Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO

[Năm 2022] Đề thi thử môn Vật Lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 18)

  • 38997 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đơn vị mức cường độ âm là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lý thuyết mức cường độ âm 

Cách giải: 

Đơn vị của mức cường độ âm là Đêxiben (dB) 

Chọn A. 


Câu 2:

Trong các ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, cam và lục, chiết suất của thủy tinh có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng nào? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Trong cùng một môi trường, chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đơn sắc tăng dần từ đỏ đến tím

Cách giải: 

Chiết suất của thủy tinh có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ 

Chọn A. 


Câu 3:

Trong đoạn mạch xoay chiều, chỉ số của Ampe kế cho biết giá trị nào của dòng điện?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lý thuyết dòng điện xoay chiều 

Cách giải: 

Trong đoạn mạch xoay chiều, số chỉ của Ampe kế cho biết cường độ dòng điện hiệu dụng

Chọn A. 


Câu 4:

Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng đơn sắc, tại vị trí có vân tối trên màn thì hai sóng  ánh sáng truyền đến phải 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tại vị trí vân tối, hai sóng ánh sáng truyền đến phải ngược pha 

Cách giải: 

Tại vị trí có vân tối, hai sóng ánh sáng truyền đến phải ngược pha 

Chọn D. 


Câu 5:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp trên màn quan sát là 1 cm. Khoảng vân trên màn là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc tối) liên tiếp 

Cách giải: 

Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp trên màn là: 

l=5i=1(cm)i=0,2(cm)=2(mm)

Chọn B. 


Câu 6:

Trên một sợi dây đang có sóng dừng ổn định với bước sóng truyền trên dây là 4 cm. Khoảng cách giữa 4 nút sóng liên tiếp là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là λ2

Cách giải: 

Khoảng cách giữa 4 nút sóng liên tiếp là: l=3λ2=342=6(cm)

Chọn B. 


Câu 7:

Trong cấu tạo của máy biến áp, máy tăng áp có tỉ số giữa số vòng dây cuộn thứ cấp và sơ cấp 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công thức máy biến áp: U1U2=N1N2

Máy tăng áp có U1<U2

Cách giải: 

Máy tăng áp có: U1<U2U1U2<1N1N2<1N2N1>1

Chọn C. 


Câu 8:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100 V vào đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì điện áp hiệu dụng ở hai cực tụ điện và ở hai đầu cuộn cảm thuần lần lượt là 130 V và 50 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch: U=UR2+ULUC2

Cách giải: 

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là: 

U=UR2+ULUC2100=UR2+(50130)2UR=60(V)

Chọn D. 


Câu 9:

Đặt điện áp xoay chiều có tần số f vào hai đầu của một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cảm kháng của cuộn cảm là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Cảm kháng của cuộn dây: ZL=ωL=2πfL

Cách giải: 

Cảm kháng của cuộn dây là: ZL=2πfL

Chọn C. 


Câu 10:

Tần số dao động của một con lắc đơn được tính bằng công thức nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tần số của con lắc đơn: f=12πgl

Cách giải: 

Tần số của con lắc đơn là: f=12πgl

Chọn A. 


Câu 11:

Hai hạt tích điện nhỏ giống nhau đặt cách nhau 6 cm trong điện môi lỏng có hằng số điện môi ε = 81 thì lực đẩy giữa chúng là 2 μN. Biết k = 9.109 Nm2/C2. Độ lớn điện tích của từng hạt là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích: F=9.109q1q2εr2

Cách giải: 

Độ lớn lực đẩy giữa hai điện tích là: 

F=kq1q2εr2=kq2εr2q=F.εr2k=2.106.81.0,0629.1098,05.109(C)=8,05(nC)

Chọn C. 


Câu 12:

Khi nhìn qua một thấu kính hội tụ thấy ảnh ảo của một dòng chữ thì ảnh đó 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Ảnh ảo qua thấu kính hội tụ luôn lớn hơn vật, cùng chiều với vật

Cách giải: 

Ảnh ảo qua thấu kính hội tụ luôn lớn hơn vật

Chọn A. 


Câu 13:

Trên một sợi dây có sóng dừng ổn định với bước sóng truyền trên dây là λ. Khoảng cách giữa hai điểm bụng liền kề là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Khoảng cách giữa hai điểm bụng liền kề là λ2

Cách giải: 

Khoảng cách giữa hai điểm bụng liền kề là λ2

Chọn B. 


Câu 14:

Thiết bị nào sau đây là ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lý thuyết ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng

Cách giải: 

Hiện tượng cộng hưởng được ứng dụng trong hộp đàn ghita

Chọn C. 


Câu 15:

Một máy phát điện xoay chiều một pha với phần cảm là rôto có p cặp cực. Khi rôto quay đều với tốc độ n (vòng/phút) thì tần số của suất điện động (tính theo đơn vị Hz) do máy phát ra là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tần số của suất điện động: f = 60pn 

Cách giải: 

Tần số của suất điện động do máy phát ra là: f = 60pn

Chọn C. 


Câu 16:

Trong đoạn mạch xoay chiều, điện áp chậm pha hơn dòng điện một lượng φ. Hệ số công suất của đoạn mạch là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Hệ số công suất của đoạn mạch: cosφ 

Cách giải: 

Hệ số công suất của đoạn mạch là: cosφ 

Chọn A. 


Câu 17:

Một mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung 2 nF và cuộn cảm có độ tự cảm 12,5 mH. Mạch dao động riêng với tần số góc là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tần số góc của mạch dao động: ω=1LC

Cách giải: 

Tần số góc của mạch dao động là:

ω=1LC=112,5.103.2.109=20.104(rad/s)

Chọn A. 


Câu 18:

Một người quan sát một sóng hình sin thấy 6 gợn sóng truyền qua một điểm trong 5 s và khoảng cách giữa hai gợn liên tiếp là 8 cm. Tốc độ truyền của sóng này là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp là λ

Thời gian sóng truyền giữa hai gợn sóng liên tiếp là T

Tốc độ truyền sóng: v=λT

Cách giải: 

Thời gian sóng truyền qua 6 gợn sóng liên tiếp là:

t=5T=5(s)T=1(s)

Khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp là: λ = 8 (cm) 

Tốc độ truyền sóng là: v=λT=81=8(cm/s)

Chọn B. 


Câu 19:

Trong máy quang phổ lăng kính, bộ phận nào sau đây gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lý thuyết máy quang phổ lăng kính 

Cách giải: 

Trong máy quang phổ lăng kính, bộ phận gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng là lăng kính

Chọn B. 


Câu 20:

Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện cường độ I được tính bằng công thức nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Cảm ứng từ tại tâm vòng dây tròn: B=2π.107IR

Cách giải: 

Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây tròn là: B=2π.107IR

Chọn D. 


Câu 21:

Hạt tải điện trong kim loại là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lý thuyết dòng điện trong kim loại 

Cách giải: 

Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do 

Chọn B. 


Câu 22:

Một vật dao động theo phương trình x=4cos5πt+π3cm. Biên độ dao động của vật là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Phương trình dao động: x=Acos(ωt+φ)

Trong đó: x là li độ 

A là biên độ 

ω là tần số góc 

φ là pha ban đầu 

(ωt+φ) là pha dao động 

Cách giải: 

Trong phương trình dao động x=4cos5πt+π3cm, biên độ dao động là: 4 cm 

Chọn A. 


Câu 23:

Một chất điểm dao động với phương trình x=10cos(2πt+π) cm (t tính bằng s). Chiều dài quỹ đạo dao động của chất điểm là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Chiều dài quỹ đạo: L = 2A 

Cách giải: 

Chất điểm có biên độ là: A = 10 (cm) 

Chiều dài quỹ đạo dao động của chất điểm là: L = 2A = 2.10 = 20 (cm)

Chọn B. 


Câu 24:

Trong thiết bị kiểm tra hành lí ở các sân bay có ứng dụng tia nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết ứng dụng của các tia 

Cách giải: 

Tia X có ứng dụng kiểm tra hành lí ở các sân bay 

Chọn C. 


Câu 25:

Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến đơn giản có bộ phận nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sơ đồ khối của máy thu thanh đơn giản: anten thu – chọn sóng – tách sóng – khuếch đại âm tần – loa

Cách giải: 

Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến đơn giản có bộ phận mạch tách sóng

Chọn B. 


Câu 26:

Dao động của một chất điểm là tổng hợp của hai dao động cùng phương cùng tần số có biên độ lần lượt là 5 cm và 8 cm. Biên độ dao động tổng hợp của chất điểm không thể là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Biên độ dao động tổng hợp: A1A2AA1+A2

Cách giải: 

Biên độ dao động tổng hợp của chất điểm: 

A1A2AA1+A23A13(cm)

→ biên độ dao động tổng hợp không thể là 2 cm 

Chọn D. 


Câu 27:

Đặt điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu của một cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1πH. Cảm kháng cuộn cảm là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Cảm kháng của cuộn cảm: ZL = ωL = 2πfL 

Cách giải: 

Cảm kháng của cuộn cảm là: ZL=2πfL=2π.50.1π=100(Ω)

Chọn C. 


Câu 28:

Trong điện xoay chiều, đại lượng nào sau đây không có giá trị hiệu dụng?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lý thuyết dòng điện xoay chiều 

Cách giải: 

Đại lượng không có giá trị hiệu dụng là công suất 

Chọn B. 


Câu 29:

Tần số dao động riêng của con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng khối lượng m là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tần số dao động của con lắc lò xo: f=12πkm

Cách giải: 

Tần số dao động của con lắc lò xo: f=12πkm

Chọn B. 


Câu 30:

Một sóng hình sin có tần số f truyền trong một môi trường với tốc độ v thì có bước sóng là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Bước sóng: λ=vf

Cách giải:

Bước sóng của sóng này là: λ=vf

Chọn C. 


Câu 31:

Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, 2 nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha. Hai điểm M, N nằm trên đoạn AB là 2 điểm dao động cực đại lần lượt là thứ k và k + 4. Biết MA = 1,2 cm; NA = 1,4 cm. Bước sóng là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Trên đường nối hai nguồn, khoảng cách giữa hai cực đại liền kề là λ2

Cách giải: 

Tại điểm M có cực đại thứ k, điểm N có cực đại thứ k + 4 → khoảng cách MN là:

MN=4.λ2=2λ

Ta có: MN=ANAM0,2cm=2λλ=0,1(cm)=1(mm)

Chọn A. 


Câu 34:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp, trong đó L thuần cảm và R có giá trị thay đổi được. Khi R = 25 Ω hoặc R = 100 Ω thì công suất tiêu thụ trên toàn mạch bằng nhau. Thay đổi R để công suất tiêu thụ toàn mạch đạt cực đại, giá trị cực  đại đó là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Với hai giá trị R1, R2  mạch cho cùng công suất, công suất của mạch đạt cực đại khi:

R0=ZLZC=R1R2

Công suất cực đại: Pmax=U22R0

Cách giải: 

Với hai giá trị R1, R2 mạch cho cùng công suất, công suất của mạch đạt cực đại khi:

R0=ZL=R1R2=25.100=50(Ω)

Công suất tiêu thụ cực đại của mạch là: Pmax=U22R0=20022.50=400(W)

Chọn B. 


Câu 38:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe F1 và F2 là 1 mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe đến màn quan sát giao thoa là 2 m. Chiếu ánh sáng gồm 2 bức xạ đơn  sắc màu vàng và màu lục có bước sóng lần lượt là 0,6 µm và 0,5 µm vào hai khe thì thấy trên màn quan sát có những vân sáng đơn sắc và các vân sáng cùng màu vân trung tâm. Có bao nhiêu vân màu lục giữa hai vân sáng cùng màu vân trung tâm? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Vị trí vân trùng của hai bức xạ: x=k1i1=k2i2

Khoảng vân: i=λDa

Cách giải: 

Trong khoảng giữa hai vân sáng cùng màu với vân trung tâm có:

i=k1i1=k2i2k1λ1=k2λ2k1k2=λ2λ1=56k1=5k2=6

→ trong khoảng giữa hai vân sáng cùng màu với vân trung tâm có 6 khoảng vân màu lục (có 5 vân sáng  màu lục) 

Chọn A. 


Bắt đầu thi ngay