Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số có đáp án
-
474 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
Đáp án đúng là: C
Các số được nối với nhau bởi các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa tạo thành một biểu thức số nên 12 + 2.3 – 32 là biểu thức số. Vậy đáp án C đúng.
Mỗi số cũng được coi là một biểu thức số nên 0 là biểu thức số. Vậy đáp án A sai.
Trong biểu thức số có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện phép tính. Vậy đáp án D sai.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 2:
Đáp án đúng là: A
Diện tích hình thang có độ dài các cạnh đáy là 6 cm, 7 cm và chiều cao 8 cm là: (cm2).
Vậy biểu thức số biểu thị diện tích hình thang này là (cm2).
Câu 3:
Biểu thức đại số là:
Đáp án đúng là: B
Các số, các biến số được nối với nhau bởi phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa làm thành một biểu thức đại số.
Vậy chọn đáp án B.
Câu 4:
Cho phát biểu sau: Trong biểu thức đại số, những chữ đại diện cho một số tùy ý được gọi là: ...
Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là:
Đáp án đúng là: B
Trong biểu thức đại số, những chữ đại diện cho một số tùy ý được gọi là: biến số.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 5:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
Đáp án đúng là: D
Ta có: x + y là biểu thức đại số với biến x và y, do đó phát biểu D sai.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 6:
Viết biểu thức đại số biểu thị tổng các lập phương của hai số a và b.
Đáp án đúng là: A
Lập phương của a là a3;
Lập phương của b là b3;
Vậy tổng các lập phương của a và b là a3 + b3.
Ta chọn phương án B.
Câu 7:
Phát biểu "Tổng các bình phương của ba số a, b và c" được biểu thị bởi:
Đáp án đúng là: C
Bình phương của a là a2.
Bình phương của b là b2.
Bình phương của c là c2.
Tổng các bình phương của ba số a, b và c là a2 + b2 + c2.
Câu 8:
Biểu thức a – b3 được phát biểu bằng lời là:
Đáp án đúng là: C
Biểu thức a – b3 được phát biểu bằng lời là “hiệu của a và lập phương của b.”
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 9:
Viết biểu thức đại số biểu thị tổng quãng đường đi được của một người, biết rằng người đó đi bộ trong x (giờ) với vận tốc 4 (km/h) và sau đó đi bằng xe đạp trong y (giờ) với vận tốc 18 (km/h)
Đáp án đúng là: D
Quãng đường mà người đó đi bộ là : 4.x = 4x (km)
Quãng đường mà người đó đi bằng xe đạp là: 18.y = 18y (km)
Tổng quãng đường đi được của người đó là: 4x + 18y (km)
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 10:
Tính giá trị của biểu thức A = –(2a + b) tại a = 1; b = 3
Đáp án đúng là: A
Thay a = 1, b = 3 vào biểu thức A ta được:
A = –(2.1 + 3) = –(2 + 3) = –5
Vậy A = –5 tại a = 1, b = 3.
Câu 11:
Tính giá trị của biểu thức T = a. b3. c tại a = 5, b = –2, c = 6.
Đáp án đúng là: B
Thay a = 5, b = –2, c = 6 vào biểu thức T đã cho ta được:
T = 5. (–2)3. 6 = 5.(–8).6 = –240
Vậy T = –240 tại a = 5, b = –2, c = 6.
Câu 12:
Tính giá trị biểu thức B = 5x2 – 2x – 18 tại |x| = 4
Đáp án đúng là: C
Ta có |x| = 4 suy ra x = 4 hoặc x = –4.
+) Trường hợp 1: x = 4.
Thay x = 4 vào biểu thức B ta được:
B = 5.42 – 2.4 – 18
= 5.16 – 8 –18
= 80 – 8 – 18
= 54
Vậy B = 54 khi x = 4
+) Trường hợp 2: x = –4.
Thay x = –4 vào biểu thức ta được:
B = 5.(–4)2 – 2.(–4) – 18
= 5.16 + 8 – 18
= 80 + 8 – 18
= 70
Vậy B = 70 khi x = –4
Vậy với |x| = 4 thì B = 54 hoặc B = 70.
Câu 13:
Ước tính chiều cao của con trai khi trưởng thành dựa trên chiều cao b của bố và chiều cao m của mẹ là . 1,08(b + m). Chiều cao ước tính của con trai khi bố cao 175 cm và mẹ cao 155 cm là:
Đáp án đúng là: B
Thay chiều cao của bố và của mẹ vào công thức . 1,08(b + m) ta được:
. 1,08.(175 + 155) = 178,2 (cm)
Vậy chiều cao ước tính của con trai khi trưởng thành là 178,2 cm nếu bố cao 175 cm và mẹ cao 155 cm.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 14:
Bạn Nam dự định mua 4 quyển vở có giá 5 000 đồng/quyển và 5 chiếc bút giá x đồng/ chiếc. Khi đến cửa hàng, bạn Nam thấy giá quyển vở mà bạn định mua đã giảm 20% và giá chiếc bút đã tăng 10%. Viết biểu thức T tính số tiền bạn Nam phải trả khi mua số quyển vở, bút khi đã thay đổi giá và hỏi nếu bạn Nam mang 70 000 đồng có đủ để mua số lượng đồ đó không? Biết số tiền mang đi vừa đủ để mua vở và bút như dự định khi chưa thay đổi giá.
Đáp án đúng là: C
Mỗi quyển vở được giảm 20% nên quyển vở lúc này có giá bằng 100% – 20% = 80% giá niêm yết.
Giá một quyển vở khi đã giảm giá là:
5 000 . 80% = 4 000 (đồng)
Giá mua 4 quyển vở khi đã giảm giá là:
4. 4 000 = 16 000 (đồng)
Mỗi chiếc bút có giá x đồng, cửa hàng tăng giá 10% nên mỗi chiếc bút lúc này có giá bằng 100% + 10% = 110% giá niêm yết.
Giá một chiếc bút khi đã tăng giá là:
x.110% = 1,1x (đồng)
Giá mua 5 chiếc bút khi đã tăng giá là:
5. 1,1x = 5,5x (đồng)
Do đó số tiền bạn Nam phải trả khi mua 4 quyển vở và 5 chiếc bút là:
T = 16 000 + 5,5x (đồng)
Giá mua 4 quyển vở khi chưa giảm giá là:
4. 5 000 = 20 000 (đồng)
Giá mua 5 chiếc bút khi chưa tăng giá là:
5.x (đồng)
Giá tiền Nam phải trả khi mua 4 quyển vở và 5 chiếc bút khi chưa thay đổi giá là:
20 000 + 5x (đồng)
Mà bạn Nam mang 70 000 đồng đủ để mua 4 quyển vở và 5 chiếc bút khi chưa thay đổi giá nên ta có:
20 000 + 5x = 70 000 (đồng)
Suy ra 5x = 50 000
Do đó x = 10 000 (đồng)
Ta thay x = 10 000 đồng vào biểu thức T = 16 000 + 5,5x ta được:
T = 16 000 + 5,5 . 10 000 = 71 000 (đồng)
Vậy với 70 000 đồng thì bạn Nam không đủ để mau 4 quyển vở và 5 chiếc bút khi thay đổi giá.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 15:
Nhiệt độ ở Canada được đo bằng độ Celsius (độ C) nhưng ở Mỹ được đo bằng độ Fahrenheit (độ F). Công thức tính số đo độ theo số đo độ C là F = 1,8C + 32. Tại một vùng biên giới giữa hai nước Mỹ và Canada, nếu nhiệt độ của vùng tại một thời điểm là 23 °F thì nhiệt độ của vùng đó ở cùng thời điểm trên là bao nhiêu độ C?
Đáp án đúng là: A
Thay giá trị F = 23 (°F) vào công thức ta được F = 1,8. C + 32 ta có:
1,8.C + 32 = 23
Suy ra 1,8C = 23 – 32 = –9
Do đó C = (–9) : 1,8 = –5.
Vậy nhiệt độ tại vùng biên giới đó là –5 °C.
Ta chọn phương án A.