Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Bài 1. Tập hợp các số hữu tỉ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 1. Tập hợp các số hữu tỉ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 1. Tập hợp các số hữu tỉ có đáp án

  • 1291 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tập hợp số hữu tỉ được kí hiệu là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tập hợp số hữu tỉ được kí hiệu là ℚ.


Câu 2:

Số hữu tỉ được viết dưới dạng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số \(\frac{a}{b}\) với a, b ∈ ℤ, b ≠ 0.


Câu 3:

Số không phải số hữu tỉ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Số hữu tỉ được viết dưới dạng \(\frac{a}{b}\) với a, b ∈ ℤ, b ≠ 0. Nên \(\frac{{ - 1}}{2}\) là số hữu tỉ.

Các số \(3\frac{5}{8}\); 1,5 cũng là số hữu tỉ vì đều viết được dưới dạng \[\frac{a}{b}\] với a, b ∈ ℤ, b ≠ 0;

\(3\frac{5}{8}\) = \(\frac{{29}}{8}\); 1,5 = \(\frac{3}{2}\).

\(\frac{3}{0}\) không là số hữu tỉ vì có mẫu số bằng 0.


Câu 4:

Các điểm B, C lần lượt biểu diễn những số hữu tỉ nào?

Các điểm B, C lần lượt biểu diễn những số hữu tỉ nào?A. \(\frac{1}{3}\), \(\frac{1}{2}\); (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đoạn thẳng từ điểm O đến 1 được chia thành 6 phần bằng nhau.

Đoạn thẳng OB chiếm 2 phần; B nằm trước O nên biểu diễn số hữu tỉ âm.

Vậy điểm B biểu diễn số hữu tỉ là \(\frac{{ - 2}}{6} = \frac{{ - 1}}{3}\).

Đoạn thẳng OC chiếm 3 phần; C nằm sau O nên biểu diễn số hữu tỉ dương.

Vậy điểm C biểu diễn số hữu tỉ là \(\frac{3}{6} = \frac{1}{2}\).


Câu 5:

Số đối của số hữu tỉ \(\frac{7}{2}\) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Số đối của số hữu tỉ \(\frac{7}{2}\) là \( - \frac{7}{2}\).


Câu 6:

Số hữu tỉ có thể là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Số hữu tỉ có thể là số thập phân có thể viết dưới dạng phân số thập phân (ví dụ 0,3 = \(\frac{3}{{10}}\)); số nguyên (ví dụ 2 = \(\frac{2}{1}\)); hỗn số (ví dụ \(3\frac{5}{8}\) = \(\frac{{29}}{8}\)).


Câu 7:

Trên trục số, hai điểm biểu diễn của hai số hữu tỉ đối nhau

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trên trục số, hai điểm biểu diễn của hai số hữu tỉ đối nhau nằm về hai phía khác nhau so với điểm O và có cùng khoảng cách đến O.


Câu 8:

Điểm biểu diễn số đối của của số hữu tỉ \(\frac{{ - 1}}{2}\) là

Điểm biểu diễn số đối của của số hữu tỉ \(\frac{{ - 1}}{2}\) là (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điểm biểu diễn số hữu tỉ đối của \(\frac{{ - 1}}{2}\) nằm khác phía với \(\frac{{ - 1}}{2}\) so với điểm O. Như vậy điểm này nằm sau O.

Khoảng cách tử O đến \(\frac{{ - 1}}{2}\) là 3 đoạn nên khoảng cách từ O đến điểm đó cũng là 3 đoạn.

Vậy điểm biểu diễn số hữu tỉ đối của \(\frac{{ - 1}}{2}\) là điểm C.


Câu 9:

Cho ba số hữu tỉ a, b, c. Nếu a < b và b < c thì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho ba số hữu tỉ a, b, c. Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu)

</>


Câu 10:

Trên trục số, nếu a < b thì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trên trục số, nếu a < b thì điểm a nằm trước điểm b.


Câu 11:

Cho hai số hữu tỉ a và b được biểu diễn trên trục số như sau

Cho hai số hữu tỉ a và b được biểu diễn trên trục số như sauKhẳng định đúng nhất làA. b > 0 > a; (ảnh 1)

Khẳng định đúng nhất là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có: b nằm trước O nên b < 0; a nằm sau O nên a > 0.</>

Do đó: b < 0 < a.


Câu 12:

Trong các số hữu tỉ: \( - 1\frac{1}{2}\); \( - 5\); 0,75; \(\frac{4}{5}\). Số lớn nhất là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có: \( - 1\frac{1}{2}\) = \(\frac{{ - 3}}{2}\); \( - 5\) = \(\frac{{ - 10}}{2}\) mà \(\frac{{ - 10}}{2}\) < \(\frac{{ - 3}}{2}\) < 0 nên \( - 5\) < \( - 1\frac{1}{2}\) < 0.

0,75 = \(\frac{3}{4}\) = \(\frac{{15}}{{20}}\); \(\frac{4}{5}\) = \(\frac{{16}}{{20}}\) mà \(\frac{{16}}{{20}}\) > \(\frac{{15}}{{20}}\) > 0 nên \(\frac{4}{5}\) > 0,75 > 0

Do đó: \( - 5\) < \( - 1\frac{1}{2}\) < 0,75 < \(\frac{4}{5}\)

Vậy số lớn nhất là \(\frac{4}{5}\).


Câu 13:

Dãy các số hữu tỉ được sắp xếp theo chiều tăng dần là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: \(\frac{{ - 1}}{9} = \frac{{ - 3}}{{27}}\) mà \(\frac{{ - 3}}{{27}}\) > \(\frac{{ - 5}}{{27}}\) > 0 nên \(\frac{{ - 1}}{9}\) > \(\frac{{ - 5}}{{27}}\) > 0

\(\frac{7}{{25}}\) = \(\frac{{35}}{{125}}\) mà \(\frac{{35}}{{125}}\) > \(\frac{8}{{125}}\) > 0 nên \(\frac{7}{{25}}\) > \(\frac{8}{{125}}\) > 0

Do đó: \(\frac{{ - 5}}{{27}}\) < \(\frac{{ - 1}}{9}\) < \(\frac{8}{{125}}\) < \(\frac{7}{{25}}\).

</>


Câu 14:

So sánh đúng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: \(\frac{{2020}}{{2021}}\) + \(\frac{1}{{2021}}\) = 1; \(\frac{{2021}}{{2022}}\) + \(\frac{1}{{2022}}\) = 1;

Mà \(\frac{1}{{2021}}\) > \(\frac{1}{{2022}}\) nên \(\frac{{2020}}{{2021}}\) < \(\frac{{2021}}{{2022}}\)


Câu 15:

Phân số biểu diễn số hữu tỉ \( - 0,625\)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

\( - 0,625\) = \( - \frac{{625}}{{1000}}\) = \( - \frac{5}{8}\).


Bắt đầu thi ngay