Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2. Tam giác bằng nhau có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2. Tam giác bằng nhau có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2. Tam giác bằng nhau có đáp án

  • 497 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hình vẽ sau. Tam giác nào bằng với tam giác ABC?

Cho hình vẽ sau. Tam giác nào bằng với tam giác ABC? (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hướng dẫn giải

Xét ∆ABC và ∆AED, có:

AB = AE (gt)

BC = DE (gt)

AC = AD (gt)

Nên ∆ABC = ∆AED (c.c.c).

Vậy đáp án C đúng.


Câu 2:

Cho hình vẽ sau. Biết PM = PQ, . Hỏi tam giác nào bằng với tam giác MPN?

Cho hình vẽ sau. Biết PM = PQ, . Hỏi tam giác nào bằng với tam giác MPN? (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hướng dẫn giải

Xét ∆MPN và ∆QPN, có:

PM = PQ (gt)

 MPN^=QPN^ (gt)

PN là cạnh chung

Nên ∆MPN = ∆QPN (c.g.c).

Vậy đáp án A đúng.


Câu 3:

Cho ∆ABC = ∆MNP. Khẳng định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hướng dẫn giải

Ta có: ∆ABC = ∆MNP Nên A^=M^ ; P^=C^ ; AB = MN; AC = MP; BC = NP

Nên đáp án A, C, D đúng, B sai.


Câu 4:

Cho ∆ABC = ∆DEF. Biết A^ = 23°. Khi đó:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hướng dẫn giải

Ta có: ∆ABC = ∆DEF nên (hai góc tương ứng)

Nên D^ = 23°


Câu 5:

Hai tam giác bằng nhau là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hướng dẫn giải

Hai tam giác có ba cặp cạnh, ba cặp góc tương ứng bằng nhau.


Câu 6:

Cho ∆ABC = ∆DEF. Biết A^ = 32°, F^  = 78°. Tính B^;  E^ .

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hướng dẫn giải

Cho ∆ABC = ∆DEF. Biết góc A = 32°,  góc F = 78°. Tính góc B,E . (ảnh 1)

Ta có: ∆ABC = ∆DEF nên D^=A^=32° , B^=E^ ,C^=F^=78° (các cặp góc tương ứng bằng nhau)

Xét ∆ABC có A^+B^+C^=180° (định lý tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra B^=180°(A^+C^)

= 180° − (32° + 78°)

 = 180° − 110° = 70°.

Vậy B^=E^ = 70°.


Câu 7:

Cho hai tam giác MNP và IKJ có: MN = IK; NP = KJ; MP = JI;M^=I^ ;J^=P^ ; N^=K^ . Khi đó:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hướng dẫn giải

Cho hai tam giác MNP và IKJ có: MN = IK; NP = KJ; MP = JI (ảnh 1)

Câu 8:

Cho ∆IHK = ∆DEF. Biết I^ = 40°, E^  = 68°. Tính D^, K^ .


Câu 9:

Cho ∆ABC = ∆MNP. Biết AB = 5 cm, MP = 7 cm và chu vi của ∆ABC bằng 22 cm. Tính các cạnh còn lại của mỗi tam giác.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hướng dẫn giải

Cho ∆ABC = ∆MNP. Biết AB = 5 cm, MP = 7 cm và chu vi của ∆ABC bằng 22 cm. (ảnh 1)

Ta có ∆ABC = ∆MNP nên AB = MN = 5cm, AC = MP = 7cm, BC = NP (các cạnh tương ứng bằng nhau)

Chu vi tam giác ABC là: AB + AC + BC = 22cm

Nên BC = 22 – (AB + AC)

= 22 – (5 + 7) = 22 – 12 = 10 (cm).

Vậy NP = BC = 10 cm.


Câu 10:

Cho ∆ABC = ∆MNP. Biết AB = 7 cm, MP = 10 cm và chu vi của tam giác 24 cm. Tính các cạnh còn lại của mỗi tam giác.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hướng dẫn giải

Ta có ∆ABC = ∆MNP nên AB = MN = 7cm, AC = MP = 10cm, BC = NP (các cạnh tương ứng bằng nhau)

Chu vi tam giác ABC là: AB + AC + BC = 24 (cm).

Nên BC = 24 – (AB + AC)

= 24 – (7 + 10) = 24 – 17 = 7 (cm).

Suy ra NP = BC = 7 cm.

Vậy MN = 7 cm; AC = 10 cm; BC = NP = 7 cm.


Câu 11:

Cho ∆ABC = ∆DEF. Biết rằng AB = 6 cm; AC = 8 cm; EF = 10 cm. Tính chu vi ∆DEF là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hướng dẫn giải

Ta có: ∆ABC = ∆DEF nên AB = DE = 6 cm; AC = DF = 8 cm, BC = EF = 10 cm (các cạnh tương ứng bằng nhau).

Chu vi tam giác DEF là:

 DE + DF + EF = 6 + 8 + 10 = 24 (cm).

Vậy chu vi tam giác DEF là 24 cm.


Câu 12:

Cho ∆ABC = ∆DEF. Biết rằng AB = 5 cm; AC = 12 cm; EF = 13 cm. Tính chu vi ∆DEF là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hướng dẫn giải

Ta có: ∆ABC = ∆DEF nên AB = DE = 5 cm; AC = DF = 12 cm, BC = EF = 13 cm (các cạnh tương ứng bằng nhau).

Chu vi tam giác DEF là:

DE + DF + EF = 5 + 12 + 13 = 30 (cm).


Câu 13:

Cho ∆ABC = ∆DEF. Biết A^+B^  = 130°,E^ = 55°. Tính A^,  C^,  D^,  F^ .


Bắt đầu thi ngay