Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Bài 13. Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác (Phần 2) có đáp án
Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Bài 13. Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác (Thông dụng) có đáp án
-
812 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình bên.
Để ∆ABC = ∆DCB theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh thì cần thêm điều kiện:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Xét ∆ABC và ∆DCB, có:
BC là cạnh chung.
AB = DC (giả thiết)
Do đó để ∆ABC = ∆DCB theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh thì cần thêm điều kiện về cạnh là AC = DB.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 2:
Cho ∆ABC và ∆DEF có AB = DF, AC = DE và BC = FE. Khẳng định nào sau đây đúng?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Xét ∆ABC và ∆DFE, có:
AB = DF (giả thiết)
AC = DE (giả thiết)
BC = FE (giả thiết)
Do đó ∆ABC = ∆DFE (c.c.c)
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 3:
Cho ∆ABC và ∆MNP bằng nhau. Biết số đo các góc như hình vẽ sau:
Số đo của bằng:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
∆ABC có: (định lí tổng ba góc trong một tam giác)
Suy ra .
Ta có ∆ABC = ∆MNP (giả thiết)
Suy ra (cặp góc tương ứng)
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 4:
Cho hình vẽ bên.
Kết luận nào sau đây đúng?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Xét ∆ABD và ∆CDB, có:
BD là cạnh chung.
AB = CD (giả thiết)
AD = CB (giả thiết)
Do đó ∆ABD = ∆CDB (c.c.c)
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 5:
Cho ∆ABC có M là trung điểm BC, N là một điểm nằm bên trong ∆ABC sao cho NB = NC. Kết luận nào sau đây đúng?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Xét ∆NMB và ∆NMC, có:
NB = NC (giả thiết)
MB = MC (M là trung điểm BC)
NM là cạnh chung.
Do đó ∆NMB = ∆NMC (c.c.c)
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 6:
Cho hình bên.
Số đo của bằng:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Xét ∆ADB và ∆ADC, có:
AD là cạnh chung.
AB = AC (giả thiết)
DB = DC (giả thiết)
Do đó ∆ADB = ∆ADC (c.c.c)
Suy ra (cặp góc tương ứng)
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 7:
Cho ∆ABC có AB = AC. Gọi D, E là hai điểm thuộc cạnh BC sao cho BD = DE = EC. Biết AD = AE. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
⦁ Ta có BD = EC (giả thiết)
Suy ra BD + DE = DE + EC.
Khi đó BE = CD.
Vì vậy phương án A đúng.
⦁ Xét ∆ABE và ∆ACD, có:
AB = AC (giả thiết)
AD = AE (giả thiết)
BE = CD (chứng minh trên)
Do đó ∆ABE = ∆ACD (c.c.c)
Vì vậy phương án B đúng.
⦁ Ta có ∆ABE = ∆ACD (chứng minh trên)
Suy ra (cặp góc tương ứng)
Do đó phương án C đúng.
Vậy ta chọn phương án D.