Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 1. Làm quen với biến cố ngẫu nhiên có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 1. Làm quen với biến cố ngẫu nhiên có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 1. Làm quen với biến cố ngẫu nhiên có đáp án (Vận dụng)

  • 632 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một đại lý bán nước ngọt thống kê lại số thùng nước ngọt các loại mà đại lý đó bán được trong 6 tháng đầu năm. Kết quả được biểu diễn ở biểu đồ sau:

Media VietJack

Chọn ngẫu nhiên 1 tháng trong 6 tháng đầu năm để xem kết quả bán được. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

⦁ Biến cố D là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước kết quả của nó. Chẳng hạn, nếu tháng được chọn là tháng 1 thì biến cố D xảy ra; còn nếu tháng được chọn là tháng 2 thì biến cố D không xảy ra.

⦁ Biến cố E là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước kết quả của nó. Chẳng hạn, nếu tháng được chọn là tháng 4 thì biến cố E xảy ra; còn nếu tháng được chọn là tháng 5 thì biến cố E không xảy ra.

⦁ Biến cố F là biến cố chắc chắc vì số lượng thùng nước ngọt bán được mỗi tháng luôn luôn nhỏ hơn 300 thùng.

⦁ Biến cố G là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước kết quả của nó. Chẳng hạn, nếu tháng được chọn là tháng 3 thì biến cố G xảy ra; còn nếu tháng được chọn là tháng 6 thì biến cố G không xảy ra.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 2:

Một chiếc hộp kín có chứa 200 quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau, và được ghi lần lượt các số 0; 1; 2; 3; …; 198; 199. Lấy ra ngẫu nhiên một quả bóng từ hộp. Có bao nhiêu kết quả làm cho biến cố A: “Số ghi trên quả bóng được lấy ra chia 3 dư 2” xảy ra?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong các số 0; 1; 2; 3; …; 198; 199, các số chia 3 dư 2 là: 2; 5; 8; …; 194; 197.

Số các số chia 3 dư 2 ở trên là: 19723+1=66.

Vậy có 66 kết quả làm cho biến cố A: “Số ghi trên quả bóng được lấy ra chia 3 dư 2” xảy ra.


Câu 3:

Một gói bánh có giá 15 000 đồng, một gói kẹo có giá 8 000 đồng. Bạn Bình mua một vài gói bánh và một vài gói kẹo. Cho biến cố S: “Số tiền Bình mua bánh và kẹo là 56 000 đồng”. Khi đó biến cố S là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Theo đề, ta có Bình mua một vài gói bánh và một vài gói kẹo nên số lượng gói bánh và số lượng gói kẹo mà Bình mua đều lớn hơn hoặc bằng 1.

Ta thấy số tiền Bình mua bánh và kẹo là 56 000 đồng, đây là số tiền chẵn.

Mà giá tiền một gói kẹo (8 000 đồng) cũng là số chẵn.

Do đó số tiền mà Bình mua bánh là số chẵn, nhưng do giá một gói bánh (15 000 đồng) là số lẻ nên Bình đã mua số gói bánh là số chẵn (2 gói, hoặc 4 gói, …).

Nếu Bình mua 2 gói bánh và 1 gói kẹo thì số tiền Bình phải trả là:

2 . 15 000 + 8 000 = 38 000 ≠ 56 000 (đồng)

Nếu Bình mua 2 gói bánh và 2 gói kẹo thì số tiền Bình phải trả là:

2 . 15 000 + 2 . 8 000 = 46 000 ≠ 56 000 (đồng)

Nếu Bình mua 2 gói bánh và 3 gói kẹo thì số tiền Bình phải trả là:

2 . 15 000 + 3 . 8 000 = 54 000 ≠ 56 000 (đồng)

Nếu Bình mua 4 gói bánh và 1 gói kẹo thì số tiền Bình phải trả là:

4 . 15 000 + 8 000 = 68 000 ≠ 56 000 (đồng)

Ta thấy không có số lượng gói bánh và số lượng gói kẹo nào có số tiền tổng cộng là 56 000 đồng. Do đó biến cố S là biến cố không thể.

Vậy ta chọn phương án B.


Bắt đầu thi ngay