Dạng 3: Một số bài toán thực tế liên quan đến dãy tỉ số bằng nhau có đáp án
-
516 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tìm diện tích hình chữ nhật biết rằng tỉ số giữa hai cạnh của nó là và chu vi là 42m.
Gọi x (m) y (m) lần lượt là chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật (0 < x, y < 42)
Chu vi hình chữ nhật là 42 m nên (x + y) . 2 = 42
x + y = 42 : 2 = 21.
Tỉ số giữa hai cạnh là nên ta có hay .
Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta được:
.
Suy ra: x = 3 . 3 = 9 và y = 4 . 3 = 12 (thỏa mãn).
Diện tích hình chữ nhật là:
9 . 12 = 108 (m2).
Vậy diện tích hình chữ nhật 108 m2.
Câu 2:
Số viên bi của ba bạn Minh, Hùng, Dũng tỉ lệ với các số 3; 5; 7. Tính số viên bi của mỗi bạn biết rằng ba bạn có 90 viên bi.
Gọi x (viên bi), y (viên bi), z (viên bi) lần lượt là số viên bi của ba bạn Minh, Hùng, Dũng (x, y, z Î ℕ*; x, y, z < 90).
Số bi của Minh, Hùng, Dũng tỉ lệ với các số 3; 5; 7 nghĩa là .
Vì ba bạn có tất cả 90 viên bi nên x + y + z = 90.
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Suy ra: x = 3 . 6 = 18; y = 5 . 6 = 30; z = 7 . 6 = 42.
Do đó x = 18; y = 30; z = 42.
Vậy số viên bi của Minh, Hùng, Dũng lần lượt là 18 viên bi; 30 viên bi và 42 viên bi.
Câu 3:
Trường THCS Ngôi Sao có ba lớp 7 với tổng số học sinh là 147 em. Biết rằng số học sinh lớp 7A bằng số học sinh lớp 7B và bằng số học sinh lớp 7C. Tính số học sinh mỗi lớp?
Đáp án đúng là: A
Gọi x; y; z (em) lần lượt là số học sinh của ba lớp 7A, 7B. 7C (x; y; z Î ; x, y, z < 147).
Tổng số học sinh ba lớp 7 là 147 em nên x + y + z = 147.
Theo bài ra ta có:
Suy ra: .
Hay .
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. ta được:
Suy ra: x = 18 . 3 = 54; y = 16 . 3 = 48; z = 15 . 3 = 45.
Do đó x = 54; y = 48; z = 45 (thỏa mãn).
Vậy số học sinh lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là 54 em; 48 em và 45 em.
Câu 4:
Ba nhà đầu tư góp vốn để mở một công ty theo tỉ lệ 2 : 3 : 4. Cuối năm, số tiền lợi nhuận công ty dự kiến trả cho các nhà đầu tư là 72 triệu đồng, chia theo tỉ lệ góp vốn. Tính số tiền lợi nhuận mỗi nhà đầu tư nhận được lần lượt là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: D
Gọi x, y và z (triệu đồng) lần lượt là số tiền lợi nhuận mỗi nhà đầu tư nhận được.
Số tiền lợi nhuận công ty dự kiến trả cho các nhà đầu tư là 72 triệu đồng nên:
x + y + z = 72.
Theo đề bài, ta có: .
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:
.
Suy ra: x = 2 . 8 = 16; y = 3 . 8 = 24; z = 4 . 8 = 36.
Do đó x = 16; y = 24; z = 36 (thỏa mãn).
Vậy số tiền lợi nhuận mỗi nhà đầu tư nhận được là: 16 triệu đồng, 24 triệu đồng và 32 triệu đồng.
Câu 5:
Trong tháng 5 vừa qua, tỉ số sản phẩm làm được của An và Bình trong một phân xưởng là 0,95. Hỏi An và Bình lần lượt làm được bao nhiêu sản phẩm, biết rằng An làm nhiều hơn Bình là 10 sản phẩm?
Đáp án đúng là: C
Gọi x, y (sản phẩm) lần lượt là số sản phẩm của An và Bình làm được (x, y Î ℕ*).
Tỉ số sản phẩm làm được của An và Bình là 0,95 nên:
hay .
Do đó .
Vì An làm nhiều hơn Bình là 10 sản phẩm nên: y − x = 10.
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:
.
Suy ra: x = 19 . 10 = 190; y = 20 . 10 = 200.
Do đó x = 190; y = 200 (thỏa mãn).
Vậy số sản phẩm An và Bình làm được lần lượt là: 190 sản phẩm và 200 sản phẩm.
Câu 6:
Ba lớp 7A, 7B và 7C được giao nhiệm vụ trồng 120 cây để phủ xanh đổi trọc. Tính số cây trồng được của mỗi lớp, biết số cây trồng được của ba lớp 7A, 7B và 7C tỉ lệ với 7; 8; 9.
Đáp án đúng là: D
Gọi x, y và z (cây) lần lượt là cây trồng được của lớp 7A, 7B và 7C (x, y, z Î ℕ*; x, y, z < 120).
Ba lớp 7A, 7B và 7C được giao nhiệm vụ trồng 120 cây nên x + y + z = 120.
Số cây trồng được của ba lớp 7A, 7B và 7C tỉ lệ với 7; 8; 9 nên: .
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
Suy ra: x = 7 . 5 = 35; y = 8 . 5 = 40; z = 9 . 5 = 45.
Do đó x = 35; y = 40; z = 45 (thỏa mãn).
Vậy số cây lớp 7A, 7B, 7C trồng được lần lượt là: 35 cây, 40 cây và 45 cây.
Vậy chọn D.
Câu 7:
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ có bốn khối 6, 7, 8, 9 và tổng số học sinh toàn trường là 660 em. Tính số học sinh của mỗi khối lớp, biết rằng số học sinh khối 6, 7, 8, 9 theo thứ tự tỉ lệ với các số 3; 3,5; 4,5; 4.
Đáp án đúng là: B
Gọi số học sinh của các khối lớp 6, 7, 8, 9 lần lượt là x, y, z, t (em).
Vì tổng số học sinh của trường là 660 em nên ta có x + y + z + t = 660.
Từ đầu bài và áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Từ đó, ta có:
x = 44 . 3 = 132; y = 44 . 3,5 = 154; z = 44 . 4,5 = 198; t = 44 . 4 = 176.
Vậy số học sinh của các khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là 132, 154, 198, 176 em.
Câu 8:
Ba học sinh A, B, C có số điểm 10 tỉ lệ với các số 2; 3; 4. Biết rằng tổng số điểm 10 của A và C lớn hơn B là 6 điểm 10. Hỏi mỗi em có bao nhiêu điểm 10?
Đáp án đúng là: D
Gọi a, b, c (điểm 10) lần lượt là số điểm 10 của ba học sinh A, B, C (a, b, c Î ℕ*)
Tổng số điểm 10 của A và C lớn hơn B là 6 điểm 10 nên a + c – b = 6.
Ba học sinh A, B, C có số điểm 10 tỉ lệ với các số 2; 3; 4 nên ta có:
.
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:
Suy ra: a = 2 . 2 = 4; b = 3 . 2 = 6; c = 4 . 2 = 8.
Do đó a = 4; b = 6; c = 8 (thỏa mãn).
Vậy bạn A có 4 điểm 10; bạn B có 6 điểm 10; bạn C có 8 điểm 10.
Câu 9:
Đáp án đúng là: A
Gọi a, b lần lượt là số tiền lãi của các chi nhánh A, B và c là số tiền lỗ của chi nhánh C (a, b, c > 0).
Số tiền lãi, lỗ của ba chi nhánh tỉ lệ với các số 3; 4; 2 nên: .
Theo đề bài, ta có: a + b – c = 500.
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta được:
Suy ra: a = 3 . 100 = 300; b = 4 . 100 = 400; c = 2 . 100 = 200.
Do đó a = 300; b = 400; c = 200 (thỏa mãn).
Vậy chi nhánh A lãi 300 triệu, chi nhánh B lãi 500 triệu, chi nhánh C lỗ 200 triệu.
Câu 10:
Tính độ dài các cạnh của một tam giác biết độ dài các cạnh của tam giác tỉ lệ với các số 2; 4; 5 và chu vi tam giác là 33 cm?
Đáp án đúng là: B
Gọi độ dài các cạnh của tam giác lần lượt là x, y, z (cm).
Chu vi tam giác là 33cm nên: x + y + z = 33
Độ dài các cạnh của tam giác tỉ lệ với các số 2; 4; 5 nên: .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
Suy ra: x = 2 . 3 = 6; y = 4 . 3 = 12; z = 5 . 3 =15.
Do đó x = 6; y = 12; z =15 (thỏa mãn).
Vậy độ dài các cạnh của tam giác lần lượt là 6cm; 12cm và 15cm.
Chọn đáp án B.
Câu 11:
Hai lớp 6A và 6B đi lao động trồng cây. Biết rằng tỉ số giữa số cây trồng được của lớp 6A và lớp 6B là 0,875 và lớp 6B trồng nhiều hơn lớp 6A là 23 cây. Tính số cây mỗi lớp đã trồng?
Đáp án đúng là: D
Gọi x, y (cây) lần lượt là số cây lớp 6A và 6B trồng được (x, y Î ℕ*).
Lớp 6B trồng nhiều hơn lớp 6A là 23 cây nên y – x = 23.
Tỉ số giữa số cây trồng được của lớp 6A và lớp 6B là 0,875 nên:
x : y = 0,875 = 7 : 8.
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
Suy ra: x = 7 . 23 = 161; y = 8 . 23 = 184.
Do đó x = 161; y = 184 (thỏa mãn).
Vậy số cây lớp 6A và lớp 6B lần lượt trồng được 161 cây và 184 cây.
Chọn đáp án D.
Câu 12:
Số viên bi của ba bạn Tít, Mít, Mon tỉ lệ với các số 3; 5; 7. Tính số viên bi của mỗi bạn biết rằng ba bạn có tất cả 45 viên bi?
Đáp án đúng là: C
Gọi x, y, z (viên bi) lần lượt là số viên bi của Tít, Mít, Mon (0 < x, y, z < 45).
Ba bạn có tất cả 45 viên bi nên x + y + z = 45.
Số viên bi của ba bạn Tít, Mít, Mon tỉ lệ với các số 3; 5; 7 nên: .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
Suy ra: x = 3 . 3 = 9; y = 5 . 3 = 15; z = 7 . 3 = 21.
Do đó x = 9; y = 15; z = 21 (thỏa mãn).
Vậy số viên bi của ba bạn Tít, Mít, Mon lần lượt là 9 viên bi; 15 viên bi và 21 viên bi.
Chọn đáp án C.