Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO

[Năm 2022] Đề thi thử môn Vật Lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 25)

  • 38494 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và 

Xem đáp án

Sử dụng lí thuyết về từ trường. 

Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong đó. 

Chọn C. 


Câu 2:

Một con lắc đơn gồm vật nhỏ có khối lượng m, dao động điều hòa với chu kì T. Khi tăng khối lượng vật nặng là 2m thì chu kì dao động là: 

Xem đáp án

Sử dụng biểu thức tính chu kì dao động: T=2πmk

+ Ban đầu: T=2πmk

+ Khi tăng khối lượng lên 2 lần: T'=2πm'k=2π2mk=2T 

Chọn A. 


Câu 3:

Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do 

Xem đáp án

Sử dụng lí thuyết về đặc trưng sinh lí và đặc trưng vật lí của âm. 

Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do khác nhau về đồ thị dao động âm. 

Chọn B. 


Câu 4:

Điện từ trường xuất hiện  

Xem đáp án

Sử dụng lí thuyết về điện từ trường. 

Điện từ trường xuất hiện xung quanh chỗ có tia lửa điện. 

Chọn B. 


Câu 6:

Một dòng điện xoay chiều có cường độ i=22cos100πt+π2(A). Chọn phát biểu sai: 

Xem đáp án

Vận dụng các biểu thức trong dòng điện xoay chiều. 

A – sai vì: Khi t = 0,05scường độ dòng điện khi đó i=0A 

B, C, D - đúng 

Chọn A. 


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cưỡng bức? 

Xem đáp án

Vận dụng lí thuyết về dao động cưỡng bức. 

D – sai vì biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.

A, B, C – đúng. 

Chọn D. 


Câu 8:

Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên một phương truyền sóng mà phần tử môi trường tại hai điểm đó 

Xem đáp án

Sử dụng lí thuyết về sóng cơ học. 

Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên một phương truyền sóng mà phần tử môi trường tại hai điểm đó dao động cùng pha. 

Chọn B. 


Câu 9:

Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến điện, không có mạch (tầng) 

Xem đáp án

Sử dụng lí thuyết về thu – phát sóng điện từ. 

Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến điện không có mạch biến điệu. 

Chọn C. 


Câu 10:

Trường hợp nào sau đây sóng phát ra không phải là sóng điện từ?

Xem đáp án

Sử dụng lí thuyết về sóng điện từ. 

Sóng phát ra từ loa phóng thanh không phải sóng điện từ mà là sóng âm. 

Chọn D. 


Câu 11:

Chọn phát biểu sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ. Quang phổ vạch phát xạ

Xem đáp án

Vận dụng lí thuyết về các loại quang phổ. 

A – sai: Vì quang phổ vạch phát xạ phụ thuộc vào cấu tạo của nguồn sáng. 

B, C, D - đúng 

Chọn A. 


Câu 12:

Một điện tích điểm q đặt trong một môi trường đồng tính có hằng số điện môi bằng 2. Tại điểm M cách q một đoạn 0,5m véctơ cường độ điện trường có độ lớn là 9.104V/m và hướng về phía điện tích q. Giá trị của điện tích q là 

Xem đáp án

Vận dụng biểu thức E=kqεr2 

Ta có: E=kqεr29.104=9.109q2.0,52q=5.106m

Lại có, véctơ cường độ điện trường hướng về phía điện tích qq<0q=5μm

Chọn A. 


Câu 14:

Một nguồn âm gây ra cường độ âm tại M là IM và tại N là IN. Mối liên hệ giữa mức cường độ âm LM;LN tại M và N là 

Xem đáp án

Sử dụng biểu thức hiệu mức cường độ âm:  

L2L1=10logI2I1

Ta có: LMLN=10logIMIN 

Chọn C. 


Câu 15:

Một vật dao động điều hòa có vận tốc  phụ thuộc vào thời gian như hình vẽ. Biên độ của dao động là 

VietJack

Xem đáp án

Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị. 

Công thức tính vận tốc cực đại: vmax=ωAA=vmaxω=vmax.T2π 

Từ đồ thị ta thấy: T2=0,2sT=0,4svmax=50π(cm/s) 

⇒ Biên độ: A=vmaxω=vmax.T2π=50π.0,42π=10cm 

Chọn C. 


Câu 17:

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có độ tụ 5,0dp và cách thấu kính một đoạn là 30cm. Ảnh của vật sáng AB qua thấu kính là 

Xem đáp án

Sử dụng công thức thấu kính: 1f=1d+1d' 

Ta có: f=1D=0,2m=20cmd=30cm 

Áp dụng công thức thấu kính ta có: 1f=1d+1d'120=130+1d'd'=60cm 

Độ phóng đại ảnh: k=d'd=6030=2 

⇒ Ảnh thu được là ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. 

Chọn D. 


Câu 18:

Tại hai điểm S1,S2 trên mặt nước có đặt hai nguồn sóng kết hợp và dao động cùng pha. Gọi O là trung điểm của đoạn S1S2. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Xét trên đoạn S1S2 (không kể O) thì M, N lần lượt là hai điểm nằm trên vân giao thoa ứng với biên độ cực đại thứ 5 và cực tiểu thứ 5. Nhận định nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Sử dụng biểu thức xác định cực đại, cực tiểu giao thoa của 2 nguồn cùng pha:

+ Cực đại: d2d1=kλ 

+ Cực tiểu: d2d1=(2k+1)λ2 

Ta có 2 nguồn dao động cùng pha: 

+ M là cực đại thứ 5 không kể O ⇒ M là cực đại bậc 5: OM=5λ 

+ N là cực tiểu thứ 5 ON=9λ2 

ON<OM 

Chọn A. 


Câu 21:

Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1,2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1,8m. Nguồn sáng phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2λ2<λ1. Trên màn quan sát, khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng bậc ba của λ1 và λ2 là 0,72mm; khoảng cách ngắn nhất giữa vân sáng bậc ba của λ1 và vân tối thứ ba của λ2 là 1,08mm. Giá trị của λ2 là 

Xem đáp án

Sử dụng biểu thức tính vị trí vân sáng, vân tối:  

- Vân sáng: xs=ki 

- Vân tối: xt=(2k+1)i2 

Sử dụng công thức tính khoảng vân: i=λDa 

Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 vân sáng bậc ba của 2 bức xạ:  

3i13i2=0,72mmi1i2=0,24mm   (1)

Khoảng cách ngắn nhất giữa vân sáng bậc 3 của bức xạ 1 và vân tối thứ 3 của bức xạ 2: 

3i152i2=1,08mm    (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra: i1=0,96mmi2=0,72mm 

λ2=ai2D=1,2.103.0,72.1031,8=0,48.106m=0,48μm

Chọn A. 


Câu 22:

Tại hai điểm S1, S2 trên mặt nước có đặt hai nguồn phát sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng tần số và cùng pha. Biết S1S2=27,6cm và sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 8cm. Trên mặt nước, gọi N là điểm nằm trên đường trung trực của S1S2 và cách trung điểm của S1S2 một khoảng 12cm. Gọi (E) là đường elip trên mặt nước nhận S1 và S2 là hai tiêu điểm và đi qua điểm N. Số điểm trên mặt nước nằm trong vùng giới hạn bởi (E) dao động với biên độ cực đại và lệch pha π2 so với hai nguồn S1 và S2 là 

Xem đáp án

+ Sử dụng phương trình elip 

+ Sử dụng điều kiện cực đại giao thoa: d2d1=kλ 

+ Sử dụng biểu thức: Δφ=2πΔdλ 

VietJack

N thuộc elip suy ra a=14,228b=23c=S1S22=13,8 

Điều kiện để có cực đại: d2d1=kλ=8k   (1)

Độ lệch pha: Δφ=2πΔdλ=(2m+1)π2d2d1=(2m+1)λ4    (2)

Ta có: S1S2<d2d1<S1S2   (3)

Từ (1) và (3) suy ra k=±3,±2,±1,0 

Kết hợp với (2) Ta suy ra số điểm thỏa mãn là 7.2 = 14

Chọn C. 


Câu 23:

Một vật dao động điều hòa khi qua vị trí có li độ 1cm thì có động năng gấp ba lần thế năng. Trong thời gian 0,8s vật đi được quãng đường 16cm. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là 

Xem đáp án

+ Sử dụng biểu thức tính cơ năng: W=12kA2=Wt+Wñ 

+ Sử dụng biểu thức tính tốc độ trung bình: vtb=St 

Tại vị trí x=1cm:Wd=3WtW=4Wt

kA22=4kx22A=2x=2cm

Trong thời gian 0,8s vật đi được quãng đường: 16cm=2.4A (tương ứng với 2 chu kì)

2T=0,8sT=0,4s

Tốc độ trung bình trong một chu kì: vtb=ST=4AT=4.20,4=20cm/s 

Chọn A. 


Câu 24:

Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r=2Ω thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I1=2A. Nếu mắc thêm một điện trở R2=3Ω nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I2=1A. Giá trị của điện trở R1 là 

Xem đáp án

Sử dụng biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch: I=ER+r

+ Khi mạch chỉ có R1:I1=ER1+r2=ER1+2    (1)

+ Khi mạch có R1 nt R2:I2=ER1+R2+r1=ER1+3+2 

Lấy (1)(2) ta được: 21=R1+5R1+2R1=1Ω  

Chọn D. 


Câu 25:

Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn 2m. Trong hệ vân trên màn, vân sáng bậc 3 cách vân trung 2,4mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là 

Xem đáp án

+ Sử dụng biểu thức xác định vị trí vân sáng: xs=ki 

+ Sử dụng biểu thức tính khoảng vân: i=λDa 

Vị trí vân sáng bậc 3: xs3=3i=2,4mmi=0,8mm 

Lại có: i=λDaλ=aiD=103.0,81032=0,4.106m=0,4μm 

Chọn B. 


Câu 26:

Một sóng ngang truyền theo phương Ox từ O với chu kì sóng 0,1s. Tốc độ truyền sóng là 2,4m/s. Xét điểm M trên Ox cách O một đoạn 65cm. Trên đoạn OM, số điểm dao động ngược với M là 

Xem đáp án

+ Sử dụng biểu thức tính độ lệch pha: Δφ=2πdλ 

+ Sử dụng điều kiện ngược pha: Δφ=(2k+1)π 

+ Bước sóng: λ=vT=2,4.0,1=0,24m=24cm 

Ta có: Δφ=2πdλ=(2k+1)πd=2k+12λ=2k+12.24 

Lại có: 0<d650<2k+12246512<k2,2k=0;1;2 

Vậy trên OM có 3 điểm dao động ngược pha với M

Chọn B. 


Câu 30:

Sóng dừng hình sin trên một sợi dây với bước sóng λ, biên độ sóng của điểm bụng là A. Trên dây, gọi C và D là hai điểm mà phần tử dây tại đó có biên độ tương ứng là A2 A32. Giữa C và  D có 2 điểm nút và một điểm bụng. Dao động của hai phần tử C và D lệch pha nhau một góc là

Xem đáp án

Sử dụng biểu thức tính độ lệch pha: Δφ=2πdλ 

Khoảng cách từ C đến điểm nút gần nhất: dC=λ12 

Khoảng cách từ D đến điểm nút gần nhất: dD=λ6 

+ Giữa C và D có 2 điểm nút và 1 điểm bụng CD=λ12+λ2+λ6=3λ4 

+ Độ lệch pha giữa 2 điểm C và D: Δφ=2πCDλ=2π3λ4λ=3π2 

Chọn D. 


Câu 31:

Chiếu một chùm sáng song song hẹp gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím từ một môi trường trong suốt tới mặt phẳng phân cách với không khí có góc tới 370. Biết chiết suất của môi trường này đối với ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam và tím lần lượt là 1,643; 1,672 và 1,685. Thành phần đơn sắc có thể ló ra không khí là 

Xem đáp án

+ Vẽ đường truyền tia sáng của các ánh sáng đơn sắc 

+ Vận dụng lí thuyết về khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần.

Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần: iigh 

Góc giới hạn với mỗi tia: 

+ Màu đỏ: sinighd=1ndighd=37,490 

+ Màu lam: sinighl=1nlighl=36,730 

+ Màu tím: sinight=1ntight=36,40 

⇒ Tia ló ra ngoài không khí là các tia màu đỏ. 

Tia phản xạ toàn phần (không ló ra ngoài không khí) là các tia màu tím và lam.

Chọn A. 


Câu 32:

Một bóng đèn ống được mắc vào mạng điện xoay chiều tần số f=50Hz. Biết rằng đèn chỉ sáng khi điện áp giữa hai cực của đèn đạt giá trị u1102V. Trong 2s, thời gian đèn sáng là 43s. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu bóng đèn là 

Xem đáp án

+ Sử dụng vòng tròn lượng giác 

+ Vận dụng biểu thức tính tần số góc: ω=2πf 

+ Vận dụng biểu thức: Δφ=ωΔt

VietJack

+ Tần số góc: ω=2πf=2π.50=100π(rad/s)

+ Vẽ trên vòng tròn lượng giác, ta được: 

Biết đèn chỉ sáng lên khi uU1 

Chu kì T=1f=150s2s=100T 

Thời gian đèn sáng trong 1 chu kì: Δt=43100=175S  

Lại có: Thời gian đèn sáng trong 1 chu kì:  

Δt=4Δφω=175sΔφ=ω4.75=π3

Từ hình vẽ ta có: 

cosΔφ=U1U0cosπ3=1102U0U0=2202VU=U02=220V

Chọn C.


Câu 33:

Hai chất điểm dao động điều hòa với cùng tần số, có li độ ở thời điểm t là x1 và x2. Giá trị cực đại của tích x1x2 là M; giá trị cực tiểu của tích x1x2 là M3. Độ lệch pha giữa x1 và x2 gần nhất với giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

+ Viết phương trình dao động điều hòa  

+ Sử dụng công thức lượng giác: cosa.cosb=12cos(a+b)+cos(ab) 

Để đơn giản, ta chọn phương trình dao động điều hòa của 2 vật là: x1=A1cosωtx2=A2cos(ωt+φ) 

Ta suy ra: x1x2=A1A2cosωt.cos(ωt+φ) 

Ta có:

cosωt.cos(ωt+φ)=12cos(2ωt+φ)+cosφx1x2=A1A22cos(2ωt+φ)+cosφ

+  x1x2maxcos(2ωt+φ)=1x1x2max=A1A22(1+cosφ)=M   (1)

+  x1x2mincos(2ωt+φ)=1x1x2min=A1A22(1+cosφ)=M3   (2)

Lấy (1)(2) ta được 1+cosφ1+cosφ=113cosφ=12φ=π3=1,05rad 

Chọn A. 


Câu 34:

Đặt điện áp u=U0cos(100πt) (t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp. Cuộn dây có độ tự cảm L=0,15π(H) và điện trở r=53Ω, tụ điện có điện dung C=103πF. Tại thời điểm t1(s) điện áp tức thời hai đầu cuộn dây có giá trị 100V, đến thời điểm t2=t1+175(s) thì điện áp tức thời hai đầu tụ điện cũng bằng 100V. Giá trị của U0 gần nhất với giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

+ Sử dụng biểu thức tính độ lệch pha: tanφ=ZLZCR 

+ Sử dụng giản đồ véctơ và vòng tròn lượng giác

+ Sử dụng hệ quả vuông pha. 

+ Cảm kháng: ZL=ωL=15Ω 

+ Dung kháng: ZC=1ωC=10Ω 

+ Điện trở trong: r=53Ω 

+ Độ lệch pha: tanφ=ZLZCR=151053=13φ=π6  

Ta có giản đồ vecto: 

VietJack

uC=U0Ccos100πt2π3Vud=U0dcos100πt+π6V

ud sớm pha hơn uC một góc 5π6 

Ta có: t2=t1+175sΔt=175s 

⇒ góc quét được từ thời điểm t1t2 là: Δφ=ω.Δt=100π.175=4π3 

Vẽ trên vòng tròn lượng giác ta được:

VietJack

Từ VTLG ta có:

ud1uC2ud1U0d2+uC2U0C2=11002U0d2+1002U0C2=1   (1)

Lại có: U0C=U0U0d=3U0 

Thế vào (1) ta suy ra: U0=20033V 

Chọn D. 


Câu 35:

Đặt điện áp u=U0cosωt(V) (U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở có giá trị R=a(Ω), tụ điện có điện dung C và cuộn thuần cảm có hệ số tự cảm L mắc nối tiếp. Biết U=a(V), độ tự cảm L thay đổi được. Hình vẽ bên lần lượt mô tả đồ thị của điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm (đường 1), điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện (đường 2) và công suất tiêu thụ điện năng  của toàn mạch (đường 3) theo cảm kháng. M và N lần lượt là hai đỉnh của đường 1 và đường 2. Giá trị của a là 

VietJack

Xem đáp án

+ Đọc đồ thị  

+ L biến thiên để URL cực đại: ZL=R2+ZC2ZC 

+ Cộng hưởng: ZL=ZC 

VietJack

Từ đồ thị, ta thấy: 

+ ZLM là giá trị của cảm kháng để điện áp hiệu dụng trên cuộn dây cực đại ZLM=R2+ZC2ZC   (1)

+ Tại N, mạch cộng hưởng điện, khi đó:

UC=40V=URZC=aZCaRZC=40Ω   

+ Tại ZL=17,5Ω và ZLM là 2 giá trị của cảm kháng cho cùng công suất tiêu thụ. 

ZLM+17,5=2ZCZLM=2.4017,5=62,5Ω

Thay vào (1) ta được: 62,5=a2+40240a=30Ω 

Chọn C. 


Câu 36:

Sóng dừng hình thành trên một sợi dây đàn hồi OB, với đầu phản xạ B cố định và tốc độ lan truyền sóng trên dây là v=400cm/s. Hình ảnh sóng dừng như hình vẽ. Sóng tới B có biên độ a=2cm, thời điểm ban đầu hình ảnh sợi dây là đường (1), sau đó các khoảng thời gian là 0,005s và 0,015 thì hình ảnh sợi dây lần lượt là đường (2) và đường (3). Biết xM là vị trí phần tử M của sợi dây lúc sợi dây duỗi thẳng. Khoảng cách xa nhất giữa M tới phần tử sợi dây có cùng biên độ với M là

VietJack

Xem đáp án

+ Sử dụng vòng tròn lượng giác 

+ Vận dụng các biểu thức tính chu kì: T=2πω và ω=ΔφΔt 

Ta có vòng tròn lượng giác biểu diễn dao động của phần tử trên dây tại các đường (1), (2) và (3)

VietJack

Từ vòng tròn lượng giác, ta thấy các phần tử trên đường (2) và (3) dao động được pha:

α=π3αα=π4

VietJack

Chu kì sóng: T=2πω=2παt1=2πt1α=2π.0,005π4=0,04s 

Bước sóng: λ=vT=400.0,04=16cm 

Biên độ của phần tử trên dây tại thời điểm t2 là:

u0=2acosπ4=2.2.cosπ4=22(cm)

Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng là:  

3λ2=3216=24cm

Do M, N dao động ngược pha: Δumax=uMuN=2u0=42cm 

Khoảng cách MN lớn nhất là: MN=242+(42)2=24,66cm 

Chọn B. 


Câu 38:

Hai điểm sáng dao động trên cùng một đường thẳng, xung quanh vị trí cân bằng chung O, với phương trình dao động lần lượt là x1=8cosωtπ6cm và x2=43cosωtπ3cm. Khoảng cách giữa hai điểm sáng khi chúng có cùng giá trị vận tốc là 

Xem đáp án

Sử dụng máy tính tổng hợp dao động: x2x1=A2φ2A1φ1 

Ta có: v1=x1'=8ωsinωtπ6cm/sv2=x2'=43ωsinωtπ3cm/s 

v2v1=43ωπ3+8ωπ6=4ωπ3=4ωsinωt+π6cmx2x1=45π6=4cosωt5π6

Khi 2 điểm sáng có cùng vận tốc: v2v1=0 khi: sinωt+π6=0ωt=π6+k2πωt=5π6+k2π 

Khi đó, khoảng cách giữa 2 điểm sáng là: x2x1=4cm 

Chọn B. 


Câu 39:

Tiến hành thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn, một học sinh đo được chiều dài con lắc đơn là 99±1(cm), chu kì dao động nhỏ của nó là 2,00±0,02(s). Lấy π2=9,87 và bỏ qua sai số của số π. Gia tốc trọng trường do học sinh đo được tại nơi làm thí nghiệm là

Xem đáp án

+ Vận dụng biểu thức tính chu kì dao động: T=2πlg 

+ Sử dụng công thức tính sai số. 

Ta có: T=2πlgg=4π2lT2 

+ Gia tốc trọng trường: g¯=4π2.l¯T2¯=4π2.99.10222=9,7713m/s2 

+ Sai số: Δgg¯=Δll¯+2ΔTT¯=199+20,022Δg=0,294m/s2 

g=g¯±Δg=9,8±0,3m/s2

Chọn D.


Câu 40:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 36cm được treo thẳng đứng vào một điểm cố định,  đầu dưới gắn vật nặng khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động, chiều dài cực đại của lò xo bằng 1,5 lần chiều dài cực tiểu. Tại thời điểm t, vật đi qua vị trí có li độ 4cm và có tốc độ 20π3cm/s. Lấy π2=10,g=10m/s2. Chu kì dao động của con lắc là 

Xem đáp án

+ Sử dụng biểu thức tính chiều dài của con lắc lò xo treo thẳng đứng: lmax=l0+Δl+Almin=l0+ΔlA 

+ Sử dụng biểu thức tính độ dãn của lò xo tại VTCB: Δl=mgk=gω2 

+ Sử dụng hệ thức độc lập: A2=x2+v2ω2 

Ta có: l0=36cmlmax=l0+Δl+Almin=l0+ΔlA  

Theo đề bài: lmax=1,5lminl0+Δl+A=1,5l0+ΔlA 

0,36+Δl+A=1,5.(0,36+ΔlA)2,5A0,5Δl0,18=0

 5A0,36=Δl=10ω2   (1)

Tại thời điểm t: A2=x2+v2ω2

A2=0,042+20π3.1022ω2A2=1,6.103+0,1210ω2

Thế (1) vào (2) ta được:  

A2=1,6.103+0,12(5A0,36)A=0,52m( loai)A=0,08m

ω=5π(rad/s)T=2πω=25s

Chọn A.


Bắt đầu thi ngay