Giải VTH Toán 7 CTST Bài 5. Bài tập cuối chương 3 có đáp án
-
74 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cách tính nào sau đây được dùng để tính thể tích của khối hình bên dưới.
A. 5 + 5 + 5 + 5 = 20;
B. 5.3 = 15;
C. 5 + 3 + 2 = 10;
D. 5.2.3 = 30.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ta thấy khối hình là một hình hộp chữ nhật với chiều dài là 5; chiều rộng là 3; chiều cao là 2 nên thể tích của khối là: 5.2.3 = 30.
Câu 2:
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác có chiều cao là 3 cm, độ dài ba cạnh đáy lần lượt là 3 cm, 4 cm, 5cm là:
A. 28 cm2;
B. 36 cm2;
C. 81 cm2;
D. 60 cm2.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Chu vi đáy là: 3 + 4 + 5 = 12 (cm)
Diện tích xung quanh hình lăng trụ là: 12 . 3 = 36 (cm2).
Câu 3:
Cách tính nào sau đây phù hợp để tính thể tích của hình lăng trụ với hình khai triển bên dưới:
A. 5.9.6.4.6 = 6480;
B. (4 + 9 + 5 + 6).6 = 144;
C. (6 + 9).4.6 = 360;
D.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hình lăng trụ với khai triển như hình vẽ có 2 đáy là hai hình thang vuông với độ dài hai đáy là 6 và 9, chiều cao hình thang là 4 và chiều cao hình lăng trụ là 6.
Diện tích đáy của hình lăng trụ là: .(6 + 9).4
Thể tích hình lăng trụ là:
.(6 + 9).4.6 =
Câu 4:
Một cái khung sắt có dạng hình hộp chữ nhật như hình dưới đây có số đo hai cạnh đáy là 0,5 m và 0,7 m, chiều cao 0,6 m. Bác Năm muốn làm 30 khung sắt như vậy. Hỏi bác Năm cần ít nhất bao nhiêu mét sắt?
Hướng dẫn giải
Số mét sắt để làm một cái khung: (0,5 + 0,7 + 0,6).4 = 7,2 (m).
Để làm 30 cái khung, số mét sắt ít nhất bác Nam cần dùng là: 7,2 . 30 = 216 (m).
Câu 5:
Bên dưới là hình khai triển của một hình hộp chữ nhật. Hãy cho biết chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp đó.
Hướng dẫn giải
Chiều dài của hình hộp đó là 5 cm;
Chiều rộng của hình hộp đó là 3,2 cm;
Chiều cao của hình hộp đó là 4,2 cm.
Câu 6:
Tính thể tích và diện tích xung quanh của hai hình hộp chữ nhật với kích thước đã cho ở dưới hình đây.
Hướng dẫn giải
Hình hộp chữ nhật a:
Thể tích của hình hộp chữ nhật a là: 100 . 20 . 50 = 100 000 (cm3)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật a là: 2 . (20 + 50) . 100 = 14 000 (cm2)
Hình hộp chữ nhật b:
Thể tích của hình hộp chữ nhật b là: 2 . 1,2 . 0,6 = 1,44 (m3)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật b là: 2 . (1,2 + 0,6) . 2 = 3,6 . 2 = 7,2 (m2).
Câu 7:
Bên dưới là hình khai triển của hình lăng trụ đứng.
a) Cho biết độ dài các cạnh đáy và chiều cao của hình lăng trụ.
a) Độ dài các cạnh đáy của hình lăng trụ là 3 cm; 4 cm; 5 cm.
Chiều cao của hình lăng trụ là 3 cm.
Câu 8:
b) Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lăng trụ.
b) Diện tích toàn phần của hình lăng trụ là:
(3 + 4 + 5) . 3 + 2 . (.3.4) = 36 + 12 = 48 (cm2)
Thể tích của hình lăng trụ là: .3.4.3 = 18 (cm3).
Câu 9:
Tạo lập hình lăng trụ với các kích thước được cho như hình dưới đây (đơn vị cm).
Hướng dẫn giải
Vẽ hình thang vuông có độ dài hai cạnh đáy là 2 cm và 3,5 cm. Độ dài cạnh bên là 2,5 cm và chiều cao của hình thang là 2 cm.
Từ bốn đỉnh của hình thang vẽ thẳng đứng về một phía các đoạn thẳng có độ dài 5 cm (bốn đoạn tương ứng với 4 đỉnh). Nối các điểm còn lại của đoạn thẳng lại với nhau ta được hình lăng trụ cần tìm.
Câu 10:
Bên dưới là hình khai triển của hình lăng trụ đứng.
a) Cho biết độ dài các cạnh đáy và chiều cao của hình lăng trụ.
a) Độ dài hai cạnh đáy lần lượt là 7 cm và 10 cm, chiều cao của hình lăng trụ là 20 cm.
Câu 11:
b) Tính thể tích của hình lăng trụ.
b) Diện tích đáy của hình lăng trụ là: .(10 + 7).4 = 34 (cm2).
Thể tích của hình lăng trụ là: 34 . 20 = 680 (cm3).
Câu 12:
Chia chiếc bục thành ba hình hộp chữ nhật có dạng như hình vẽ.
Thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài là 11 m; chiều rộng 1 m và chiều cao 1 m là: 1 . 1 . 11 = 11 (m3).
Thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài là 11 m; chiều rộng là 1 m và chiều cao là 2 m là: 1 . 2 . 11 = 22 (m3).
Thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài là 11 m; chiều rộng là 1 m và chiều cao là 3 m là: 11 . 1 . 3 = 33 (m3)
Thể tích của bục là:
11 + 22 + 33 = 66 (m3).
Câu 13:
Một khối bê tông có dạng hình hộp chữ nhật bị khoét một phần có dạng hình lập phương có kích thước như hình vẽ (đơn vị mét). Biết rằng một mét khối bê tông nặng 2 400 kg. Khối lượng của khối bê tông đó là bao nhiêu kilôgam.
Hướng dẫn giải
Thể tích khối bê tông khi chưa bị khoét là:
20 . 40 . 40 = 32 000 (m3).
Thể tích phần bê tông bị khoét đi là:
20 . 20 . 20 = 8 000 (m3).
Thể tích khối bê tông còn lại sau khi khoét là:
32 000 – 8 000 = 24 000 (m3).
Vì cứ một mét khối bê tông nặng 2 400 kg nên khối lượng của khối bê tông đó là:
24 000 . 2 400 = 57 600 000 (kg).