Giải VTH Toán 7 CTST Bài 1. Làm quen với biến cố ngẫu nhiên có đáp án
-
80 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho các biến cố sau:
(1) Tháng 2 có 29 ngày;
(2) Mặt trời lặn ở hướng Đông;
(3) Nước sôi ở 10℃;
(4) Ngày mai trời mưa.
Trong các biến cố trên, biến cố nào có thể xảy ra.
A. (1) và (2);
B. (2) và (3);
C. (3) và (4);
D. (1) và (4).
Lời giải
Biến cố (1) có thể xảy ra.
Biến cố (2) không thể xảy ra. Mặt trời chỉ lặn ở hướng Tây.
Biến cố (3) không thể xảy ra. Nước chỉ sôi ở 100℃.
Biến cố (4) có thể xảy ra.
Vậy chọn đáp án D.
Câu 2:
Trong hộp có bốn tấm thẻ ghi các số như trong hình. Không nhìn vào hộp, lấy ngẫu nhiên ra một tấm thẻ. Xét các biến cố sau:
E: “ Lấy được thẻ ghi số chẵn.”
F: “ Lấy được thẻ ghi số có hai chữ số.”
G: “ Lấy được thẻ ghi bội số của 3.”
H: “ Lấy được thẻ ghi số bé hơn 5.”
Biến cố nào là biến cố không thể?
A. E;
B. F;
C. G;
D. H.
Lời giải
Vì 4 tấm thẻ ghi cả số chẵn và số lẻ, không thể biết trước được biến cố E có xảy ra hay không. Do đó biến cố E là biến cố ngẫu nhiên.
Vì 4 tấm thẻ đều ghi số có 1 chữ số, không thẻ nào ghi số có 2 chữ số nên biến cố F không bao giờ xảy ra. Do đó biến cố F là biến cố không thể.
Vì 2 tấm thẻ ghi số 0 và 3 là bội số của 3 còn hai tấm thẻ còn lại không là bội số của 3, không thể biết trước được biến cố G có xảy ra hay không. Do đó biến cố G là biến cố ngẫu nhiên.
Vì 4 tấm thẻ đều ghi số bé hơn 5 nên biến cố H luôn xảy ra. Do đó biến cố H là biến cố chắc chắn.
Vậy chọn đáp án B.
Câu 3:
Biến cố nào là biến cố chắc chắn?
A. E;
B. F;
C. G;
D. H.
Lời giải
Vì 4 tấm thẻ ghi cả số chẵn và số lẻ, không thể biết trước được biến cố E có xảy ra hay không. Do đó biến cố E là biến cố ngẫu nhiên.
Vì 4 tấm thẻ đều ghi số có 1 chữ số, không thẻ nào ghi số có 2 chữ số nên biến cố F không bao giờ xảy ra. Do đó biến cố F là biến cố không thể.
Vì 2 tấm thẻ ghi số 0 và 3 là bội số của 3 còn hai tấm thẻ còn lại không là bội số của 3, không thể biết trước được biến cố G có xảy ra hay không. Do đó biến cố G là biến cố ngẫu nhiên.
Vì 4 tấm thẻ đều ghi số bé hơn 5 nên biến cố H luôn xảy ra. Do đó biến cố H là biến cố chắc chắn.
Vậy chọn đáp án D.
Câu 4:
Có tất cả bao nhiêu biến cố ngẫu nhiên?
A. 0;
B. 1;
C. 2;
D. 3.
Lời giải
Vì 4 tấm thẻ ghi cả số chẵn và số lẻ, không thể biết trước được biến cố E có xảy ra hay không. Do đó biến cố E là biến cố ngẫu nhiên.
Vì 4 tấm thẻ đều ghi số có 1 chữ số, không thẻ nào ghi số có 2 chữ số nên biến cố F không bao giờ xảy ra. Do đó biến cố F là biến cố không thể.
Vì 2 tấm thẻ ghi số 0 và 3 là bội số của 3 còn hai tấm thẻ còn lại không là bội số của 3, không thể biết trước được biến cố G có xảy ra hay không. Do đó biến cố G là biến cố ngẫu nhiên.
Vì 4 tấm thẻ đều ghi số bé hơn 5 nên biến cố H luôn xảy ra. Do đó biến cố H là biến cố chắc chắn.
Vậy có hai biến cố ngẫu nhiên. Chọn đáp án C.
Câu 5:
Gieo một con xúc xắc thấy xuất hiện 6 chấm ở mặt trên cùng. Trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra, biến cố nào không xảy ra?
A: “ Gieo được mặt có lẻ số chấm”.
B: “ Mặt úp xuống có số chấm bằng 3”.
C: “ Gieo được mặt có số chấm là bội của 2”.
Lời giải
Mặt xuất hiện có 6 chấm nên:
- Biến cố A không xảy ra do 6 là số chẵn.
- Biến cố B không xảy ra do tổng số chấm trên hai mặt đối diện của con xúc xắc luôn bằng 7 nên mặt xuất hiện có 6 chấm thì mặt úp xuống có 1 chấm.
- Biến cố C xảy ra do 6 là bội của 2.
Câu 6:
Quay vòng quay như hình bên một lần và quan sát khi vòng quay dừng lại, mũi tên sẽ chỉ vào ô ghi số nào (nếu mũi tên nằm giữa hai ô thì quay lại). Xét các biến cố:
A: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi số chính phương”.
B: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi số là ước của 9”.
C: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi số chẵn”.
Trong các biến cố trên, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
Lời giải
Khi vòng quay dừng:
- Mũi tên có thể chỉ vào ô ghi số chính phương. Vậy A là biến cố ngẫu nhiên.
- Mũi tên không thể chỉ vào ô ghi số là ước của 9. Vậy B là biến cố không thể.
- Mũi tên luôn chỉ vào ô ghi số chẵn. Vậy C là biến cố chắn chắn.
Giải thích thêm:
- Trong các ô của vòng quay có số 4 và số 16 là số chính phương. Do đó mũi tên có thể chi và ô ghi số chính phương. Vì vậy A là biến cố ngẫu nhiên.
- Trong các ô của vòng quay không có ô nào có số là ước của 9. Do đó mũi tên không thể chỉ vào ô ghi số là ước của 9. Vì vậy B là biến cố không thể.
- Số trên tất cả các ô của vòng quay đều là số chẵn. Do đó mũi tên luôn chỉ vào ô ghi số chẵn. Vì vậy C là biến cố chắn chắn.
Câu 7:
Trong bình có 5 quả bóng màu trắng và 2 quả bóng màu đen. Lấy ngẫu nhiên ra 3 quả bóng. Xét các biến cố:
A: “ Lấy được 3 quả bóng đen”.
B: “ Lấy được số bóng đen nhiều hơn số bóng trắng”.
C: “ Lấy được ít nhất 1 quả bóng trắng”.
Trong các biến cố trên, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
Lời giải
Do chỉ có 2 quả bóng đen nên khi lấy ra 3 quả bóng ta chỉ lấy được nhiều nhất 2 quả bóng đen.
Vậy A là biến cố không thể; B là biến cố ngẫu nhiên và C là biến cố chắc chắn.
Câu 8:
Nam viết ngẫu nhiên một số có hai chữ số. Viết vào ô trống các từ “ chắc chắn”, “ không thể” hoặc “ ngẫu nhiên” thích hợp với mỗi biến cố sau:
Biến cố |
Loại biến cố |
A: “ Nam viết ra một số nguyên tố.” |
|
B: “ Số Nam viết có chữ số hàng chục bé hơn 1”. |
|
C: “ Số Nam viết không bé hơn 10.” |
|
Lời giải
Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên do Nam có thể viết ra một số có hai chữ số đồng thời là số nguyên tố, hoặc có thể không.
Biến cố B là biến cố không thể vì nếu chữ số hàng chục bé hơn 1 thì chỉ có thể bằng 0 mà số có hai chữ số thì chữ số hàng chục phải khác 0.
Biến cố C là biến cố chắc chắn do số có 2 chữ số đều không bé hơn 10.
Khi đó ta có bảng:
Biến cố |
Loại biến cố |
A: “ Nam viết ra một số nguyên tố.” |
Ngẫu nhiên |
B: “ Số Nam viết có chữ số hàng chục bé hơn 1”. |
Không thể |
C: “ Số Nam viết không bé hơn 10.” |
Chắc chắn |
Câu 9:
Chọn ngẫu nhiên ba chữ cái trong từ KHOANH. Trong các biến cố sau, hãy khoanh tròn vào những biến cố ngẫu nhiên.
A: “ Chọn được ba phụ âm.”
B: “ Chọn được ba nguyên âm.”
C: “ Chọn được cả nguyên âm và phụ âm.”
Lời giải
Chữ KHOANH có 2 phụ âm O, A và ba nguyên âm K, H, N.
Biến cố A là biến cố không thể do chỉ chọn được nhiều nhất 2 phụ âm.
Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên do ta có thể chọn được cả 3 nguyên âm hoặc không.
Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên do ta có thể chọn được cả nguyên âm và phụ âm, hoặc không.
Vậy khoanh vào biến cố B và C.
Câu 10:
Có 5 học sinh khối 7 tham gia thi đấu giải cờ vua và có 3 bạn được giải. Chọn ngẫu nhiên 3 trong số 5 học sinh đã tham gia thi đấu lần này. Trong các biến cố sau, hãy khoanh tròn vào những biến cố chắc chắn.
A: “ Trong 3 bạn đã chọn, số bạn được giải ít hơn số bạn không được giải”.
B: “ Chọn được ít nhất 1 bạn được giải”.
C: “ Cả 3 bạn được chọn đều không được giải”.
Lời giải
Trong 5 học sinh, có 3 bạn được giải và 2 bạn không được giải.
Biến cố A có thể xảy ra hoặc không. Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên.
Biến cố B luôn xảy ra do chỉ chọn được nhiều nhất 2 bạn không được giải. Biến cố B là biến cố chắc chắn.
Biến cố C không xảy ra do chỉ chọn được nhiều nhất 2 bạn không được giải.
Vậy khoanh tròn biến cố B.
Câu 11:
Bạn Huy xếp ngẫu nhiên 20 quyển sách lên giá sách mới có 3 ngăn sao cho ngăn nào cũng có sách. Trong các biến cố sau đây, hãy khoanh tròn vào những biến cố không thể.
A: “ Ngăn thứ 3 có 18 quyển sách.”
B: “ Số sách ở 3 ngăn bằng nhau.”
C: “ Ngăn thứ 3 có số sách gấp 7 lần tổng số sách ở hai ngăn còn lại.”
Lời giải
Biến cố A có thể xảy ra do có tổng 20 quyển sách, có thể xếp vào ngăn thứ ba 18 quyển, 2 ngăn còn lại mỗi ngăn 1 quyển.
Biến cố B không thể xảy ra do 20 quyển sách không chia đều được cho 3 ngăn.
Biến cố C không thể xảy ra do nếu ngăn thứ 3 có số sách gấp 7 lần 2 ngăn còn lại, tức là hai ngăn còn lại có tổng số sách bằng \[\frac{1}{8}\] tổng số sách nhưng 20 quyển không chia được cho 8.
Vậy khoanh vào biến cố B và C.