Chủ nhật, 19/05/2024
IMG-LOGO

20 đề thi thử thpt quốc gia môn Vật lí cực hay có lời giải mới nhất (Đề số 11)

  • 2502 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là:

Xem đáp án

Đáp án A

+ Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng, dao động cùng pha nhau gọi là một bước sóng.


Câu 4:

Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ I. Biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức:

Xem đáp án

Đáp án A

+ Mức cường độ âm tại vị trí có cường độ âm I được xác định bằng biểu thức

L=10logII0.


Câu 6:

Trên một sợi dây dài 0,9 m có sóng dừng. Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200 Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Điều kiện để có sóng dừng với hai đầu cố định l=nv2f với n là số bó hoặc bụng sóng

-> Trên dây có 10 nút sóng ->n=9->v=2lf9=2.0,9.2009=40m/s


Câu 8:

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách ngắn nhất giữa hai nút sóng bằng

Xem đáp án

Đáp án A

+ Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách ngắn nhất giữa hai nút sóng là một nửa bước sóng


Câu 10:

Số đo của vôn kể và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Số chỉ của von kế và ampe kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều


Câu 11:

Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Dòng điện trong mạch chỉ chứa điện trở thuần luôn cùng tần số và cùng pha với điện áp hai đầu mạch


Câu 12:

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = cos8πt cm, tần số dao động của vật là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Từ phương trình dao động, ta có ω=8π rad/sf=4Hz


Câu 13:

Một con lắc lò xo có độ cứng 40 N/m dao động điều hòa với chu kì 0,1 s. Lấy π2 = 10. Khối lượng vật nhỏ của con lắc là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Chu kì của con lắc lò xo T=2πmk0,1=2πm40m=10,0g.


Câu 14:

Tại thời điểm t, điện áp u = 2002cos(100πt – π/2) (trong đó u tính bằng V, t tính bằng s) có giá trị 100 V đang giảm. Sau thời điểm đó 1/300 s, điện áp này có giá trị là:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Biểu diễn dao động của điện áp trên đường tròn

Tại t=0,u=U02=1002 và đang giảm.

 

+ Khoảng thời gian Δt tương ứng với góc quét 

Δφ=ωΔt=100π.1300=π3rad.

-> Từ hình vẽ ta thấy u=-1002V.


Câu 16:

Cường độ dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2cos100πt A. Pha ban đầu của dòng điện là:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Pha của dòng điện φ=100πt, tại thời điểm ban đầu t=0φ0=0.


Câu 17:

Đặt điện áp u = 2002cos100πt V vào hai đầu một điện trở thuần 100 Ω. Công suất tiêu thụ của điện trở bằng:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Công suất tiêu thụ trên điện trở P=U2R=2002100=400W.


Câu 18:

Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

+ Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức -> D sai


Câu 20:

Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 5 cm, chu kì 2 s. Tại thời điểm t = 0, vật đi qua vị trí cân bằng O theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Ta có A=5cmT=2sω=πrad/s

Tại t=0, vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương φ0=-0,5π

x=5cosπt-π2cm.


Câu 21:

Cường độ dòng điện i=22cos100πt A có giá trị hiệu dụng bằng:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Từ phương trình dòng điện, ta có I0=22AI=I02=222=2A.


Câu 22:

Sóng siêu âm:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Sóng âm không truyền được trong chân không


Câu 24:

Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động:

Xem đáp án

Đáp án A

+ Để có giao thoa sóng cơ, hai nguồn phải cùng pha, cùng phương dao động và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.


Câu 25:

Cường độ dòng điện luôn luôn trễ pha 0,5π so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch khi:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Cường độ dòng điện trễ pha 0,5π so với điện áp hai đầu mạch khi đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần L


Câu 26:

Cho dòng điện có cường độ i=52cos100πt (i tính bằng A, t tính bằng s) chạy qua một đoạn mạch chỉ có tụ điện. Tụ điện có điện dung 250/π μF. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện bằng:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Dung kháng của tụ điện ZC=1Cω=1250π.10-6.100π=40Ω.

-> Điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện  UC=IZC=5.40=200V.


Câu 27:

Hai âm có cùng độ cao là hai âm có cùng

Xem đáp án

Đáp án A

+ Hai âm có cùng độ cao là hai âm có cùng tần số.


Câu 28:

Từ thông qua một vòng dây dẫn là Φ=2.10-3πcos100πt+π4 Wb. Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Ta có e=-dΦdt=2sin100πt+π4B.


Câu 29:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Nếu biên độ dao động tăng gấp đôi và không thay đổi độ cứng và khối lượng thì tần số dao động điều hòa của con lắc:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Tần số dao động của con lắc không phụ thuộc vào biên độ -> f không đổi khi A thay đổi


Câu 30:

Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do lực cản môi trường


Câu 33:

Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(100πt + π/3) V vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/2π H. Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 1002V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2 A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Dung kháng của cuộn dây ZL=Lω=12π.100π=50Ω.

+ Với đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần thì cường độ dòng điện luôn trễ pha 0,5π so với điện áp hai đầu mạch.

-> Ta có hệ thức độc lập thời gian:

uU02+iI02=1uZLI02+iI02=1I0=uZL2+i2=1002502+22=23A.

i=23cos100πt+π3-π2=23cos100πt-π6A.


Câu 34:

Hai dao động điều hòa cùng tần số có phương trình lần lượt là x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2cos(ωt + φ2) Gọi x(+)= x1+x2 và x(-)=x1-x2. Biết rằng biên độ dao động củax(+) gấp 3 lần biên độ dao động của x(-). Độ lệch pha cực đại giữa x1 và x2 gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

+ Biên độ dao động của x+ x- lần lượt là:

A+=A12+A22+2A1A2cosΔφA-=A12+A22-2A1A2cosΔφA12+A22+2A1A2cosΔφ=9A12+A22+2A1A2cosΔφ

 + Biến đổi toán học để thu được biểu thức của cosΔφcosΔφ=0,4A12+A22A1A2.

Ta luôn có tổng hai số

A12+A222A12A22=2A1A2cosΔφ0,8Δφ36,9°

Δφmax=36,9°


Câu 35:

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục tọa độ nằm ngang Ox với chu kì T, vị trí cân bằng và mốc thế năng ở gốc tọa độ. Tính từ lúc vật có li độ lớn nhất, thời điểm đầu tiên mà động năng và thế năng của vật bằng nhau là:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Động năng bằng thế năng tại các vị trí x=±22A.

Tại t=0 vật ở vị trí có li độ lớn nhất x=±A.

Thời điểm gần nhất vật có động năng bằng thế năng ứng với x=22AΔt=T8.


Câu 38:

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì tốc độ của nó là 20 cm/s. Khi chất điểm có tốc độ là 10 cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn là 403 cm/s2. Biên độ dao động của chất điểm là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Tốc độ của vật khi đi qua vị trí cân bằng v=vmax=ωA=20cm/s

-> Gia tốc và vận tốc trong dao động điều hòa là vuông pha nhau, ta có công thức độc lập thời gian

vωA2+aω2A2=110202+40320ω2=1ω=4 rad/s


Câu 39:

Tại mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt ở A và B cách nhau 68 mm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha theo hướng vuông góc với mặt nước. Trên đoạn AB, hai phần tử nước dao động với biên độ cực đại có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn ngắn nhất là 10 mm. Điểm C là vị trí cân bằng của phần tử ở mặt nước sao cho ACBC. Phần tử nước ở C dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách BC lớn nhất bằng:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Khi xảy ra giao thoa, trên đoạn AB các cực đại giao thoa liên tiếp có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn Δd=λ2=10λ=20mm.

Số dãy cực đại giao thoa -ABλkABλ-6820k6820-3,4k3,4.

Có 7 dãy cực đại ứng với k=0,±1,±2,±3.

Để BC lớn nhất thì C nằm trên dãy cực đại ứng với k=-3

+ Ta có d2-d1=3λd22+d12=682d2-682-d22=60d2=67,6mm.


Bắt đầu thi ngay