Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Giải VTH Toán 7 CTST Bài 4. Bài tập cuối chương 5 có đáp án

Giải VTH Toán 7 CTST Bài 4. Bài tập cuối chương 5 có đáp án

Giải VTH Toán 7 CTST Bài 4. Bài tập cuối chương 5 có đáp án

  • 50 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các dãy dữ liệu sau:

(1) Các món ăn sáng ngon

(2) Loại phim mà em yêu thích

(3) Giá tiền các loại trà sữa

(4) Đánh giá về một bài hát

Trong các dãy dữ liệu trên, có bao nhiêu dữ liệu định tính ?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Dữ liệu (1) có thể được biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu nên nó là dữ liệu định tính.

Dữ liệu (2) có thể được biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu nên nó là dữ liệu định tính.

Dữ liệu (3) được biểu diễn bằng số thực nên nó là dữ liệu định lượng.

Dữ liệu (4) có thể được biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu nên nó là dữ liệu định tính.

Vậy có 3 dữ liệu định tính là (1), (2), (4).


Câu 2:

Biết môn cầu lông có số người chọn nhiều gấp 3 môn bơi. Hỏi môn cầu lông có bao nhiêu (ảnh 1)

Biết môn cầu lông có số người chọn nhiều gấp 3 môn bơi. Hỏi môn cầu lông có bao nhiêu phần trăm các bạn lựa chọn ?

A. 24%;

B. 28%;

C. 36%;

D. 40%.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Tổng số phần trăm số người chọn môn bơi và môn cầu lông là:

100% – (8% + 27% + 17%) = 48%.

Gọi môn bơi có tỉ lệ người chọn là x% (x > 0) thì môn cầu lông có tỉ lệ người chọn là 3x%.

Do đó, ta có: x + 3x = 48 hay x = 12.

Vậy môn cầu lông có 36% người chọn.


Câu 3:

Biết có 34 học sinh lựa chọn môn chạy. Hỏi có bao nhiêu học sinh đã tham gia khảo sát.

A. 160;

B. 200;

C. 280;

D. 320.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Tỉ lệ số học sinh lựa chọn môn chạy là 17% ứng với 34 bạn. Vậy số học sinh đã tham gia khảo sát là: 34 : 17% = 200 (bạn).


Câu 4:

Lượng truy cập vào website chênh lệch giữa ngày thứ Năm và Chủ nhật là bao nhiêu người  (ảnh 1)

Lượng truy cập vào website chênh lệch giữa ngày thứ Năm và Chủ nhật là bao nhiêu người ?

A. 121;

B. 176;

C. 142;

D. 118.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Lượng truy cập vào website vào ngày thứ Năm là 148 người.

Lượng truy cập vào website vào ngày Chủ nhật là 324 người.

Lượng truy cập vào website chênh lệch giữa ngày thứ Năm và Chủ nhật là:

324 – 148 = 176 (người).


Câu 5:

Vào thứ Bảy, lượng học sinh truy cập vào website giảm 30% so với thứ Ba. Có bao nhiêu học sinh truy cập website vào thứ Bảy?

A. 148;

B. 154;

C. 161;

D. 175.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Vào thứ Bảy, lượng học sinh truy cập vào website giảm 30% so với thứ Ba. Do đó số lượng học sinh truy cập vào website vào thứ Bảy bằng 70% so với thứ Ba.

Số học sinh truy cập website vào thứ Bảy là: 230 . 70% = 161 (bạn).


Câu 6:

Hỏi trung bình cả tuần có bao nhiêu học sinh truy cập vào website ?

A. 148;

B. 154;

C. 161;

D. 212.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Tổng số học sinh truy cập vào website trong cả tuần là:

182 + 230 + 206 + 148 + 233 + 161 + 324 = 1 484 (bạn)

Vậy trung bình cả tuần có số học sinh truy cập vào website là:

1 484 : 7 = 212 (bạn).


Câu 7:

Xin ý kiến 40 học sinh lớp 7A về việc chọn màu áo cho đội tuyển thể thao của lớp, kết quả có trong bảng dữ liệu sau:

Xin ý kiến 40 học sinh lớp 7A về việc chọn màu áo cho đội tuyển thể thao của (ảnh 1)

Biểu đồ hình quạt tròn nào dưới đây là phù hợp nhất với dữ liệu trên ?

Xin ý kiến 40 học sinh lớp 7A về việc chọn màu áo cho đội tuyển thể thao của (ảnh 2)
Xin ý kiến 40 học sinh lớp 7A về việc chọn màu áo cho đội tuyển thể thao của (ảnh 3)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Từ bảng dữ liệu ta có bảng thống kê tỉ lệ như sau:

Màu

Xanh

Đỏ

Vàng

Đen

Trắng

Số bạn chọn

15%

25%

35%

15%

10%

 

Dựa vào bảng thống kê tỉ lệ, ta thấy biểu đồ hình quạt tròn dưới đây là phù hợp nhất với dữ liệu trên

Xin ý kiến 40 học sinh lớp 7A về việc chọn màu áo cho đội tuyển thể thao của (ảnh 4)

Với thứ tự biểu diễn lần lượt theo chiều kim đồng hồ là: Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng, Đen.


Câu 8:

Xác định phương pháp thu thập dữ liệu trong mỗi trường hợp sau và cho biết mỗi dữ liệu thu được thuộc loại nào ?

a) Thể loại phim yêu thích của các bạn cùng lớp.

Xem đáp án

a) Thu thập dữ liệu “Thể loại phim yêu thích của các bạn cùng lớp” bằng phương pháp phỏng vấn hoặc lập bảng hỏi.

Dữ liệu thu được có thể biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu nên nó là dữ liệu định tính.


Câu 9:

b) Kết quả đánh giá rèn luyện học kì 1 của các bạn cùng tổ.

Xem đáp án

b) Thu thập dữ liệu “Kết quả đánh giá rèn luyện học kì 1 của các bạn cùng tổ” bằng phương pháp phỏng vấn hoặc hỏi giáo viên chủ nhiệm.

Dữ liệu thu được có thể biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu nên nó là dữ liệu định tính.


Câu 10:

c) Số học sinh nghỉ học trong tuần của lớp.

Xem đáp án

c) Thu thập dữ liệu “Số học sinh nghỉ học trong tuần của lớp” bằng phương pháp quan sát.  

Dữ liệu thu được biểu diễn bằng số thực nên nó là dữ liệu định lượng.


Câu 15:

Hai biểu đồ sau cho kết quả xếp loại rèn luyện học kì 1 của hai lớp 7A và 7B:

Hai biểu đồ sau cho kết quả xếp loại rèn luyện học kì 1 của hai lớp 7A và 7B:  (ảnh 1)

a) Có ý kiến nói rằng số học sinh xếp loại Khá ở hai lớp bằng nhau. Ý kiến này có đúng không ? Tại sao ?

Xem đáp án

a) Ý kiến này chưa chắc đúng vì nếu số học sinh của hai lớp khác nhau thì số học sinh được xếp loại Khá sẽ khác nhau dù có tỉ lệ giống nhau.


Câu 18:

b) Theo chuẩn trên, trong khoảng độ tuổi nào, chiều cao tăng nhanh nhất.

Xem đáp án

b) Chiều cao tăng nhanh nhất trong độ tuổi 10 – 11 (tăng 6,5 cm).


Câu 19:

c) Với xu thế tăng chiều cao ổn định như các độ tuổi trước, chuẩn chiều cao năm 17 tuổi có thể đưa ra mức 170 cm được không ?

Xem đáp án

c) Với xu thế tăng chiều cao ổn định như các độ tuổi trước, chuẩn chiều cao tăng chậm dần theo độ tuổi tăng dần, do đó, chuẩn chiều cao năm 17 tuổi không thể đưa ra mức 170 cm.


Câu 22:

Một khảo sát về số người nghe đài (làm tròn số) vào buổi tối có kết quả sau:

• Lúc 19 giờ có khoảng 300 người nghe đài.

• Đến 20 giờ, số người nghe đã tăng lên 50% so với lúc 19 giờ.

• Tỉ số người nghe lúc 20 giờ và 21 giờ là 9 : 10.

• Đến 22 giờ, số người nghe giảm 20% so với lúc 21 giờ.

• Tính trung bình, từ 19 giờ đến 23 giờ có 380 người nghe đài.

a) Lập bảng thống kê số lượng người nghe đài tại từng thời điểm.

Xem đáp án

a) Thời điểm 20 giờ có số người nghe đài là: 300 + 300 . 50% = 450 (người).

Thời điểm 21 giờ có số người nghe đài là: 450 . 10 : 9 = 500 (người).

Thời điểm 22 giờ có số người nghe đài là: 500 – 500 . 20% = 400 (người).

Thời điểm 23 giờ có số người nghe đài là: 380 . 5 – (300 + 450 + 500 + 400) = 250 (người).

Bảng thống kê:

Thời điểm

19 giờ

20 giờ

21 giờ

22 giờ

23 giờ

Số người

300

450

500

400

250


Bắt đầu thi ngay