IMG-LOGO

Bộ đề minh họa môn Toán THPT Quốc gia năm 2022 (đề 18)

  • 3474 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

\(\lim \frac{{3n + 1}}{{2n - 2}}\) bằng

Xem đáp án

Đáp án D

\[\lim \frac{{3n + 1}}{{2n - 2}} = \lim \frac{{3 + \frac{1}{n}}}{{2 - \frac{2}{n}}} = \frac{3}{2}.\]


Câu 2:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai vectơ \(\overrightarrow a = \left( {2;1;2} \right)\), \(\overrightarrow b = \left( { - 2;1;2} \right)\). Tính \(\cos \left( {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right)\).

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có \(\cos \left( {\overrightarrow a ;\overrightarrow b } \right) = \frac{{\overrightarrow a .\overrightarrow b }}{{\left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|}} = \frac{{ - 4 + 1 + 4}}{{\sqrt {{2^2} + {1^2} + {2^2}} .\sqrt {{{\left( { - 2} \right)}^2} + {1^2} + {2^2}} }} = \frac{1}{9}\).


Câu 3:

Tập nghiệm của phương trình \({2^{{x^2} - 3{\rm{x}} + 2}} = 4\)

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có \({2^{{x^2} - 3x + 2}} = 4 \Leftrightarrow {2^{{x^2} - 3x + 2}} = {2^2} \Leftrightarrow {x^2} - 3x + 2 = 2 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0}\\{x = 3}\end{array}} \right.\).


Câu 4:

Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy là \(SA = \sqrt 2 a\). Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD.

Xem đáp án

Đáp án D

Thể tích khối chóp đã cho là \(V = \frac{1}{3}SA.{S_{ABCD}} = \frac{1}{3}.a\sqrt 2 .{a^2} = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\).


Câu 5:

Cho số phức z thỏa mãn \(z\left( {3 + 2i} \right) + 14i = 5\) . Tìm môđun của số phức z.

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có \(z\left( {3 + 2i} \right) + 14i = 5 \Leftrightarrow z = \frac{{5 - 14i}}{{3 + 2i}} = - 1 - 4i \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {{{\left( { - 1} \right)}^2} + {{\left( { - 4} \right)}^2}} = \sqrt {17} \).


Câu 6:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho \(A\left( {1;3;2} \right),B\left( {3; - 1;4} \right)\). Tìm tọa độ trung điểm I của AB.

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có I tính theo trung bình cộng hai điểm, \(I\left( {2;1;3} \right)\).


Câu 7:

Số giao điểm tối đa của 40 đường tròn phân biệt là

Xem đáp án

Đáp án A

Chọn 2 đường tròn bất kỳ có \(C_{40}^2\) cách chọn, 2 đường tròn bất kỳ thì có tối đa 2 giao điểm. Do đó số giao điểm tối đa là \(2.C_{40}^2 = 1560\).


Câu 8:

Tìm họ nguyên hàm của hàm số \(y = \frac{1}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}\).

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có \(\int {\frac{{d{\rm{x}}}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}} = - \frac{1}{{x + 1}} + C\).


Câu 9:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có bảng biến thiên như hình vẽ.

 Cho hàm số y=f(x)  liên tục trên  R và có bảng biến thiên như hình vẽ.   (ảnh 1)

Hàm số \(y = f\left( x \right)\) làm hàm số nào trong các hàm số sau?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào BBT suy ra hàm số có 3 điểm cực trị (loại B và D). Hàm số có hệ số a âm (loại A).


Câu 10:

Cho hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - {x^2} - 3{\rm{x}} + 5\) nghịch biến trên khoảng nào?

Xem đáp án

Đáp án D

\(y = f\left( x \right) = \frac{1}{3}{x^3} - {x^2} - 3{\rm{x}} + 5\), TXĐ: \(D = \mathbb{R}\).

\(y' = {x^2} - 2{\rm{x}} - 3,{\rm{ y'}} = 0 \Leftrightarrow {x^2} - 2{\rm{x}} - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 1\\x = 3\end{array} \right.\).

\(a = 1 > 0\) nên hàm số \(y = f\left( x \right)\) nghịch biến trong \(\left( { - 1;3} \right)\).


Câu 11:

Cho ba điểm \(A\left( {2;1; - 1} \right),B\left( { - 1;0;4} \right),C\left( {0; - 2; - 1} \right)\). Phương trình mặt phẳng đi qua A và vuông góc với BC

Xem đáp án

Đáp án A

Do mặt phẳng vuông góc với BC nên \(\overrightarrow {BC} = \left( {1; - 2; - 5} \right)\) là VTPT của mặt phẳng.

Vì vậy phương trình mặt phẳng là: \(1\left( {x - 2} \right) - 2\left( {y - 1} \right) - 5\left( {z + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow x - 2y - 5{\rm{z}} - 5 = 0\).


Câu 12:

Cho 2 số phức \({z_1} = 1 + 2i\)\({z_2} = 3 - 4i\). Số phức \(2{{\rm{z}}_1} + 3{{\rm{z}}_2} - {z_1}{z_2}\) là số phức nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

\(2{{\rm{z}}_1} + 3{{\rm{z}}_2} - {z_1}{z_2} = 2\left( {1 + 2i} \right) + 3\left( {3 - 4i} \right) - \left( {1 + 2i} \right)\left( {3 - 4i} \right) = - 10i\).


Câu 13:

Tính diện tích xung quanh của khối trụ S có bán kính đáy \(r = 4\) và chiều cao \(h = 3\).

Xem đáp án

Đáp án B

Diện tích xung quanh của hình trụ là: \({S_{xq}} = 2\pi rh = 2\pi .4.3 = 24\pi \).


Câu 14:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) và có bảng biến thiên như hình dưới. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Cho hàm số y=f(x)  có đạo hàm trên  R và có bảng biến thiên như hình dưới (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án C

Hàm số đạt giá trị lớn nhất tại điểm \(x = - 1\) và giá trị đó bằng 3.


Câu 15:

Tìm họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \cos x - 2x\).

Xem đáp án

Đáp án A

\(\int {\left( {\cos x - 2x} \right)dx} = \int {\cos xdx} - \int {2xdx} = \sin x - {x^2} + C.\)


Câu 16:

Với a, b là 2 số dương tùy ý thì \(\log \left( {{a^3}{b^2}} \right)\) có giá trị bằng biểu thức nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Áp dụng công thức \({\log _a}b.c = {\log _a}b + {\log _a}c;{\rm{ lo}}{{\rm{g}}_a}{b^c} = c.{\log _a}b\).

\(\log \left( {{a^3}{b^2}} \right) = \log {a^3} + \log {b^2} = 3\log a + 2\log b\).


Câu 17:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại BC, \(BC = a\sqrt 3 ,AC = 2{\rm{a}}\). Cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA = a\sqrt 3 \). Góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng đáy bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có \(\Delta ABC\) vuông tại \(B \Rightarrow AB = \sqrt {A{C^2} - B{C^2}} = a\).

\(SA \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow A\) là hình chiếu vuông góc của S lên \(\left( {ABC} \right)\).

\( \Rightarrow AB\) là hình chiếu vuông góc của SB lên \(\left( {ABC} \right)\).

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại BC (ảnh 1)

Trong \(\Delta SBA\) vuông tại A: .


Câu 18:

Trong không gian Oxyz cho điểm \(I\left( {2;3;4} \right)\)\(A\left( {1;2;3} \right)\). Phương trình mặt cầu tâm I và đi qua A có phương trình là:

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có bán kính của mặt cầu là \(R = IA = \sqrt {{1^2} + {1^2} + {1^2}} = \sqrt 3 \).

Phương trình mặt cầu cần tìm là: \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} + {\left( {z - 4} \right)^2} = 3\).


Câu 19:

Trong không gian tọa độ Oxyz, mặt phẳng chứa trục Oz và đi qua điểm \(I\left( {1;2;3} \right)\) có phương trình là

Xem đáp án

Đáp án A

Trục Oz có vectơ đơn vị là \(\overrightarrow k \left( {0;0;1} \right)\).

Ta có: \(\overrightarrow {{n_{\left( P \right)}}} = \left[ {\vec k;\overrightarrow {OI} } \right] = \left( { - 2;1;0} \right) = - \left( {2; - 1;0} \right)\).

Suy ra \(\left( P \right):2{\rm{x}} - y = 0\).


Câu 20:

Cho \(b,c \in \mathbb{R}\) và phương trình \({z^2} + b{\rm{z}} + c = 0\) có một nghiệm là \({z_1} = 2 - i\), nghiệm còn lại gọi là \({z_2}\). Tính số phức \[{\rm{w}} = b{{\rm{z}}_1} + c{{\rm{z}}_2}\].

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có \({z_1} = 2 - i \Rightarrow {z_2} = 2 + i \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} - b = {z_1} + {z_2}\\c = {z_1}{z_2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - b = 4\\c = \left( {2 - i} \right)\left( {2 + i} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = - 4\\c = 5\end{array} \right.\).

Suy ra \[{\rm{w}} = b{{\rm{z}}_1} + c{{\rm{z}}_2} = - 4\left( {2 - i} \right) + 5\left( {2 + i} \right) = 2 + 9i\].


Câu 21:

Một vật chuyển động theo quy luật \(s = - \frac{1}{2}{t^3} + 6{t^2}\) với t (giây) là khoảng thời gian từ khi vật bắt đầu chuyển động và s (mét) là quãng đường vật di chuyển trong thời gian đó. Hỏi trong khoảng thời gian 6 giây, kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vận tốc lớn nhất vật đạt được bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

Vận tốc của vật chuyển động \(v = {\left( s \right)^\prime } = - \frac{3}{2}{t^2} + 12t{\rm{ }}\left( {m{\rm{/s}}} \right)\)

Khoảng thời gian 6 giây, kể từ lúc bắt đầu chuyển động tức khoảng \(0 < t \le 6\)

Ta có \(v' = - 3{\rm{x}} + 12\) do \(a = - \frac{1}{2} < 0\)\(v' = 0 \Rightarrow t = 4\). Vậy vật đạt \({v_{\max }} \Leftrightarrow t = 4 \Rightarrow {v_{\max }} = 24{\rm{ m/s}}\).


Câu 22:

Cho hai hình trụ có bán kính đường tròn đáy lần lượt là \({R_1},{R_2}\) và chiều cao lần lượt là \({h_1},{h_2}\). Nếu hai hình trụ có cùng thể tích và \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = \frac{9}{4}\) thì tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\) bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có \({V_1} = \pi R_1^2{h_1}\)\({V_2} = \pi R_2^2{h_2}\).

Theo bài ra ta có: \({V_1} = {V_2} \Leftrightarrow \pi R_1^2{h_1} = \pi R_2^2{h_2} \Leftrightarrow \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \sqrt {\frac{{{h_2}}}{{{h_1}}}} \Leftrightarrow \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{2}{3}\).


Câu 23:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) là hàm số xác định trên \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\), liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như sau. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Cho hàm số  f(x) là hàm số xác định trên R\{1}, liên tục trên mỗi khoảng xác  (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án A

Do \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } = 0;{\rm{ }}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } = 5\) nên đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là \(y = 0,y = 5\) và tiệm cận đứng là \(x = 1\).


Câu 24:

Tính đạo hàm của hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{\ln {\rm{x}}}},\left( {x > 0;x \ne 1} \right)\).

Xem đáp án

Đáp án B

\(y' = \frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^\prime }\ln {\rm{x}} - {{\left( {\ln {\rm{x}}} \right)}^\prime }\left( {x + 1} \right)}}{{{{\left( {\ln {\rm{x}}} \right)}^2}}} = \frac{{\ln {\rm{x}} - \frac{1}{x}\left( {x + 1} \right)}}{{{{\left( {\ln {\rm{x}}} \right)}^2}}} = \frac{{x\ln {\rm{x}} - x - 1}}{{x{{\left( {\ln {\rm{x}}} \right)}^2}}}\)


Câu 25:

Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng \(60^\circ \). Tính thể tích của khối chóp S.ABCD theo a.

Xem đáp án

Đáp án B

Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng (ảnh 1)

Gọi H là tâm hình vuông \(ABC{\rm{D}} \Rightarrow SH \bot \left( {ABC{\rm{D}}} \right)\);

\(\widehat {\left( {SB;(ABC{\rm{D}})} \right)} = \widehat {SBH} = 60^\circ \).

Xét tam giác SHB\(SH = BH.\tan \widehat {SBH} = \frac{{a\sqrt 6 }}{2}\). Diện tích đáy \({S_{ABC{\rm{D}}}} = {a^2}\).

Vậy thể tích khối chóp S.ABCD

\(V = \frac{1}{3}{S_{ABC{\rm{D}}}}.SH = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{6}\).


Câu 26:

Số nghiệm của phương trình \({\log _2}\left( {x + 2} \right) + {\log _4}{\left( {x - 5} \right)^2} + {\log _{\frac{1}{2}}}8 = 0\)

Xem đáp án

Đáp án A

Điều kiện: \( - 2 < x \ne 5\).

\({\log _2}\left( {x + 2} \right) + {\log _4}{\left( {x - 5} \right)^2} + {\log _{\frac{1}{2}}}8 = 0 \Leftrightarrow {\log _2}\left( {x + 2} \right) + {\log _2}\left| {x - 5} \right| = {\log _2}8\)

\( \Leftrightarrow {\log _2}\left[ {\left( {x + 2} \right)\left| {x - 5} \right|} \right] = {\log _2}8 \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right)\left| {x - 5} \right| = 8\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x > 5\\\left( {x + 2} \right)\left( {x - 5} \right) = 8\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l} - 2 < x < 5\\\left( {x + 2} \right)\left( {5 - x} \right) = 8\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x > 5\\{x^2} - 3{\rm{x}} - 18 = 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l} - 2 < x < 5\\ - {x^2} + 3{\rm{x}} + 2 = 0\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x > 5\\x = 6 \vee x = - 3\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l} - 2 < x < 5\\x = \frac{{3 + \sqrt {17} }}{2} \vee x = \frac{{3 - \sqrt {17} }}{2}\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 6\\x = \frac{{3 + \sqrt {17} }}{2}\\x = \frac{{3 - \sqrt {17} }}{2}\end{array} \right.\).


Câu 27:

Cho \({\log _{ab}}b = 3\) (với \(a > 0,b > 0,ab \ne 1\)). Tính \({\log _{\sqrt {ab} }}\left( {\frac{a}{{{b^2}}}} \right)\).

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có: \({\log _{ab}}b = 3 \Leftrightarrow {\log _a}ab = \frac{1}{3} \Leftrightarrow {\log _b}a + 1 = \frac{1}{3} \Leftrightarrow {\log _b}a = - \frac{2}{3}\).

Ta có: \({\log _{\sqrt {ab} }}\left( {\frac{a}{{{b^2}}}} \right) = 2{\log _{ab}}\left( {\frac{a}{{{b^2}}}} \right) = 2{\log _{ab}}a - 4{\log _{ab}}b = \frac{2}{{{{\log }_a}ab}} - 4.3 = \frac{2}{{1 + {{\log }_a}b}} - 12 = \frac{2}{{1 - \frac{3}{2}}} - 12 = - 16\).


Câu 28:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\), liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có bảng biến thiên như hình vẽ bên. Tìm số nghiệm thực của phương trình \(2f\left( x \right) + 7 = 0\).

Cho hàm số y=f(x) , liên tục trên  R và có bảng biến thiên như hình vẽ bên (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án C

Ta có \(2f\left( x \right) + 7 = 0 \Rightarrow f\left( x \right) = \frac{{ - 7}}{2}\)

\( \Rightarrow \) Số nghiệm thực của phương trình \(2f\left( x \right) + 7 = 0\) chính là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) và đường thẳng \(y = \frac{{ - 7}}{2}\).

Dựa vào bảng biến thiên suy ra có 4 giao điểm, tức là phương trình \(2f\left( x \right) + 7 = 0\) có 4 nghiệm thực.


Câu 29:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = \left( {{e^x} + 1} \right)\left( {{e^x} - 12} \right)\left( {x + 1} \right){\left( {x - 1} \right)^2}\) trên \(\mathbb{R}\). Hỏi hàm số có bao nhiêu điểm cực trị?

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \ln 12\\x = - 1\\x = 1\end{array} \right.\).

Bảng xét dấu của \(f'\left( x \right)\) như sau:

Cho hàm số y=f(x)  có đạo hàm f'(x)=(e^x+1)*(e^x-12)*(x+1)*(x-1)^2  trên   (ảnh 1)

Từ đó ta thấy hàm số có hai điểm cực trị tại \(x = - 1\)\(x = \ln 2\).


Câu 30:

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số \(y = \frac{{x + 3}}{{x + 4m}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( {12; + \infty } \right)\)?

Xem đáp án

Đáp án C

Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng \(\left( {12; + \infty } \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y' = \frac{{4m - 3}}{{{{\left( {x + 4m} \right)}^2}}} < 0\\ - 4m \le 12\end{array} \right.\left( {\forall x \in \left( {12; + \infty } \right)} \right)\)

\( \Leftrightarrow - 3 \le m < \frac{3}{4}\). Kết hợp \(m \in \mathbb{R} \Rightarrow m = \left\{ { - 3; - 2; - 1;0} \right\}\).

Vậy có 4 giá trị nguyên của tham số m thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 31:

Có bao nhiêu số phức z thỏa mãn \(\left| {z - 2 + i} \right| = \left| {z + 1 - 2i} \right|\)\(\left| {z + 4 - 2i} \right| = 3\sqrt 2 \)?

Xem đáp án

Đáp án B

Đặt \(z = x + yi{\rm{ }}\left( {x,y \in \mathbb{R}} \right)\) từ giả thiết ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = {\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2}\\{\left( {x + 4} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 18\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = y\\{\left( {x + 4} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 18\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = y\\2{{\rm{x}}^2} + 4{\rm{x}} + 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x = y = - 1\).

Vậy \(z = - 1 - i\).


Câu 32:

Cho \(\int\limits_0^4 {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = 2018\). Tính tích phân \(I = \int\limits_0^2 {\left[ {f\left( {2{\rm{x}}} \right) + f\left( {4 - 2{\rm{x}}} \right)} \right]d{\rm{x}}} \).

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có \(I = \int\limits_0^2 {f\left( {2{\rm{x}}} \right)d{\rm{x}}} + \int\limits_0^2 {f\left( {4 - 2{\rm{x}}} \right)d{\rm{x}}} = H + K\)

Tính \(K = \int\limits_0^2 {f\left( {2{\rm{x}}} \right)d{\rm{x}}} \).

Đặt \(t = 2{\rm{x}} \Rightarrow dt = 2{\rm{dx}}\); đổi cận: \(x = 0 \Rightarrow t = 2;{\rm{ }}x = 2 \Rightarrow t = 4\). Nên \(K = \frac{1}{2}\int\limits_0^4 {f\left( t \right)dt} = 1009\).

Tính \(H = \int\limits_0^2 {f\left( {4 - 2{\rm{x}}} \right)d{\rm{x}}} \).

Đặt \(t = 4 - 2{\rm{x}} \Rightarrow dt = - 2{\rm{dx}}\); đổi cận: \(x = 0 \Rightarrow t = 4;{\rm{ }}x = 2 \Rightarrow t = 0\). Nên \(H = \frac{1}{2}\int\limits_0^4 {f\left( t \right)dt} = 1009\).

Suy ra \(I = K + H = 2018\).


Câu 33:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right)\) liên tục trên \(\left[ { - 2;1} \right]\). Hình bên là đồ thị của hàm số \(y = f'\left( x \right)\). Đặt \(g\left( x \right) = f\left( x \right) - \frac{{{x^2}}}{2}\). Khẳng định nào sau đây đúng?

Cho hàm số y=f(x)  có đạo hàm  f'(x) liên tục trên [-2;1] (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án C

Ta có \(g'\left( x \right) = f'\left( x \right) - x\).

Cho hàm số y=f(x)  có đạo hàm  f'(x) liên tục trên [-2;1] (ảnh 2)

\(\int\limits_{ - 2}^0 {g'\left( x \right)d{\rm{x}}} = g\left( 0 \right) - g\left( { - 2} \right) = \int\limits_{ - 2}^0 {\left[ {f'\left( x \right) - x} \right]d{\rm{x}}} > 0 \Rightarrow g\left( 0 \right) - g\left( { - 2} \right) > 0\).

\(\int\limits_0^1 {g'\left( x \right)d{\rm{x}}} = \int\limits_0^1 {\left[ {f'\left( x \right) - x} \right]d{\rm{x}}} < 0 \Rightarrow g\left( 1 \right) - g\left( 0 \right) < 0 \Rightarrow g\left( 1 \right) < g\left( 0 \right)\)

Mặt khác, ta có \(g\left( 0 \right) - g\left( 1 \right) = \int\limits_0^1 {\left[ {x - f'\left( x \right)} \right]d{\rm{x}}} > 0\).

Từ hình vẽ, ta có \(g\left( 0 \right) - g\left( { - 2} \right) > g\left( 0 \right) - g\left( 1 \right) \Rightarrow g\left( 1 \right) > g\left( { - 2} \right)\).

Vậy \(g\left( { - 2} \right) < g\left( 1 \right) < g\left( 0 \right)\).


Câu 34:

Gọi \(\left( S \right)\) là mặt cầu đi qua 4 điểm \(A\left( {2;0;0} \right),B\left( {1;3;0} \right),C\left( { - 1;0;3} \right),D\left( {1;2;3} \right)\). Tính bán kính R của \(\left( S \right)\).

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi \(I\left( {a;b;c} \right)\) là tâm mặt cầu đi qua bốn điểm A, B, C, D. Khi đó:

\(\left\{ \begin{array}{l}A{I^2} = B{I^2}\\A{I^2} = C{I^2}\\A{I^2} = D{I^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {a - 2} \right)^2} + {b^2} + {c^2} = {\left( {a - 1} \right)^2} + {\left( {b - 3} \right)^2} + {c^2}\\{\left( {a - 2} \right)^2} + {b^2} + {c^2} = {\left( {a + 1} \right)^2} + {b^2} + {\left( {c - 3} \right)^2}\\{\left( {a - 2} \right)^2} + {b^2} + {c^2} = {\left( {a - 1} \right)^2} + {\left( {b - 2} \right)^2} + {\left( {c - 3} \right)^2}\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a - 3b = - 3\\a - c = - 1\\a - 2b - 3c = - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0\\b = 1\\c = 1\end{array} \right. \Rightarrow I\left( {0;1;1} \right)\).

Bán kính: \(R = IA = \sqrt {{2^2} + {1^2} + {1^1}} = \sqrt 6 \).


Câu 35:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây:

Cho hàm số y=f(x)  có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây:   (ảnh 1)

Có bao nhiêu số nguyên của tham số m để hàm số \(y = f\left( {x + 2m - 1} \right)\) nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;1} \right)\)?

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: \(y' = {\left[ {f\left( {x + 2m - 1} \right)} \right]^\prime } = {\left( {x + 2m - 1} \right)^\prime }.f'\left( {x + 2m - 1} \right) = f'\left( {x + 2m - 1} \right)\).

Xét \(y' < 0 \Leftrightarrow f'\left( {x + 2m - 1} \right) < 0\)\(f'\left( x \right) < 0 \Leftrightarrow - 2 < x < 3\) (bảng biến thiên).

Suy ra \(f'\left( {x + 2m - 1} \right) < 0 \Leftrightarrow - 2 < x + 2m - 1 < 3\)\( \Leftrightarrow - 1 - 2m < x < 4 - 2m\). Để \(f\left( {x + m} \right)\) nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;1} \right) \Leftrightarrow - 1 - 2m \le 0 < 1 \le 4 - 2m \Leftrightarrow \frac{{ - 1}}{2} \le m \le \frac{3}{2}\).

Kết hợp với \(m \in \mathbb{R} \to m = \left\{ {0;1} \right\}\) suy ra có 2 giá trị.


Câu 36:

Cho hàm số \(f\left( x \right)\)\(f\left( 3 \right) = - \frac{{25}}{3}\)\(f'\left( x \right) = \frac{x}{{\sqrt {x + 1} - 1}}\). Khi đó \(\int\limits_3^8 {f\left( x \right)d{\rm{x}}} \) bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: \(f'\left( x \right) = \frac{x}{{\sqrt {x + 1} - 1}} = \frac{{x\left( {\sqrt {x + 1} - 1} \right)}}{{\left( {\sqrt {x + 1} - 1} \right)\left( {\sqrt {x + 1} + 1} \right)}} = \sqrt {x + 1} + 1\)

\( \Rightarrow f\left( x \right) = \int {\left( {\sqrt {x + 1} + 1} \right)d{\rm{x}}} = \frac{2}{3}\sqrt {{{\left( {x + 1} \right)}^3}} + x + C\)

Do \(f\left( 3 \right) = - \frac{{25}}{3} \Rightarrow \frac{2}{3}\sqrt {{{\left( {3 + 1} \right)}^3}} + 3 + C = - \frac{{25}}{3} \Leftrightarrow C = - \frac{{50}}{3}\).

Từ đó: \(f\left( x \right) = \frac{2}{3}\sqrt {{{\left( {x + 1} \right)}^3}} + x - \frac{{50}}{3}\).

\[ \Rightarrow \int\limits_3^8 {f\left( x \right)dx} = \int\limits_3^8 {\left[ {\frac{2}{3}\sqrt {{{\left( {x + 1} \right)}^3}} + x - \frac{{50}}{3}} \right]dx} = \left. {\left( {\frac{4}{{15}}\sqrt[3]{{{{\left( {x + 1} \right)}^5}}} + \frac{{{x^2}}}{2} - \frac{{50}}{3}x} \right)} \right|_3^8 = \frac{{13}}{{30}}\].

Vậy \(\int\limits_3^8 {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = \frac{{13}}{{30}}\).


Câu 37:

Cho phương trình \(\log _3^2\left( {3{\rm{x}}} \right) - \left( {m + 2} \right){\log _3}x + m - 2 = 0\) (m là tham số thực). Tập hợp tất cả các giá trị của m để phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt thuộc đoạn \(\left[ {\frac{1}{3};3} \right]\)

Xem đáp án

Đáp án C

Điều kiện: \(x > 0\)

Ta có: \({\log _3}^2\left( {3x} \right) - \left( {m + 2} \right){\log _3}x + m - 2 = 0 \Leftrightarrow {\log _3}^2x - m{\log _3}x + m - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{{{\log }_3}x = 1}\\{{{\log }_3}x = m - 1}\end{array}} \right.\).

Phương trình: \({\log _3}x = 1 \Leftrightarrow x = 3 \in \left[ {\frac{1}{3};3} \right]\)

Để phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt thuộc đoạn \(\left[ {\frac{1}{3};3} \right]\) thì phương trình:

\({\log _3}x = m - 1\) có 1 nghiệm thuộc \(\left[ {\frac{1}{3};3} \right)\).

\( \Rightarrow {\log _3}\frac{1}{3} \le {\log _3}x = m - 1 < {\log _3}3 \Leftrightarrow - 1 \le m - 1 < 1 \Leftrightarrow 0 \le m < 2 \Rightarrow m \in \left[ {0;2} \right)\).


Câu 38:

Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con xúc sắc đó không vượt quá 5 bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega \right) = 6.6 = 36\).

Gọi X là biến cố “tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con xúc sắc đó không vươt quá 5

Gọi x, y lần lượt là số chấm xuất hiện trên hai con xúc sắc.

Theo bài ra, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y \le 5\\1 \le x,y \le 6\end{array} \right. \to \left( {x;y} \right) = \left[ \begin{array}{l}\left( {1;1} \right),{\rm{ }}\left( {1;2} \right),{\rm{ }}\left( {1;3} \right),{\rm{ }}\left( {1;4} \right)\\{\rm{     }}\left( {2;1} \right),{\rm{ }}\left( {2;2} \right),{\rm{ }}\left( {2;3} \right)\\{\rm{           }}\left( {3;1} \right),{\rm{ }}\left( {3;2} \right)\\{\rm{                 }}\left( {4;1} \right)\end{array} \right.\).

Do đó, số kết quả thuận lợi cho biến cố X  \(n\left( X \right) = 4 + 3 + 2 + 1 = 10\).

Vậy xác suất cần tính là \(P = \frac{{n\left( X \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{10}}{{36}} = \frac{5}{{18}}\).


Câu 39:

Cho hình chóp S.ABC\(AB = 3\). Hình chiều của S lên mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) là điểm H thuộc miền trong tam giác ABC sao cho \(\widehat {AHB} = 120^\circ \). Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.HAB, biết \(SH = 4\sqrt 3 \).

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: \({R_{AHB}} = \frac{{AB}}{{2\sin \widehat {AHB}}} = \frac{3}{{2\sin 120^\circ }} = \sqrt 3 \).

Do \(SH \bot \left( {AHB} \right)\). Áp dụng công thức tính nhanh ta có: \(R = \sqrt {\frac{{S{H^2}}}{4} + R_{AHB}^2} = \sqrt {15} \).


Câu 40:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, khoảng cách từ điểm A đến \(\left( {SBC} \right)\)\(\frac{{a\sqrt {15} }}{5}\), khoảng cách giữa SA, BC\(\frac{{a\sqrt {15} }}{5}\). Biết hình chiếu của S lên \(\left( {ABC} \right)\) nằm trong tam giác ABC. Tính thể tích khối chóp S.ABC.

Xem đáp án

Đáp án C

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, khoảng cách từ điểm A  (ảnh 1)

Dựng hình bình hành ABCD.

Gọi H là hình chiếu của S lên \(\left( {ABC} \right)\); E là hình chiếu của H lên AD; K là hình chiếu của H lên BC; P là hình chiếu của K lên SE; Q là hình chiếu của E lên SK.

Ta có: \(d\left( {A,(SBC)} \right) = EQ = \frac{{a\sqrt {15} }}{5}\);

\({\rm{d}}\left( {SA,BC} \right) = d\left( {BC,(SA{\rm{D}})} \right) = d\left( {K,(SA{\rm{D}})} \right) = KP = \frac{{a\sqrt {15} }}{5}\).

\( \Rightarrow KP = EQ = \frac{{a\sqrt {15} }}{5} \Rightarrow \Delta SEK\) cân tại \(S \Rightarrow H\) là trung điểm của EK.

Gọi M là trung điểm của \(BC \Rightarrow EK = AM = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).

Ta có \(QK = \sqrt {E{K^2} - E{Q^2}} = \frac{{a\sqrt {15} }}{{10}}\).

\(\Delta SHK\)\(\Delta EQK\) đồng dạng \( \Rightarrow \frac{{SH}}{{EQ}} = \frac{{HK}}{{QK}} \Rightarrow SH = \frac{{EQ.HK}}{{QK}} = \frac{{\frac{{a\sqrt {15} }}{5}.\frac{{a\sqrt 3 }}{4}}}{{\frac{{a\sqrt {15} }}{{10}}}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).

\({V_{S.ABC}} = \frac{1}{3}{S_{\Delta ABC}}.SH = \frac{1}{3}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{{a^3}}}{8}\).


Câu 41:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\), đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\) như hình vẽ. Biết \(\int\limits_0^3 {\left( {x + 1} \right)f'\left( x \right)d{\rm{x}}} = a\)\(\int\limits_0^1 {\left| {f'\left( x \right)} \right|d{\rm{x}}} = b\), \(\int\limits_1^3 {\left| {f'\left( x \right)} \right|d{\rm{x}}} = c\), \(f\left( 1 \right) = d\). Tích phân \(\int\limits_0^3 {f\left( x \right)d{\rm{x}}} \) bằng

Cho hàm số  y=f(x) có đạo hàm  f'(x) liên tục trên R , đồ thị hàm số  y=f'(x) (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án B

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}u = x + 1\\dv = f'\left( x \right)d{\rm{x}}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du = d{\rm{x}}\\v = f\left( x \right)\end{array} \right.\) ta có:

\[\int\limits_0^3 {\left( {x + 1} \right)f'\left( x \right)d{\rm{x}}} = \left. {\left( {x + 1} \right)f\left( x \right)} \right|_0^3 - \int\limits_0^3 {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = 4f\left( 3 \right) - f\left( 0 \right) - \int\limits_0^3 {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = a\].

Mặt khác \(\int\limits_0^1 {\left| {f'\left( x \right)} \right|{\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {f'\left( x \right)dx} = f\left( 1 \right) - f\left( 0 \right) = b \Leftrightarrow f\left( 0 \right) = d - b\).

Lại có \(\int\limits_1^3 {\left| {f'\left( x \right)} \right|{\rm{d}}x} = - \int\limits_1^3 {f'\left( x \right)dx} = f\left( 1 \right) - f\left( 3 \right) = d - f\left( 3 \right) = c \Rightarrow f\left( 3 \right) = d - c\).

Thế vào ta được \(4\left( {d - c} \right) - \left( {d - b} \right) - I = a \Leftrightarrow 3d + b - 4c - a = I.\)


Câu 42:

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} - 3{{\rm{x}}^2}\). Số giá trị nguyên của m để phương trình \(f\left( {{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2} \right) = m\) (1) có đúng 4 nghiệm phân biệt là

Xem đáp án

Đáp án D

Bảng biến thiên (I) của hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} - 3{{\rm{x}}^2}\).

Cho hàm số f(x)=x^3-3x^2 . Số giá trị nguyên của m để phương trình  (ảnh 1)

Bảng biến thiên (II) của hàm số \(g\left( x \right) = {x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2\).

Cho hàm số f(x)=x^3-3x^2 . Số giá trị nguyên của m để phương trình  (ảnh 2)

Theo BBT (1), ta xét các trường hợp:

+ Nếu \(m < - 20\): \(f\left( {{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2} \right) = m \Leftrightarrow {x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2 = {k_1} < - 2\)    (2)

Theo BBT (II), phương trình (2) vô nghiệm \( \Rightarrow \) PT (1) vô nghiệm (loại).

+ Nếu \( - 20 < m < - 4\): \(f\left( {{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2} \right) = m \Leftrightarrow {x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2 = {k_2} \in \left( { - 2; - 1} \right)\) (3)

Theo BBT (II), phương trình (3) có 4 nghiệm \( \Rightarrow \) PT (1) có 4 nghiệm (nhận).

+ Nếu \(m = - 4\): \(f\left( {{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2} \right) = m \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2 = - 1{\rm{ }}\left( 4 \right)\\{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2 = 2{\rm{ }}\left( 5 \right)\end{array} \right.\)

Theo BBT (II), PT (4) có 4 nghiệm, PT (5) có 3 nghiệm \( \Rightarrow \) PT (1) có 7 nghiệm (loại).

+ Nếu \( - 4 < m < 0\): \(f\left( {{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2} \right) = m \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2 = {k_3} \in \left( { - 1;0} \right){\rm{ }}\left( 6 \right)\\{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2 = {k_4} \in \left( {0;2} \right){\rm{ }}\left( 7 \right)\\{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2 = {k_5} \in \left( {2;3} \right){\rm{ }}\left( 8 \right)\end{array} \right.\)

Theo BBT (II), PT (6), (7) đều có 4 nghiệm pb, PT (8) có 2 nghiệm \( \Rightarrow \) PT (1) có 10 nghiệm (loại).

+ Nếu \(m = 0\): \(f\left( {{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2} \right) = m \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2 = 0{\rm{ }}\left( 9 \right)\\{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2 = 3{\rm{ }}\left( {10} \right)\end{array} \right.\)

Theo BBT (II), PT (9) có 4 nghiệm, PT (10) có 2 nghiệm \( \Rightarrow \) PT (1) có 6 nghiệm (loại).

+ Nếu \(m > 0\): \(f\left( {{x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2} \right) = m \Leftrightarrow {x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 2 = {k_6} > 3\)

Theo BBT (II), … \( \Rightarrow \) PT (1) có 2 nghiệm (loại).

Vậy PT (1) có 4 nghiệm pb khi \( - 20 < m < - 4\), mà m nguyên nên \( - 19 \le m \le - 5 \Rightarrow \) số giá trị nguyên của m\( - 5 - \left( { - 19} \right) + 1 = 15\).


Câu 43:

Cho số phức z, biết rằng các điểm biểu diễn hình học của các số phức z, iz\(z + iz\) tạo thành một tam giác có diện tích bằng 18. Tập hợp điểm biểu diễn hình học của số phức \[{\rm{w}} = \left( {1 + i} \right)z - 2\] là một đường tròn có bán kính bằng

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có: \(A\left( z \right) \Rightarrow A\left( {x;y} \right),{\rm{ B}}\left( {iz} \right) \Rightarrow B\left( { - y;x} \right)\)

Khi đó \(\overrightarrow {OA} .\overrightarrow {OB} = 0 \Rightarrow \Delta OAB\) vuông tại O. Mặt khác \(C\left( {z + iz} \right) \Rightarrow \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} \) nên OACB là hình chữ nhật. Ta có: \({S_{ABC}} = {S_{OAB}} = 18 \Leftrightarrow \frac{1}{2}{\left( {\sqrt {{x^2} + {y^2}} } \right)^2} = 18 \Leftrightarrow \sqrt {{x^2} + {y^2}} = 6 = \left| z \right|\).

Mặt khác \(z = \frac{{{\rm{w}} + 2}}{{1 + i}} \Rightarrow \left| z \right| = \left| {\frac{{{\rm{w}} + 2}}{{1 + i}}} \right| = 6 \Leftrightarrow \left| {{\rm{w}} + 2} \right| = 6\sqrt 2 \).

Vậy tập hợp điểm biểu diễn hình học của số phức w là đường tròn bán kính \(R = 6\sqrt 2 \).


Câu 44:

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên \(\left[ {0; + \infty } \right)\) và thỏa mãn \(f\left( {{x^2} + 4{\rm{x}}} \right) =  - 2{{\rm{x}}^2} - 7{\rm{x}} + 1\), \(\forall x \in \left[ {0; + \infty } \right)\). Biết \(f\left( 5 \right) = - 8\), tính \(I = \int\limits_0^5 {x.f'\left( x \right)d{\rm{x}}} \)?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có \(f\left( {{x^2} + 4x} \right) = - 2{x^2} - 7x + 1 \Leftrightarrow \left( {2x + 4} \right)f\left( {{x^2} + 4x} \right) = \left( { - 2{x^2} - 7x + 1} \right)\left( {2x + 4} \right)\).

Lấy tích phân cận chạy từ 0 → 1 hai vế ta được:

\(\int\limits_0^1 {\left( {2x + 4} \right)} f\left( {{x^2} + 4x} \right)dx = \int\limits_0^1 {\left( { - 2{x^2} - 7x + 1} \right)\left( {2x + 4} \right)} dx = - \frac{{52}}{3}\).

Xét \(\int\limits_0^1 {\left( {2{\rm{x}} + 4} \right)f\left( {{x^2} + 4{\rm{x}}} \right)d{\rm{x}}} \). Đặt \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{t = {x^2} + 4x \Rightarrow dt = \left( {2x + 4} \right)dx}\\{x = 0 \to t = 0,x = 1 \to t = 5}\end{array}} \right.\). Khi đó ta có:

\(\int\limits_0^1 {\left( {2x + 4} \right)} f\left( {{x^2} + 4x} \right)dx = \int\limits_0^5 {f\left( t \right)} dt = \int\limits_0^5 {f\left( x \right)} dx = - \frac{{52}}{3}\).

Xét \(I = \int\limits_0^5 {x.f'\left( x \right)dx} = \left. {xf\left( x \right)} \right|_0^5 - \int\limits_0^5 {f\left( x \right)} dx = - 40 - \left( { - \frac{{52}}{3}} \right) = - \frac{{68}}{3}\).


Câu 45:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm \[A\left( {1;2;3} \right)\] và mặt phẳng \(\left( P \right):2{\rm{x}} + y - 4{\rm{z}} + 1 = 0\). Đường thẳng \(\left( d \right)\) đi qua điểm A, song song với mặt phẳng \(\left( P \right)\), đồng thời cắt trục Oz. Viết phương trình tham số của đường thẳng \(\left( d \right)\).

Xem đáp án

Đáp án B

Giả sử đường thẳng cắt trục Oz tại \(B\left( {0;0;a} \right)\). Ta có \(\overrightarrow {AB} = \left( { - 1; - 2;a - 3} \right)\).

d song song với \(\left( P \right) \Rightarrow \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {{n_P}} = 0 \Leftrightarrow 2.\left( { - 1} \right) + 1.\left( { - 2} \right) - 4\left( {a - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow a = 2 \Rightarrow B\left( {0;0;2} \right)\).

Khi đó \(\overrightarrow {AB} = \left( { - 1; - 2; - 1} \right) \Rightarrow AB:\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = 2t\\z = 2 + t\end{array} \right.\).


Câu 46:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là tứ giác lồi và góc tạo bởi các mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\), \(\left( {SBC} \right)\), \(\left( {SC{\rm{D}}} \right),{\rm{ }}\left( {S{\rm{D}}A} \right)\) với mặt đáy lần lượt là \(90^\circ ,{\rm{ }}60^\circ ,{\rm{ }}60^\circ ,{\rm{ }}60^\circ \). Biết rằng tam giác SAB vuông cân tại S, \(AB = a\) và chu vi tứ giác ABCD là 9a. Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD.

Xem đáp án

Đáp án C

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là tứ giác lồi và góc tạo bởi các mặt phẳng  (ảnh 1)

Gọi H là trung điểm của AB suy ra \(SH \bot AB\).

Do \(\left( {SAB} \right) \bot \left( {ABC{\rm{D}}} \right)\) nên \(SH \bot \left( {ABC{\rm{D}}} \right)\).

Dựng \(HM \bot BC,{\rm{ HN}} \bot {\rm{CD}},{\rm{ HP}} \bot {\rm{AD}}\).

Suy ra \(\widehat {SMH} = \widehat {SNH} = \widehat {SPH} = 60^\circ \).

Ta có: \(SH = \frac{{AB}}{2} = \frac{a}{2}\), \(HM\tan 60^\circ = HN\tan 60^\circ \)

\( = HP\tan 60^\circ = SH \Rightarrow HM = HN = HP = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}\).

Mặt khác \({S_{ABC{\rm{D}}}} = {S_{BHC}} + {S_{CH{\rm{D}}}} + {S_{DHA}}\)

\( = \frac{1}{2}.\frac{{a\sqrt 3 }}{6}.\left( {BC + C{\rm{D}} + A{\rm{D}}} \right) = \frac{{a\sqrt 3 }}{{12}}.\left( {9{\rm{a}} - a} \right) = \frac{{2{{\rm{a}}^2}\sqrt 3 }}{3}\)

\( \Rightarrow V = \frac{1}{3}S.h = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{9}\).


Câu 47:

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Cho hàm số y=f(x)  có bảng biến thiên như sau:   (ảnh 1)

Số nghiệm thuộc khoảng \(\left( {0;\pi } \right)\) của phương trình \(3f\left( {2 + 2\cos x} \right) - 4 = 0\)

Xem đáp án

Đáp án B

Đặt \(t = 2 + 2\cos x \Rightarrow t \in \left[ {0;4} \right]\).

Phương trình có dạng \(f\left( t \right) = \frac{4}{3} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = a \in \left( {0;2} \right)\\t = b \in \left( {2;4} \right)\end{array} \right.\).

+ Với \(t = a\) ta có \(2 + 2\cos x = a \Leftrightarrow \cos x = \frac{{a - 2}}{2} \in \left( { - 1;0} \right)\). Phương trình có 1 nghiệm thuộc khoảng \(\left( {0;\pi } \right)\).

+ Với \(t = b\) ta có \(2 + 2\cos x = b \Leftrightarrow \cos x = \frac{{b - 2}}{2} \in \left( {0;1} \right)\). Phương trình có 1 nghiệm thuộc khoảng \(\left( {0;\pi } \right)\).

Vậy phương trình có hai nghiệm thuộc khoảng \(\left( {0;\pi } \right)\).


Câu 48:

Cho phương trình \({\log _5}\left( {x + y} \right) + 2{{\rm{x}}^2} + {y^2} + 3{\rm{x}}y - 11{\rm{x}} - 6y + 4 = 0\). Hỏi có bao nhiêu cặp số \(\left( {x;y} \right)\) nguyên dương thỏa mãn phương trình trên.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương trình: \({\log _5}\left( {x + y} \right) + 2{x^2} + {y^2} + 3xy - 11x - 6y + 4 = 0\).

\( \Leftrightarrow {\log _5}\frac{{x + y}}{5} + \left( {2x + y - 1} \right)\left( {x + y} \right) - 5\left( {2x + y - 1} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow {\log _5}\frac{{x + y}}{5} + \left( {2x + y - 1} \right)\left( {x + y - 5} \right) = 0 \Leftrightarrow x + y - 5\)

\( \Rightarrow \) có 4 cặp số nguyên dương thỏa mãn là \(\left( {1;4} \right),{\rm{ }}\left( {2;3} \right),{\rm{ }}\left( {3;2} \right),{\rm{ }}\left( {4;1} \right)\).


Câu 49:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai đường thẳng \({d_1}:\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y + 2}}{2} = \frac{z}{{ - 1}}\)\({d_2}:\frac{{x + 2}}{2} = \frac{{y - 1}}{{ - 1}} = \frac{z}{2}\). Phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) chứa \({d_1}\) sao cho góc giữa mặt phẳng \(\left( P \right)\) và đường thẳng \({d_2}\) là lớn nhất là: \(ax - y + cz + d = 0\). Giá trị của \(T = a + c + d\) bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: \({d_1} = \frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y + 2}}{2} = \frac{z}{{ - 1}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2{\rm{x}} - y - 4 = 0{\rm{ }}\left( \alpha \right)\\y + 2{\rm{z}} + 2 = 0{\rm{ }}\left( \beta \right)\end{array} \right.\)

Khi đó \({d_1} \subset \left( P \right) \Rightarrow \left( P \right):m\left( {2{\rm{x}} - y - 4} \right) + n\left( {y + 2{\rm{z}} + 2} \right) = 0,{\rm{ }}{{\rm{m}}^2} + {n^2} > 0\)

\( \Rightarrow \overrightarrow {{n_P}} = \left( {2m; - m + n;2n} \right)\) là VTPT của \(\left( P \right)\).

Mặt khác, \({d_2}\) có VTCP là \(\overrightarrow {{u_2}} = \left( {2; - 1;2} \right)\).

Xét

.

TH1: \(n = 0 \Rightarrow m \ne 0\), ta chọn .

TH2: \(n \ne 0\), ta chọn .

.

Lập bảng biến và nhận xét: .

Khi đó \(\frac{7}{5}\left( {2{\rm{x}} - y - 4} \right) + \left( {y + 2{\rm{z}} + 2} \right) = 0 \Rightarrow 7{\rm{x}} - y + 5{\rm{z}} - 9 = 0 \Rightarrow a = 7,c = 5,d = - 9 \Rightarrow T = a + c + d = 3\).


Câu 50:

Cho hàm số \(f\left( x \right),y = f\left[ {f\left( {2{\rm{x}} - 3} \right)} \right]\)\(y = f\left( {{x^3} + x + 2} \right)\) lần lượt có các đồ thị \({C_1},{C_2},{C_3}\). Phương trình tiếp tuyến tại điểm có hoành độ bằng 1 của \({C_1}\)\(y = x + 3\), phương trình tiếp tuyến tại điểm có hoành độ bằng 2 của \({C_2}\)\(y = 8{\rm{x}} + 5\). Viết phương trình tiếp tuyến tại điểm có hoành độ bằng 1 của đồ thị \({C_3}\).

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: \(y = f\left[ {f\left( {2{\rm{x}} - 3} \right)} \right] \Rightarrow y' = 2f'\left( {2{\rm{x}} - 3} \right).f'\left( {2{\rm{x}} - 3} \right)\)

\(y = f\left( {{x^3} + x + 2} \right) \Rightarrow y'\left( {3{{\rm{x}}^2} + 1} \right)f\left( {{x^3} + x + 2} \right)\)

Phương trình tiếp tuyến của \(\left( {{C_1}} \right)\) tại điểm có hoành độ \(x = 1\) là:

\(y = f'\left( 1 \right)\left( {x - 1} \right) + f\left( 1 \right) = x + 3 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}f'\left( 1 \right) = 1\\ - f'\left( 1 \right) + f\left( 1 \right) = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}f'\left( 1 \right) = 1\\f\left( 1 \right) = 4\end{array} \right.\)

Phương trình tiếp tuyến của \(\left( {{C_2}} \right)\) tại điểm có hoành độ \(x = 2\) là:

\(y = 2f'\left( 1 \right).f'\left[ {f\left( 1 \right)} \right]\left( {x - 2} \right) + f\left[ {f\left( 1 \right)} \right] = 2f'\left( 4 \right)\left( {x - 2} \right) + f\left( 4 \right) = 8{\rm{x}} + 5\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2f'\left( 4 \right) = 8\\ - 4f'\left( 4 \right) + f\left( 4 \right) = 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}f'\left( 4 \right) = 4\\f\left( 4 \right) = 21\end{array} \right.\).

Phương trình tiếp tuyến của \(\left( {{C_3}} \right)\) tại điểm có hoành độ \(x = 1\) là:

\(y = 4f\left( 4 \right)\left( {x - 1} \right) + f\left( 4 \right) = 16\left( {x - 1} \right) + 21 = 16{\rm{x}} + 5\).


Bắt đầu thi ngay