Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Ôn tập cuối chương 8 có đáp án (Phần 2) (Vận dụng)
-
630 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một thùng kín có 30 quả bóng cùng kích thước, một số quả có màu trắng và một số quả có màu đen. Tú lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong thùng. Biết rằng biến cố “Tú chọn được quả bóng màu trắng” và biến cố “Tú chọn được quả bóng màu đen” là đồng khả năng. Hỏi trong thùng chứa bao nhiêu quả bóng màu đen?
Đáp án đúng là B
Do hai biến cố “Tú chọn được quả bóng màu trắng” và biến cố “Tú chọn được quả bóng màu đen” là đồng khả năng nên số quá bóng màu trắng bằng số quả bóng màu đen, mà tổng là 30 quả nên số quả bóng đen là 30 : 2 = 15 (quả).
Vậy chọn đáp án B.
Câu 2:
Một chuyến xe khách có 28 hành khách nam và 31 hành khách nữ. Đến một bến xe có một hành khách nữ xuống xe. Biết rằng xác suất để chọn được hành khách nữ là . Hỏi có bao nhiêu khách nữ đã xuống xe?
Đáp án đúng là: A
Gọi số hành khách nữ xuống xe là n (người)
Khi đó trên xe còn 31 – n hành khách nữ và 28 hành khách nam.
Xác suất để để chọn được hành khách nữ là nên số hành khách nữ còn lại trên xe bằng số hành khách nam.
Do đó 31 – n = 28 ⇔ n = 31 – 28 = 3 (người).
Vậy có 3 hành khách nữ xuống xe.
Câu 3:
Một hộp có 43 chiếc thẻ cùng loại mỗi thẻ được ghi các số 1, 2, …, 43; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có tổng các chữ số bằng 5”?
Đáp án đúng là: C
Trong các số từ 1 đến 43 có các số có tổng bằng 5 là: 5; 14; 23; 32; 41.
Vậy có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có tổng các chữ số bằng 5”.
Câu 4:
Cuối tuần, Tuấn được bố mẹ cho phép đến nhà Thơ chơi nhưng con đường Thơ thường đi đang sửa chữa nên Tuấn phải đi đường khác. Giữa đường có 4 ngã rẽ, nhưng chỉ có hai ngã rẽ đến nhà Thơ, Tuấn không nhớ cần rẽ ngã nào. Có mấy kết quả có thể khi Tuấn chọn ngã rẽ? Xác suất Tuấn đến được nhà của Thơ là:
Đáp án đúng là: B
Xét hai biến cố sau:
A1: “Tuấn không đến được nhà Thơ”;
A2: “Tuấn đến được nhà Thơ”.
Vì có hai ngã rẽ đến được nhà Thơ nên có 2 kết quả có thể khi Tuấn chọn ngã rẽ.
Khả năng xảy ra hai biến cố A1 và A2 là như nhau nên xác suất xảy ra mỗi biến cố bằng nhau và bằng .
Câu 5:
Khương tham gia chơi bốc thăm trúng thưởng. Ban tổ chức phát cho mỗi người chơi 1 số từ 1 đến 100. Chủ tọa bốc ngẫu nhiên 1 quả bóng có đánh số. Con số được chọn thuộc về ai thì người đó đạt được phần thưởng. Xác suất Khương trúng thưởng là:
Đáp án đúng là: C
Ta thấy có 100 biến cố đồng khả năng ( tương ứng với việc chủ trò chọn được 1 số trong 100 số từ 1 đến 100) và luôn xảy ra 1 trong 100 biến cố này.
Vậy xác suất chủ trò chọn được con số Khương đang giữ là , tức là xác suất Khương trúng thưởng là: .