Chủ nhật, 19/05/2024
IMG-LOGO

20 đề thi thử thpt quốc gia môn Vật lí cực hay có lời giải mới nhất (Đề số 8)

  • 2499 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các phát biểu sau về dao động điều hòa

(a) Vecto gia tốc của vật luôn hướng ra biên

(b) Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng

(c) Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.

(d) Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra biên là nhanh dần.

(e) Vận tốc của vật có giá trị cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng

(f) Gia tốc của vật có giá trị cực đại khi vật ở biên dương.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Các phát biểu:

+ Vecto gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng  (a) sai.

+ Vecto vận tốc và vecto gia tốc luôn cùng chiều khi vật chuyển động về vị trí cân bằng -> (b) đúng.

+ Vecto gia tốc của vật đổi chiều khi vật đi qua vị trí cân bằng -> (c) sai.

+ Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động chậm dần -> (d) sai.

+ Vận tốc của vật cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng -> (e) đúng.

+ Gia tốc của vật có giá trị cực đại khi vật ở vị trí biên -> (f) đúng.

-> Vậy số phát biểu đúng là 3.


Câu 2:

Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, hiệu điện thế của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian

Xem đáp án

Đáp án D

+ Trong mạch LC hiệu điện thế giữa hai bản tụ và dòng điện trong mạch luôn dao động với cùng tần số.


Câu 3:

Một dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 2 A, tần số 50 Hz chạy trên một dây dẫn. Trong thời gian 1 s, số lần cường độ dòng điện có độ lớn bằng 1 A là?

Xem đáp án

Đáp án C

Chu kì của dòng điện T=1f=0,02Hz.

+ Trong 1 chu kì số lần dòng điện có độ lớn bằng 1 A là 4.

Khoảng thời gian Δt=50T=1scó 200 lần cường độ dòng điện có độ lớn bằng 1.


Câu 5:

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cosπt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Cho các phát biểu sau về vật dao động này:

(a) Chu kì của dao động là 0,5 s.

(b) Tốc độ cực đại của chất điểm là 18,8 cm/s.

(c) Gia tốc của chất điểm có độ lớn cực đại là 113 cm/s2.

(d) Tại t = 4/3s vật qua vị trí x = –3cm và theo chiều âm trục Ox.

(e) Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là 12 cm/s

(f) Tốc độ trung bình của vật trong một nửa chu kì dao động là 6 cm/s

(g) Quãng đường vật có thể đi được trong 0,5 s là 4 cm

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án C

Các phát biểu:

+ Chu kì của dao động T=2πω=2s(a) sai

+ Tốc độ cực đại vmax=ωA=18,8cm/s->(b) đúng

+ Gia tốc cực đại amax=ω2A=59,2cm/s->(c) sai

+ Tại t=43x=6cos4π3=-3cmv=-6πsin4π3>0(d) sai

+ Tốc độ trung bình trong một chu kì dao động 

vtb=4AT=12cm/s(e) đúng

+ Tốc độ trung bình trong nửa chu kì dao động

vtb=2A0,5T=12cm/s->(f) sai

+ Trong 0,25T vật có thể đi được quãng đường

SminSSmax

2A1-22S2A223,51S16,9cm(g) đúng


Câu 7:

Cho các phát biểu sau về sóng cơ:

(a) Sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường là phương thẳng đứng.

(b) Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc.

(c) Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.

(d) Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào bản chất môi trường truyền sóng.

(e) Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

(f) Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

(g) Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Các phát biểu:

+ Sóng dọc truyền trong các môi trường thì phương dao động của các phần tử trùng với phương truyền sóng -> (a) sai.

+ Sóng ngang truyền trong môi trường rắn, lỏng. Sóng dọc truyền trong môi trường rắn, lỏng và khí -> (b), (c) sai.

+ Tốc độ truyền sóng của môi trường phụ thuộc vào bản chất của môi trường -> (d) đúng.

+ Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng dao động cùng pha -> (e), (f) sai.

+ Các phần tử môi trường cùng một phương truyền sóng cách nhau một số nguyên lần bước sóng luôn dao động cùng pha -> (g) đúng.

-> có 2 phát biểu đúng.


Câu 9:

Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ?

Xem đáp án

Đáp án C

+ Tại mỗi điểm có sóng điện từ truyền qua thì điện trường và từ trường luôn dao động vuông pha -> C sai.


Câu 12:

Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện và một cuộn cảm. Khi thu được sóng điện từ có bước sóng λ, người ta đo được khoảng thời gian liên tiếp để điện áp trên tụ có độ lớn bằng giá trị hiệu dụng là 5.10-9 s. Bước sóng λ có giá trị là:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp điện áp trên tụ có giá trị bằng điện áp hiệu dụng là Δt=0,25TT=2.10-8s.

Bước sóng của sóng λ=cT=6m.


Câu 14:

Điện áp hai đầu mạch RLC mắc nối tiếp (có R là biến trở) là u = U0cosωt. Khi R = 100 Ω, thì công suất mạch đạt cực đại Pmax = 100 W. Giá trị nào của R sau đây cho công suất của mạch là 80 W?

Xem đáp án

Đáp án C

+ Công suất tiêu thụ trên mạch cực đại khi R=R0=ZL-ZC=100Ω.

Lập tỉ số:

P=U2RR2+ZL-ZC2Pmax=U22ZL-ZCPPmax=2ZL-ZCRR2+ZL-ZC280100=200RR2+1002R=200R=50Ω.


Câu 19:

Một nguồn âm P phát ra âm đẳng hướng. Hai điểm A, B nằm cùng trên một phương truyền sóng có mức cường độ âm lần lượt là 40 dB và 30 dB. Điểm M nằm trong môi trường truyền sóng sao cho ∆AMB vuông cân ở A. Mức cường độ âm tại M là:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Gọi O là vị trí đặt nguồn âm. Ta có:

LA-LB=20logOBOAOB=10OA

Để đơn giản cho tính toán, ta chuẩn hóa OA=1

+ Từ hình vẽ, ta có 

OM=OA2+AM2=12+10-122,38.

-> Mức cường độ âm tại M:

LM=LA+20log2,3832,46dB.

 


Câu 20:

Cho hai chất điểm M, N chuyển động tròn đều, cùng chiều trên một đường tròn tâm O, bán kính R = 10 cm với cùng tốc độ dài là 1 m/s. Biết góc MON bằng 300. Gọi K là trung điểm MN, hình chiếu của K xuống một đường kính đường tròn có tốc độ trung hình trong một chu kì xấp xỉ bằng:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Hình chiếu của các điểm M, N và K lên bán kính dao động với chu kì

T=2πRv=π5s.

+ Hình chiếu của K lên bán kính sẽ dao động với biên độ A=Rcos15°

Vậy tốc độ trung bình là vtb=4AT61,5cm/s


Câu 21:

Một vật dao động điều hòa với biên độ 12 cm. Trong một chu kì, thời gian vật có tốc độ lớn hơn một giá trị v0 nào đó là 2 s. Tốc độ trung bình khi đi một chiều giữa hai vị trí có cùng tốc độ v0 ở trên ở trên là 12√3 cm/s. Giá trị của v0 là:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Biểu diễn các vị trí tương ứng trên đường tròn.

Từ hình vẽ ta có cosα=v0ωA=x.

+ Khoảng thời gian trong một chu kì tốc độ lớn hơn v0 là 2 s 0,5=T2πarcosx

ω=2arcosx.

 

+ Tốc độ trung bình của dao động tương ứng:

 

vtb=2Asinx1=2A1-x2=123x=v0vmax=0,5.

+ Thay giá trị x vào phương trình trên ta thu được 

ω=2π3rad/sv0=4π cm/s


Câu 22:

Một chất điểm dao động điều hòa không ma sát. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một đoạn S động năng của chất điểm là 1,8 J. Đi tiếp một đoạn S nữa thì động năng chỉ còn 1,5 J và nếu đi thêm đoạn S nữa thì động năng là (biết trong quá trình này vật chưa đổi chiều chuyển động):

Xem đáp án

Đáp án B

Biểu diễn các vị trí tương ứng trên đường tròn, ta có:

x1A2=Et1Ex2A2=Et2EsA2=1-1,8E4sA2=1-1,5EE=1,9sA2=119

+ Khi vật đi thêm một đoạn s nữa, khi đó động năng của vật là:

9sA2=1-EdEEd=1J.


Câu 24:

Đặt điện áp u=2202cos100πt+π3 V vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp gồm R = 50 Ω, L = 1,5π H và C = 10-4π F. Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức 

i=uZ=22026050+150-100i=4,415°i=4,4cos100πt+7π12A.


Câu 25:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình dao động x = Acos(ωt – π/6). Gọi Wđ, Wt lần lượt là động năng, thế năng của con lắc. Trong một chu kì Wđ ≥ Wt là 1/3 s. Thời điểm vận tốc v và li độ x của vật thỏa mãn v = ω|x| lần thứ 2016 kể từ thời điểm ban đầu là:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Ta có

Ed=13Etx=±32A

trong một chu kì khoảng thời gian EdEt3 là Δt=T3=13T=1s.

+ Kết hợp với: xA2+vωA2=1v=ωxx=22A.

+ Tại t=0, vật đi qua vị trí x=32A theo chiều dương. Biểu diễn các vị trí tương ứng trên đường tròn

+ Trong một chu kì vật đi qua vị trí thỏa mãn yêu cầu bài toán 2 lần->2016=2014+2

Vậy tổng thời gian là Δt=tφ+1007T=2324+1007=1007,958s.


Câu 26:

Con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có độ cứng 100 N/m, vật nhỏ có khối lượng 200g và điện tích 100μC. Người ta giữ vật sao cho lò xo giãn 4,5 cm, tại t = 0 truyền cho vật tốc độ 2515 cm/s hướng xuống, đến thời điểm t = 212s, người ta bật điện trường đều hướng lên có cường độ 0,12 MV/m. Biên độ dao động lúc sau của vật trong điện trường là:

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có thể chia chuyển động của vật thành các giai đoạn sau:

 

 

 

Giai đoạn 1: Vật chuyển động quanh vị trí cân bằng O

+ Tại O lò xo giãn một đoạn Δl0=mgk=2cm.

+ Tần số góc của dao động ω=km50πrad/s

+ Biên độ dao động của vật lúc này

A1=x02+v0ω2=2,52+25550π2=5cm.

+ Sau khoảng thời gian Δt=212s tương ứng với góc quét 150°

vật đến vị trí cân bằng O. Khi đó tốc độ của vật là v=ωA=5π50cm/s

Giai đoạn 2: Vật chuyển động quanh vị trí cân bằng O’.

+ Dưới tác dụng của điện trường, vị trí cân bằng của vật dịch chuyển xuống dưới vị trí cân bằng cứ một đoạn OO'=qEk=12cm.

+ Biên độ dao động của vật lúc này

A2=OO'2+vω2=122+5π50π502=13cm.


Câu 27:

Tổng hợp hai dao động x1 = a1cos(10t + π/2) cm ; x2 = a2cos(10t + 2π/3) cm (a1,a2 là các số thực) là dao động có phương trình x = 5cos(10t + π/6) cm. Chọn biểu thức đúng:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Ta có

tanφ=a1sinφ1+a2sinφ2a1cosφ1+a2cosφ213=a1+32a2-12a2a1=-123+32a2

a1=-23a2.

-> Với a1 và a2 trái dấu nhau -> độ lệch pha của hai dao động cosΔφ=-cos2π3-π2=-32.

+ Áp dụng công thức tổng hợp dao động, ta có:

25=a12+a22-3a1a2 thay a1=-23a2 , ta thu được phương trình a223=25a2=±53a1a2=-503.


Câu 28:

Hai điểm M và N dao động điều hòa trên trục Ox với đồ thị li độ phụ thuộc thời gian như hình vẽ. Hai điểm sáng cách nhau 33 cm lần thứ 2016 kể từ t = 0 tại thời điểm:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Tần số góc của dao động ω=2πT=π rad/s

Ta có 

xM=12cosπtxN=6cosπt+π3d=xM-xN=63cosπt-π6cm.

+ Một chu kì có 4 lần vật thỏa mãn yêu cầu bài toán, ta tách: 2016 = 2012 + 4

+ Từ hình vẽ, ta có:Δt=503T+11T12=1007,83s.


Câu 30:

Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A và B cách nhau 8 cm. Cho A, B dao động điều hòa, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt chất lỏng. Bước sóng của sóng trên mặt chất lỏng là 1 cm. Gọi M, N là hai điểm thuộc mặt chất lỏng sao cho MN = 4 cm và AMNB là hình thang cân. Để trên đoạn MN có đúng 5 điểm dao động với biên độ cực đại thì diện tích lớn nhất của hình thang có thể là:

Xem đáp án

Đáp án A

Số điểm dao động với biên độ cực đại trên AB

-ABλkABλ-8k8

Để diện tích AMNB là lớn nhất thì M phải nằm trên cực đại ứng với k=-2

d1-d2=-2kλ=-2cm.

Mặc khác d12=AH2+MH2d22=BH2+MH2d1+d2=BH2-AH22=16cm

Ta tính được  d1=7cm từ đó suy ra  MH=25cm.

Diện tích hình thang SAMNB=12AB+MNMH=185cm2.


Câu 32:

Đặt điện áp u = 2002cos(100πt) V vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Biết R = 50 Ω, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/π H và tụ điện có điện dung C = 10-3/5π F. Khi điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện bằng 1003V thì độ lớn của điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở và giữa hai đầu cuộn dây lần lượt bằng:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Phương trình điện áp giữa hai đầu điện trở và hai đầu cuộn dây:

uR¯=u¯Z¯R=200-45°uL¯=u¯Z¯ZL¯=20045°uC¯=u¯Z¯ZC¯=200-135°uR=200cos100πt-π4uL=200cos100πt+π4uC=200cos100πt-3π4V.

+ Khi uC=32U0C=1003uL=-1003uR=100V


Câu 33:

Có ba phần tử gồm: điện trở thuần R; cuộn dây có điện trở r = 0,5R; tụ điện C. Mắc ba phần tử song song với nhau và mắc vào một hiệu điện thế không đổi U thì dòng điện trong mạch có cường độ là I. Khi mắc nối tiếp ba phần tử trên và mắc vào nguồn xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng trên ba phần tử bằng nhau. Cường độ dòng điện qua mạch lúc đó có giá trị hiệu dụng là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Khi mắc song song ba phần tử này với nhau vào điện áp không đổi U khi đó cuộn cảm đóng vai trò là điện trở thuần r=0,5R, tụ điện không cho dòng đi qua:

I=UR.0,5RR+0,5R=3URU=I3(ta chuẩn hóa R=1)

+ Khi mắc nối tiếp ba phần tử này vào nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng U thì điện áp trên các đoạn mạch là bằng nhau

ZC=R=Zd=1ZL=R2-R22=32.

-> Dòng điện hiệu dụng trong mạch

I'=UZ=I31+0,52+32-12=0,22I


Câu 34:

Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, trong đó RC2 < 2L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u=U2cos2πft V, trong đó U có giá trị không đổi, tần số f có thể thay đổi được. Khi f = f1 thì điện áp hiệu dụng trên tụ điện đạt cực đại và tiêu thụ công suất bằng 0,75 công suất cực đại. Khi tần số dòng điện là f2=f1 + 100 Hz thì điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm đạt giá trị cực đại. Giá trị f1 là:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Khi f=f1=fC điện áp hiệu dụng trên tụ cực đại

Công suất tiêu thụ của toàn mạch P=Pmaxcos2φ=0,75Pmaxcos2φ=21+n=n=76.

+ Khi f=f2=f1+100=fL

điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm cực đại:

n=fLfC=f1+100f1=76f1=150Hz.Ghi chú: Với bài toán tần số góc biến thiên để điện áp hiệu dụng trên các phần tử cực đại, ta có thể áp dụng kết quả chuẩn hóa sau:

Ta để ý rằng khi tăng dần ω thì thứ tự cực đại của các điện áp là 

ωC=XLωL=1LCωL=1CX

ωLωC=ωR2

Để đơn giản cho biểu thức ta tiến hành chuẩn hóa X = 1 và đặt  n=ωLωC=LC.

+ Khi UCmax thì ωC=XLZL=X=1,n=LC=ZLZCZC=n

khi đó UCmax=U1-n-2cosφ=2n+1

+ Khi ULmax thì ωL=1CXZC=X=1,n=LC=ZLZCZL=n

khi đó ULmax=U1-n-2cosφ=2n+1


Câu 36:

Đặt điện áp xoay chiều u=U2cosωt V vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp (cuộn dây thuần cảm). Khi nối tắt tụ C thì điện áp hiệu dụng trên điện trở R tăng 2 lần và dòng điện trong hai trường hợp này vuông pha nhau. Hệ số công suất của đoạn mạch lúc sau bằng:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giản đồ vecto.

+ Vì uR luôn vuông pha với uLCđầu mút vecto UR

luôn nằm trên đường tròn nhận U là đường kính.

+ Biểu diễn cho hai trường hợp, từ hình vẽ, ta có 

UC=URL=1 (ta chuẩn hóa bằng 1)

-> Hệ số công suất của mạch lúc sau:

cosφ=UR2U=212+22=0,894


Câu 37:

Một mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp theo thứ tự R, C, L. Thay đổi L người ta tìm thấy khi L = L1 = a/π H hoặc L = L2 = b/π H thì hiệu điện thế hai đầu L như nhau. Tìm L để hiệu điện thế trên hai đầu đoạn mạch gồm RC trễ pha hơn hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch một góc 0,5π?

Xem đáp án

Đáp án C

+ Hai giá trị của L để cho cùng một điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm thỏa mãn:

1L1+1L2=2L0πa+πb=2L0L0=2abπa+b

với L0 là giá trị của cảm kháng để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm cực đại.

+ Thay đổi L để uRC trễ pha 0,5π so với u-> đây là giá trị L để điện áp hiệu trên cuộn cảm cực đại

L=L0


Câu 39:

Đoạn mạch RLC nối tiếp được mắc vào hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha có rôto là nam châm điện một cặp cực. Thay đổi tốc độ quay của rôto. Khi rôto quay với tốc độ 30 vòng/s thì dung kháng của tụ điện bằng R, khi quay với tốc độ 40 vòng/s thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện đạt cực đại và khi quay với tốc độ n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt giá trị cực đại. Giá trị n là:

Xem đáp án

Đáp án A

+ Với n=n1 ta có ZC1=R=1 (ta chuẩn hóa R=1)

+ Khi n=n2=43n1ZC2=34 điện áp hiệu dụng trên tụ cực đại:

UC=ω2Φ1Cω2R2+Lω2-1Cω22UCmax khi ZL2=ZC2ZL2=34ZL1=916.

Khi  n=n3 (giả sử gấp a lần n1)

cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là cực đại:

I=Φω3R2+ZL3-ZC32=Φ1C21ω34-2LC-R21ω32+L2Imax

khi 1Cω3=LC-R22ZC32=ZL3ZC3-R22.

Thay kết quả cuân hóa vào phương trình trên, ta được

1n2=1n9n16-12n=4n3=120 vòng/s


Bắt đầu thi ngay