IMG-LOGO

20 đề thi thử thpt quốc gia môn Vật lí cực hay có lời giải mới nhất (Đề số 3)

  • 2622 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vật dao động tắt dần có:

Xem đáp án

ü Đáp án A

+ Vật dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian


Câu 2:

Xét dao động điều hòa của con lắc đơn tại một điểm trên mặt đất. Khi con lắc đơn đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

Xem đáp án

ü Đáp án C

+ Khi con lắc đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì độ lớn của lực phục hồi giảm


Câu 3:

Hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1=A1cosωt  cm và x2=-A2cosωt cm. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

ü Đáp án A

+ Hai dao động này ngược pha nhau


Câu 4:

Một chất điểm có khối lượng m, dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc ω. Cơ năng dao động của chất điểm là:

Xem đáp án

ü Đáp án C

+ Cơ năng của dao động được xác định bằng biểu thức E = 0,5mω2A2.


Câu 6:

Tốc độ lan truyền sóng trong một môi trường phụ thuộc vào

Xem đáp án

ü Đáp án B

+ Tốc độ lan truyền sóng trong một môi trường phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền sóng.


Câu 9:

Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A. Quãng đường mà chất điểm đi được trong một chu kì là

Xem đáp án

ü Đáp án B

+ Quãng đường mà chất điểm đi được trong một chu kì là 4A


Câu 11:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang. Nếu biên đô dao động của con lắc tăng lên gấp đôi thì tần số dao động của con lắc:

Xem đáp án

ü Đáp án B

+ Tần số dao động của con lắc không phụ thuộc vào biên độ, do vậy khi tăng biên độ lên gấp đôi thì tần số dao động của con lắc vẫn không đổi


Câu 12:

Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là:

Xem đáp án

ü Đáp án B

+ Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha gọi là bước sóng.


Câu 13:

Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây với vận tốc v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là:

Xem đáp án

ü Đáp án B

+ Hệ thức liên hệ giữa vận tốc truyền sóng v, bước sóng λ và tần số sóng f là v = λf


Câu 14:

Tại một nơi chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với

Xem đáp án

ü Đáp án A

+ Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với căn bậc hai chiều dài con lắc


Câu 15:

Dao động cưỡng bức có tần số:

Xem đáp án

ü Đáp án B

+ Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số dao động của lực cưỡng bức


Câu 18:

Cho hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt x1 = 2cos(ωt) cm, x2 = 4cos(ωt + π) cm. Ở thời điểm bất kì, ta luôn có:

Xem đáp án

ü Đáp án D

+ Với hai đại lượng ngược pha, ta luôn có 

x1x2=v1v2=-A1A2=-12


Câu 20:

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + 0,5π). Mốc thời gian được chọn là lúc chất điểm:

Xem đáp án

ü Đáp án D

+ Mốc thời gian được chọn là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm


Câu 21:

Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với bước sóng 4 cm. Quãng đường mà sóng truyền đi được trong 5 chu kì là:

Xem đáp án

ü Đáp án A

+ Quãng đường mà sóng truyền đi được trong 5 chu kì là S = 5λ = 20 cm


Câu 23:

Li độ và vận tốc của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào thời gian theo phương trình lần lượt là x=Acosωt+φ1  và v=ωAcosωt+φ2  . Hệ thức liên hệ giữa φ1 và φ2 là:

Xem đáp án

ü Đáp án C

+ Vận tốc biến thiên sớm pha hơn so với li độ một góc 0,5π → φ2 – φ1 = 0,5π


Câu 25:

Vận tốc của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào thời gian theo đồ thị như hình vẽ. Mốc thời gian được chọn là lúc chất điểm

Xem đáp án

ü Đáp án D

+ Gốc thời gian được chọn là lúc vận tốc của vật bằng 0 và chuyển động theo chiều âm → vật đang ở biên dương


Câu 26:

Một con lắc đơn dao động điều hòa tại nơi có g = 9,8 m/s2. Biết khối lượng của quả nặng m = 500 g, sức căng dây treo khi con lắc ở vị trí biên là 1,96 N. Lực căng dây treo khi con lắc đi qua vị trí cân bằng là:

Xem đáp án

ü Đáp án B

Lực căng dây tại biên và lực căng dây tại vị trí cân bằng tương ứng với lực căng dây cực tiểu và cực đại

+ Ta có Tmin=mgcosα0Tmax=mg3-2cosα0Tmax=10,78N


Câu 27:

Một sóng cơ lan truyền từ M đến N với bước sóng 12 cm. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền và bằng 4 mm. Biết vị trí cân bằng của M và N cách nhau 9 cm. Tại thời điểm t, phần tử vật chất tại M có li độ 2 mm và đang tăng thì phần tử vật chất tại N có:

Xem đáp án

ü Đáp án D

+ Độ lệch pha giữa hai dao động

ΔφMN=2πΔxMNλ=1,5π rad

+ Tại thời điểm t, M đang có li độ u = 2 mm và đang tăng. Biểu diễn vị trí này trên đường tròn.

Từ hình vẽ ta thấy rằng N có li độ uN=-23 mm và đang tăng.


Câu 29:

Một con lắc đơn có chiều dài 20 cm dao động với biên độ góc 60  tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí có li độ góc 30 theo chiều âm. Phương trình dao động của con lắc là:

Xem đáp án

ü Đáp án C

+ Tần số góc của dao động ω=gl=7rad/s

Gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí có li độ α = 30 = 0,5α0 theo chiều âm φ0=π3

Vậy phương trình dao động của vật là α=π30cos7t+π3 rad


Câu 30:

Một con lắc đơn dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 1%. Phần năng lượng của con lắc mất đi sau một dao động toàn phần là:

Xem đáp án

ü Đáp án B

+ Phần năng lượng mà con lắc mất đi

ΔEE=E0-E1E0=1-A1A02=1-A0-ΔAA02=1-1-ΔAA2=0,0199


Câu 31:

Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 8 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất chất điểm đi từ li độ 4 cm đến li độ  cm là 0,1 s. Quãng đường lớn nhất mà chất điểm đi được trong 1 s là:

Xem đáp án

ü Đáp án D

+ Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ + 4 cm đến vị trí có li độ -4 cm là Δt=T6T=0,6 s

Quãng đường lớn nhất vật đi được trong 1 s là:

Smax=ST+ST2+SΔt=0,1=4A+2A+2AsinωΔt2=7A=56 cm


Câu 32:

Cho hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1=10cosωt  cm và x2=8cosωt-π2 cm. Tại thời điểm t, dao động thứ nhất có li độ 53  cm và chuyển động nhanh dần. Khi đó dao động thứ hai:

Xem đáp án

ü Đáp án C

+ Tại thời điểm x1=32A1=53 cm và đang chuyển động nhanh dần (chuyển động theo chiều âm) dao động thứ hai chậm pha hơn 0,5π sẽ chuyển động chậm dần (ra biên) tại li độ x = 0,5A2 = 4 cm


Câu 34:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Chọn trục tọa độ có phương thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc O ở vị trí cân bằng. Kích thích cho vật nặng của con lắc dao động điều hòa theo phương trình x=2cos10πt-0,5π (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lấy g = π2 = 10 m/s2. Thời điểm vật qua vị trí lò xo không biến dạng lần đầu tiên là

Xem đáp án

ü Đáp án D

+ Độ biến dạng của lò xo tại vị trí cân bằng

Δl0=g2ω2=1cm

Tại thời điểm t = 0 vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Thời điểm lò xo không biến dạng lần đầu tiên ứng với li độ x=-Δl0=-1cm

+ Biểu diễn các vị trí trên hình vẽ, ta được:

Δt=5T8=18s


Câu 35:

Động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào li độ theo đồ thi như hình vẽ. Biên độ dao động của vật là:

Xem đáp án

ü Đáp án C

+ Ta thấy động năng của vật bằng thế năng ứng với các vị trí li độ lần lượt là

xd=-3xt=4cm

Ed=EtA2-xd2=xt2A=xd2+xt2=5 cm


Câu 36:

Sóng ngang có tần số f truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài, với tốc độ 3 m/s. Xét hai điểm M và N nằm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng x. Đồ thị biểu diễn li độ sóng của M và N cùng theo thời gian t như hình vẽ. Biết t1 = 0,05 s. Tại thời điểm t2, khoảng cách giữa hai phần tử chất lỏng tại M và N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

ü Đáp án A

+ Phương trình dao động của hai phần tử M, N là :

uN=4cosωtuM=4cosωt-π3cm

Ta thấy rằng khoảng thời gian

Δt1=34T=0,05T=115sω=30π rad/s

Độ lệch pha giữa hai sóng: 

Δφ=π3=2πxλx=λ6=vT6=103cm

Thời điểm t2=T+512T=17180s khi đó điểm M đang có li độ băng 0 và li độ của điểm N là

uN=4cosωt=4cos30π17180=-23cm

Khoảng cách giữa hai phần tử MN:

d=x2+Δu2=1032+-232=4133cm


Câu 37:

Con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 400 g được gắn vào lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Từ vị trí cân bằng người ta kéo vật ra một đoạn 8 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Kể từ lúc thả, sau đúng 7π30  s thì đột  nhiên

Xem đáp án

ü Đáp án D

+ Chu kì dao động của con lắc

T=2πmk=π5sω=10 rad/s

+ Ban đầu vật ở vị trí biên dương, sau khoảng thời gian Δt tương ứng với góc quét Δφ=ωΔt=2π+π3,vật đi đến vị trí được biểu diễn như hình vẽ

Tại vị trí nàyv=32vmaxx=12AEd=34EEt=14E

+ Ta giữ điểm chính giữa của lò xo lại thì động năng của vật không đổi, thế năng giảm một nửa đồng thời độ cứng của lò xo mới tăng gấp đôi:

Cơ năng lúc sau E'=122kA'2=34E+18E=7812kA2A'=27 cm


Câu 38:

Con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ tích điện q và sợi dây không co giãn, không dẫn điện. Khi chưa có điện trường con lắc dao động điều hòa với chu kì 2 s. Sau đó treo con lắc vào điện trường đều, có phương thẳng đứng thì con lắc dao động điều hòa với chu kì 4 s. Khi treo con lắc trong điện trường có cường độ điện trường như trên và có phương ngang thì chu kì dao động điều hòa của con lắc bằng:

Xem đáp án

ü Đáp án D

+ Chu kì của con lắc khi có điện trường thẳng đứng tăng → gia tốc mà lực điện gây ra thêm cho quả cầu có chiều thẳng đứng hướng lên trên. Ta có:

T=2πlgT'=2πlg-aT'T2=gg-a4=gg-aa=0,75g

+ Chu kì dao động của con lắc  khi điện trường nằm ngang:

T''=gg2+a2T=1,79


Câu 39:

Cho ba dao động điều hòa cùng phương cùng tần số, có phương trình lần lượt là x1=2acosωt  cm, x2=A2cosωt+φ2  cm, x3=acosωt+π  cm. Gọi x12=x1+x2 ; x23=x2+x3 . Biết đồ thị sự phụ thuộc của x12x23 vào thời gian như hình vẽ. Giá trị của φ2 là:

Xem đáp án

ü Đáp án C

+ Từ đồ thị ta thấy rằng A12=2A23

Do đó: 2a2+A22+22aA2cosφ2=4a2+A22+2aA2cosφ2-π

Ta chú ý rằng 

cosφ2-π=-cosφ2

Biến đổi toán học ta tìm được

cosφ2=-0,5φ2=2π3 rad


Câu 40:

Ba vật nhỏ có khối lượng lần lượt là m1, m2m3 với g được treo vào ba lò xo lí tưởng có độ cứng lần lượt k1, k2k3 với N/m. Tại vị trí cân bằng ba vật cùng nằm trên một đường thẳng nằm ngang cách đều nhau (O1O2 = O2O3) như hình vẽ. Kích thích đồng thời cho ba vật dao động điều hòa theo các cách khác nhau. Từ vị trí cân bằng truyền cho vật m1 vận tốc 60 cm/s hướng thẳng đứng lên trên; m2 được thả nhẹ nhàng từ một điểm phía dưới vị trí cân bằng, cách vị trí cân bằng một đoạn 1,5 cm. Chọn trục Ox hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc O tại vị trí cân bằng, gốc thời gian (t = 0) lúc vật bắt đầu dao động. Viết phương trình dao động của vật m3 để trong suốt quá trình dao động ba vật luôn nằm trên một đường thẳng:

Xem đáp án

ü Đáp án A

+ Tần số góc dao động của ba con lắc

ω=km=20 rad/s

+ Biên độ của các dao động

A1=v0ω=3A2=1,5cm

Tại thời điểm t = 0 để ba dao động này thẳng hàng thì tanα=x2O1O2=x3O1O2x3=2x1=3cm

→ dễ thấy rằng chỉ có A và B là phù hợp.

+ Tương tự như vậy, sau khoảng thời gian 0,25T, m1 đến biên, m2 trở vè vị trí cân bằng. Để ba vật thẳng hàng thì

tanα=x1O1O2=x3O2O3x3=3 cm

Tại thời điểm t = 0 vật có li độ x3 = 3 cm sau đó 0,25T vật vẫn có li độ x3 = 3 cm → tại t = 0 vật chuyển động theo chiều dương → φ0 = 0,25π.

Vậy x=32cos20t-π4 cm


Bắt đầu thi ngay