Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO

30 đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2022 có lời giải (Đề số 11)

  • 27711 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Dao động tắt dần có

Xem đáp án

Đáp án C

Dao động tắt  dần có biên độ giảm dần theo thời gian


Câu 5:

Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại

Xem đáp án

Đáp án B

Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt


Câu 6:

Hiện tượng quang – phát quang là

Xem đáp án

Đáp án C

Hiện tượng quang phát quang là sự hấp thu ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác


Câu 7:

Trong động cơ không đồng bộ , khung dây dẫn đặt trong từ trường quay sẽ

Xem đáp án

Đáp án B

Trong động cơ không đồng bộ khung dây đặt trong từ trường sẽ quay theo chiều từ trường với tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường


Câu 8:

Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và dao động của từ trường tại một điểm luôn

Xem đáp án

Đáp án A

Trong sóng điện từ, dao động của từ trường và dao động của điện trường tại một điểm luôn cùng pha với nhau


Câu 9:

Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi

Xem đáp án

Đáp án A

Khi sóng truyền đi tần số luôn không đổi


Câu 10:

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với

Xem đáp án

Đáp án A

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý gắn liền với tần số của âm


Câu 11:

Hạt 817O nhân có

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 12:

Một bộ nguồn gồm hai nguồn điện mắc nối tiếp . Hai nguồn có suất điện động lần lượt là 5 V và 7V. Suất điện động của bộ nguồn là

Xem đáp án

Đáp án C

Vì mạch điện mắc nối tiếp nên ta có suất điện động của bộ nguồn bằng ξ=ξ1+ξ2=5+7=12V


Câu 14:

Biểu thức cường độ dòng điện là i=4cos100πtπ4(A). Tại thời điểm t = 20,18s cường độ dòng điện có giá trị là

Xem đáp án

Đáp án B

Tại thời điểm t = 20,18s, cường độ dòng điện có giá trị: i=4cos100π.20,18π4=22A


Câu 16:

Chọn phát biểu đúng khi nói về đường sức điện

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 17:

Trên một sợi dây dài 80m đang có sóng dừng ổn định, người ta đếm được 4 bó sóng. Bước sóng của sóng dừng trên dây này là

Xem đáp án

Đáp án C

Áp dụng điều kiện có sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định ta có: l=kλ2=>80=4λ2=>λ=40cm


Câu 18:

Một khung dây hình vuông cạnh 10 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2T. Mặt phẳng khung dây hợp với vecto cảm ứng từ B một góc 300. Từ thông qua khung dây bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Diện tích của khung dây là S=a2=0,12=0,01m2

Mặt phẳng khung dây hợp với vecto cảm ứng từ B một góc 300 nên ta có α = 600

Từ thông qua khung dây có giá trị: Φ=BScosα=0,2.0,01.cos60=103(Wb) 


Câu 19:

Chiếu một chùm tia sáng hẹp qua một lăng kính. Chùm tia sáng đó sẽ tách thành chùm tia sáng có màu khác nhau. Hiện tượng này gọi là

Xem đáp án

Đáp án B

Khi ánh sáng trắng qua lăng kính sẽ bị phân tách thành ánh sáng đơn sắc gọi là sự tán sắc của ánh sáng


Câu 21:

Một kim loại có công thoát 4,14 eV. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng λ1 = 0,18 μm, λ2 = 0,21 μm, λ3 = 0,32 μm và λ4 = 0,35 μm. Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại này có bước sóng là

Xem đáp án

Đáp án B

Giới hạn quang điện: λ0=hcA=6,625.1034.3.1084,14.1,6.1019=0,3μm.

Để xảy hiện tượng quang điện thì: λ ≤ λ0

 => bức xạ gây ra hiện tượng quang điện là λ1 và λ2


Câu 22:

Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì:

Xem đáp án

Đáp án B

Sóng âm truyền qua các môi trường thì tần số song không thay đổi.

Vận tốc song thay đổi nên bước sóng λ=vf thay đổi


Câu 25:

Phát biểu nào là sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng số prôtôn nên có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn và có cùng tính chất hóa học


Câu 26:

Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A đúng dao động cưỡng bức có biên độ không đổi (ở giai đoạn ổn định) và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

B sai vì dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.

C sai vì dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

D sai vì dao động cưỡng bức có biên độ thay đổi và đạt cực đại khi tần số lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động


Câu 27:

Một học sinh làm thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng để đo bước sóng ánh sáng. Khoảng cách hai khe sáng là 1,00 ± 0,05 (mm). Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn đo được là 2,00 ± 0,01 (m); khoảng cách giữa 10 vân sáng liên tiếp đo được là 10,80 ± 0,14 (mm). Bước sóng bằng

Xem đáp án

Đáp án D

Khoảng cách giữa 10 vân sáng liên tiếp bằng 9i

9.i¯=10,80±0,14mmi¯=1,2±0,149mm

Bước sóng: λ¯=a¯.i¯D¯=1.1,22=0,6μm

Sai số: Δλλ¯=Δaa¯+Δii¯+ΔDD¯Δλ=λ¯Δaa¯+Δii¯+ΔDD¯=0,60,051+0,1491,2+0,012=0,04μm

=> Bước sóng bằng: 0,60 ± 0,04 µm


Câu 28:

Đặt điện áp u=2002cos100πt(V) vào hai đầu một điện trở thuần 100Ω. Công suất tiêu thụ của điện trở bằng

Xem đáp án

Ta có công suất tiêu thụ trên mạch chỉ có điện trở R là P=U2R=400W. Chọn D


Câu 29:

Đặt điện áp u=200cos100πtV vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp, trong đó R là một biến trở, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,318 H và tụ điện có điện dung C=159,2μF. Điều chỉnh biến trở để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt cực đại. Giá trị cực đại đó là

Xem đáp án

Đáp án A

Dung kháng của tụ điện là: ZC=1ωC=1100π.159,2.106=20Ω

Cảm kháng của cuộn dây là: ZL=ωL=100π.0,318=100Ω

Công suất của mạch đạt cực đại khi: R=ZLZC=10020=80Ω

Công suất của mạch khi đó là: Pmax=U22R=100222.80=125W


Câu 30:

Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 200g dao động điều hoà. Chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng. Sự phụ thuộc của thế năng của con lắc theo thời gian được cho như trên đồ thị. Lấy π2 = 10. Biên độ dao động của con lắc bằng

VietJack

Xem đáp án

Đáp án D

Tại t = 0: Wt=kx22=0,01x=±0,02k

Tại t = 1/12s: Wt=kA22=0,04A=0,08k

VietJack

Ta có : cosα=0,02k0,08k=12α=π3

=> Từ t = 0 đến t = 1/12s góc quét được:

α=π3Δt=α.T2π=π3T2π=T6=112T=0,5sω=4πrad/s

k=mω2=0,2.4π2=32NA=0,0832=5cm


Câu 31:

Công suất của một nguồn sáng là P =2,5 W. Biết nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ=0,3μm. Cho hằng số Plăng  6,625.1034Js và tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108m/s. Số phôtôn phát ra từ nguồn sáng trong một phút là

Xem đáp án

Đáp án A

Số phôtôn phát ra từ nguồn sáng trong 1 giây:

N=Pε=Pλhc=2,5.0,3.10619,875.10263,77.1018

Số phôtôn phát ra từ nguồn sáng trong 1 phút:

 60.N=60.3,77.10182,26.1020


Câu 34:

Đồ thị biểu diễn cường độ tức thời của dòng điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL=50Ω ở hình vẽ bên. Viết biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm

VietJack

Xem đáp án

Đáp án A

i=I0cos(ωt+φ)=1,2cos(ωt+φ)(A)i=I02;v=0 nên n φ=π3i=I02;i=0T12=2π12ω=0,01ω=50π3 

Vì mạch chỉ có L thì u sớm pha hơn i là π2 nên u=I0ZLcos50πt3+π3+π2=60cos50πt3+5π6(V)

VietJack


Câu 35:

Một con lắc đơn được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a thì chu kỳ dao động điều hoàn của con lắc là 2,15 s. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên chậm dần đều với gia tốc cũng có độ lớn a thì chu kỳ dao đồng điều hòa của con lắc là 3,35 s. Khi thang máy đứng yên thì chu kỳ của con lắc là

Xem đáp án

Đáp án C

Chu kỳ của con lắc khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên nhanh dần đều với gia tốc a là: T1=2πlg+a=2,15s              (1)

Chu kỳ của con lắc khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên chậm dần đều với gia tốc a là: T2=2πlga=3,35s              (2)

Chia (1) cho (2) ta được: a = 0,42g

Thay giá trị của a vào (1) ta được: T1=2πlg+0,42g=2,15s=>T=11,42T1=2,15s=>T=2,56s

Với T là chu kỳ của con lắc khi thang máy không chuyển động


Câu 36:

Vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 15 cm cho ảnh ảo lớn hơn vật hai lần. Tiêu cự của thấu kính là

Xem đáp án

Chọn D.

* Đối với thấu kính phân kì vật thật luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.

* Đối với thấu kính hội tụ vật thật đặt trong khoảng từ tiêu điểm đến thấu kính sẽ cho ảnh ảo lớn hơn vật. Do đó, thấu kính phải là thấu kính hội tụ.

* Từ: d'=dfdfk=d'd=fdfk=+2d=15f=30cm Chọn D


Câu 37:

Cho một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng với công suất không đổi ra môi trường không hấp thụ âm. Một người cầm một máy đo mức cường độ âm đứng tại A cách nguồn âm một khoảng d thì đo được mức cường độ âm là 50dB. Người đó lần lần lượt di chuyển theo hai hướng khác nhau Ax và Ay. Khi đi theo hướng Ax, mức cường độ âm lớn nhất người đó đo được là 57dB. Khi đi theo hướng Ay, mức cường độ âm lớn nhất mà người ấy đo được là 62dB. Góc xAy có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án B

VietJack

Ta có mức cường độ âm: L=10.logII0=10logP4πR2.I0LmaxRmin

(với R là khoảng cách từ nguồn âm đến điểm khảo sát)

Gọi H và K là chân đường vuông góc hạ từ O xuống Ax và Ay.

=> Khi đi theo hướng Ax, mức cường độ âm lớn nhất người đó đo được khi người đó đứng tại H. Khi đi theo hướng Ay, mức cường độ âm lớn nhất người đó đo được khi người đó đứng tại K.

Ta có : LA=10logP4π.OA2.I0=50LH=10logP4π.OH2.I0=57LK=10logP4π.OK2.I0=62LHLA=10.logOA2OH2=7OA=2,2387.OHLHLA=10.logOA2OK2=12OA=3,981.OK

sinA1=OHOA=OH2,2387.OH=12,2387A1^=26,530

sinA2=OKOA=OH3,981.OH=13,981A2^=14,550

xAy^=A1^+A2^=410


Bắt đầu thi ngay