Thứ năm, 23/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 Bài tập cuối chương 3( Phần 2 ) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Bài tập cuối chương 3( Phần 2 ) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Bài tập cuối chương 3 có đáp án (Vận dụng)

  • 475 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tấm bìa nào sau đây gấp được hình hộp lập phương?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Hình lập phương là hình có 6 mặt.

Quan sát các hình ở từng đáp án ta thấy:

Hình B có tất cả 5 mặt nên không gấp được hình lập phương có 6 mặt. Do đó B sai.

Hình D có tất cả 7 mặt nên không gấp được hình lập phương có 6 mặt. Do đó D sai.

Hình A có hai mặt đáy trên nhưng không có mặt đáy dưới nên A sai.

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 2:

Phải gấp các cạnh nào của hình sau đây với nhau để được một hình lăng trụ đứng tứ giác? Cho biết chiều cao của tứ giác đó.

Media VietJack

Xem đáp án

Hướng dẫn lời giải

Đáp án đúng là: A

Media VietJack

Ta phải gấp các cặp cạnh sau đây với nhau để hình trên trở thành một hình lăng trụ đứng tứ giác: 4 và 5, 3 và 6, 2 và 1, 14 và 7, 12 và 13, 11 và 8, 9 và 10.

Khi đó ta có hình sau:

Media VietJack

Ta có chiều cao của hình lăng trụ đứng này là: 2 cm.

Vậy đáp án đúng là A.


Câu 3:

Phương pháp đơn giản nhất để tạo một hình lăng trụ đứng tam giác từ hình sau là

Media VietJack

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Media VietJack

Phương pháp đơn giản nhất để tạo hình lăng trụ tam giác từ hình trên là:

Bước 1: Cắt theo cạnh CE khi đó ta có hình sau:

Media VietJack

Bước 2: Ghép các cạnh sau với nhau: AK và FG; CB và AB; CE và EF, KI và DE'; DC' và IH; C'E' và HG.

Ta được hình lăng trụ đứng sau:

Media VietJack

Vậy phương pháp đơn giản nhất để tạo một hình lăng trụ đứng tam giác từ hình đã cho là: Cắt theo đoạn thẳng CE.

Tương tự với cạnh BC.

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 4:

Một chiếc tủ lạnh có hai ngăn (một ngăn mát và một ngăn đá) và thể tích ngăn đá bằng một nửa ngăn mát. Biết chiếc tủ lạnh này có dạng hình lăng trụ đứng cao 1,8 m với đáy là hình chữ nhật và có các kích thước 0,5 m, 0,7 m. Thể tích của ngăn mát là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Thể tích của chiếc tủ lạnh đứng này là:

1,8.0,5.0,7 = 0,63 (m3).

Gọi thể tích của ngăn mát là x (x > 0, m3).

Nên thể tích ngăn đá là \(\frac{1}{2}x\) (m3).

Khi đó ta có:

\(x + \frac{1}{2}x = 0,63\) hay \(\frac{3}{2}x = 0,63\)

\(x = 0,63:\frac{3}{2} = 0,42\)(thỏa mãn).

Vậy thể tích của ngăn mát của tủ lạnh là 0,42 m3.


Câu 5:

Một khối kim loại có dạng hình lăng trụ đứng đáy là tam giác vuông có kích thước thước hai cạnh góc vuông là 3 dm; 4 dm, cạnh huyền (cạnh đối diện với góc vuông) là 0,5 m. Người ta khoét một lỗ lăng trụ đứng đáy tam giác vuông hai cạnh góc vuông có kích thước là 1,5 dm; 2 dm; cạnh huyền 2,5 dm. Biết khối kim loại dài 0,45 m (hình vẽ).

Media VietJack

Người ta cần sơn toàn bộ các mặt của khối kim loại. Diện tích bề mặt phải sơn là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đổi 3 dm = 30 cm; 4 dm = 40 cm; 5 dm = 50 cm;

1,5 dm = 15 cm; 2 dm = 20 cm; 2,5 dm = 25 cm;

0,45 m = 45 cm.

Diện tích xung quanh của khối kim loại là:

(30 + 40 + 50).45 = 5 400 (cm2).

Diện tích xung quanh của cái lỗ là:

(20 + 15 + 25).45 = 2 700 (cm2).

Diện tích hai đáy trừ đi diện tích hai cái đáy lỗ là:

\(\frac{1}{2}\).30.40 – \(\frac{1}{2}\).15.20 = 450 (cm2).

Diện tích bề mặt cần sơn là:

5 400 + 2 700 – 450 = 7 650 (cm2) = 0,765 (m2)

Vậy ta chọn đáp án B.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương