độ giảm thế trên đường dây truyền tải: ΔU1=U0U11=20V=I11.RR=40/11 Ω

+ TH2: Khi công suất tiêu thụ điện của hộ gia đình là 2,2W P2=U22.I22I22=10A

Hệ số tăng áp của MBA là k

U22U12=kU12=U22k=220kV; I21I22=kI21=kI22=10kA

Độ giảm thế trên đường dây truyền tải: ΔU2=U0U12=I21.R220220k=10k4011k=1,26k=4,78

Theo đề bài MBA chỉ hoạt động khi U1>110Vk<2k=1,26.


Bắt đầu thi ngay