Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

20 đề thi thử thpt quốc gia môn Vật lí cực hay có lời giải mới nhất (Đề số 14)

  • 3602 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Công thức xác định cường độ dòng điện không đổi là

Xem đáp án

Đáp án B

+ Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng biểu thức

I=qt.


Câu 2:

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách từ một bụng đến một nút gần nó là một phần tư bước sóng


Câu 3:

Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ . Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Điều kiện để có cực tiểu giao thoa với hai nguồn kết hợp cùng pha

Δd=k+0,5λ với k=0,±1,±2...


Câu 4:

Bước sóng là:

Xem đáp án

Đáp án A

+ Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì.


Câu 5:

Dao động cưỡng bức là dao động của hệ:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Dao động cưỡng bức là dao động của hệ dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian


Câu 6:

Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Lượng năng lượng sóng truyền đi được trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sóng gọi là cường độ âm


Câu 7:

Dòng điện là dòng chuyển dời:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích


Câu 11:

Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ và pha ban đầu lần lượt là A1, φ1 và A2, φ2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có pha ban đầu φ được tính theo công thức:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Pha ban đầu của dao động tổng hợp được xác định bằng biểu thức

tanφ=A1sinφ1+A2sinφ2A1cosφ1+A2cosφ2.


Câu 12:

Biên độ dao động:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Biên độ dao động A=xmax Biên độ là độ dài lớn nhất của vật trong quá trình dao động


Câu 13:

Biểu thức suất điện động cảm ứng là: 

Xem đáp án

Đáp án C

+ Biểu thức tính suất điện động cảm ứng

ec=-ΔΦΔt.


Câu 14:

Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?

Xem đáp án

Đáp án A

+ Khi sóng cơ truyền qua các môi trường thì tần số của sóng là không đổi


Câu 15:

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo?

Xem đáp án

Đáp án A

+ Quỹ đạo dao động điều hòa của con lắc lò xo là một đoạn thẳng.


Câu 16:

Đơn vị của từ thông là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Đơn vị của từ thông là Wb


Câu 19:

Một sóng cơ học lan truyền trên một phương truyền sóng với tốc độ v = 50 cm/s. Sóng truyền từ O đến M, biết phương trình sóng tại điểm M là uM = 5cos(50πt - π) cm. M nằm sao O và cách O một đoạn 0,5 cm thì phương trình sóng tại O là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Từ phương trình sóng tại M, ta có ω=50πrad/s Bước sóng của sóng

λ=2πvω=2π.5050=2cm.

O gần nguồn hơn nên sẽ dao động sớm pha hơn M một góc

Δφ=2πOMλ=2π.0,52=π2.

uO=5cos50πt-π+π2=5cos50πt-π2cm.


Câu 20:

Một sóng lan truyền với tốc độ v = 200 m/s có bước sóng λ = 4 m. Chu kì dao động của sóng là:

Xem đáp án

Đáp án A

+ Chu kì dao động của sóng T=λv=4200=0,02s.


Câu 21:

Cho cường độ âm chuẩn I0=10-12W/m2. Một âm có mức cường độ 80 dB thì cường độ âm là:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Mức cường độ âm tại vị trí có cường độ âm I được xác định bởi


Câu 22:

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos10t (t tính bằng s). Tại t = 2 s, pha của dao động là:

Xem đáp án

Đáp án A

+ Pha dao động của vật t=2φ=10.2=20rad.


Câu 23:

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ có khối lượng m. Tác dụng lên vật ngoại lực F = 20cos10πt N (t tính bằng s) dọc theo trục lò xo thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Lấy π2 = 10. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Từ phương trình ngoại lực, ta có ωF=10πvrad/s

Để xảy ra cộng hưởng thì tần số dao động riêng của hệ phải bằng với tần số dao động của ngoại lực ωF=km10π=100mm=100g.


Câu 24:

Hiệu điện thế giữa hai đầu một điện trở tăng lên 3 lần thì cường độ dòng điện qua điện trở đó:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Ta có I tỉ lệ với U -> U tăng 3 lần thì I tăng 3 lần.


Câu 25:

Một dao động có phương trình u = Acos40πt , trong đó t tính bằng s. Sau thời gian 1,7 s thì sóng tạo ra bởi dao động này sẽ truyền được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Từ phương trình sóng, ta có ω=40π rad/sT=0,05s

Khoảng thời gian Δt=34T=1,7ssóng truyền đi được quãng đường bằng 34 lần bước sóng


Câu 26:

Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75 cm. Người ta tạo ra sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150 Hz và 200 Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây đó bằng:

Xem đáp án

Đáp án A

+ Hai tần số liên tiếp trên dây cho sóng dừng, tương ứng với sóng dừng hình thành trên dây với n và n+1 bó sóng. Ta có:

 

với f0 là tần số nhỏ nhất gây ra sóng dừng trên dây (tương ứng với một bó sóng).


Câu 27:

Một vật dao động điều hòa với phương trình x=4cosωt-2π3cm. Trong giây đầu tiên vật đi được quãng đường là 6 cm. Trong giây thứ 2017, vật đi được quãng đường là:

Xem đáp án

Đáp án A

+ Biểu diễn dao động của vật tương ứng trên đường tròn.

+ Tại t=0, vật đi qua vị trí x=-0,5 A=-2cm theo chiều dương

-> Sau khoảng thời gian 1 s, vật đi được quãng đường  S=0,5A+A=6cm->Vật đến biên

Δt=T3=1s.T=3s.

+ Ta chú ý rằng, sau khoảng thời gian 2016s=672T vật quay về vị trí ban đầu -> trong 1 s thứ 2017 vật cũng sẽ đi được quãng đường 6 cm


Câu 28:

Ở một nơi trên Trái Đất, hai con lắc đơn có cùng chiều dài đang dao động điều hòa với cùng biên độ. Gọi m1,F1 và m2,F2 lần lượt là khối lượng, độ lớn lực kéo về cực đại của con lắc thứ nhất và con lắc thứ hai. Biết m1+m2 = 1,2 kg và 2F2=3F1. Giá trị của m1 là:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Lực kéo về cực đại tác dụng lên con lắc đơn

F=mgsinα0mgs0l.

2F2=3F12m2=3m1m2=1,5m1.

+ Kết hợp với giả thuyết

m1+m2=1,2kg2,5m1=1,2kgm1=0,48kg=480g.


Câu 29:

Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng 250 g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 4 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất để vận tốc của vật có giá trị từ –40 cm/s đến 403 cm/s là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Tần số góc của dao động

ω=km=20 rad/s

+ Vận tóc cực đại cực đại của dao động

vmax=ωA=80cm/s

+ Biểu diễn dao động của vật tương ứng trên đường tròn

Khoảng thời gian tương ứng Δt=T4=π2ω=π40s


Câu 30:

Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm dao động theo phương trình u = Acos100πt mm trên mặt thoáng của thủy ngân, coi biên độ không đổi. Xét về một phía đường trung trực của AB ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có hiệu số MA – MB = 1 cm và vân bậc k + 5 cùng tính chất dao động với vân bậc k đi qua điểm N có NA – NB = 30 mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt thủy ngân là:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Giả sử rằng cả M và N là các cực đại giao thoa (hoặc cực tiểu không ảnh hưởng đến kết quả bài toán). Khi đó ta có:

MA-MB=kλ=100NA-NB=k+5λ=305λ=20λ=4mm.

+ Từ phương trình sóng, ta có

ω=100π rad/sT=0,02s

Vận tốc truyền sóng

v=λT=40,02=200mm/s=20cm/s


Câu 33:

Vật dao động điều hòa với phương trình x=5cos6πt+π6cm. Số lần vật đi qua vị trí x = 2,5 cm theo chiều âm kể từ thời điểm t = 2 s đến t = 3,25 s là:

Xem đáp án

Đáp án A

+ Tại t=2s vật đi qua vị trí x=32A=2,53cm theo chiều âm

Biểu diễn các vị trí tương ứng trên đường tròn.

+ Khoảng thời gian Δt tương ứng với góc quét

Δφ=ωΔt=6π3,25-2=6π+1,5πrad.

+ Ứng với góc quét 6π vật đi qua vị trí thỏa mãn yêu cầu bài toán 3 lần, với 1,5π vật chưa đi qua vị trí bài toán yêu cầu

Vậy có tất cả 3 lần


Câu 34:

Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo có độ cứng 20 N/m dao động điều hòa với chu kì 2 s. Khi pha dao động là 0,5π thì vận tốc của vật là -203cm/s. Lấy π2 = 10. Khi vật qua vị trí có li độ 3π cm thì động năng của con lắc là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Tần số góc của dao động ω=2πT=2π2=π rad/s

+ Vận tốc của vật v=-ωAsinφ-203=-πA.sin0,5πA=203πcm.

+ Động năng của vật ở li độ x Ed=12kA2-x2=0,03J.


Câu 35:

Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi người ta thấy khoảng thời gian giữa hai thời điểm gần nhất mà dây duỗi thẳng là 0,2 s, khoảng cách giữa hai chỗ luôn đứng yêu liền nhau là 10 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Khoảng thời gian giữa hai lần gần nhất sợi dây duỗi thẳng là

Δt=0,5T=0,2sT=0,4s.

+ Khoảng cách giữa hai chỗ đứng yên (hai nút sóng) liên tiếp là

0,5λ=10cmλ=20cm.

Vận tốc truyền sóng

v=λT=200,4=50cm/s


Câu 37:

Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp là O1 và O2 dao động cùng pha, cùng biên độ. Chọn hệ tọa độ vuông góc Oxy với gốc tọa độ là vị trí đặt nguồn O1 còn nguồn O2 nằm trên trục Oy. Hai điểm M và N di động trên trục Ox thỏa mãn OM = a; ON = b (a < b). Biết rằng ab = 324 cm2; O1O2 = 18 cm và b thuộc đoạn [21,6; 24] cm. Khi góc MO2N có giá trị lớn nhất thì thấy rằng M và N dao động với biên độ cực đại và giữa chúng có hai cực tiểu. Hỏi có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn nối hai nguồn?

Xem đáp án

Đáp án B

+ Ta có tanα=adtanβ=bd với d=O1O2=18cm.

tanMO2N^=tanβ-α=tanβ-tanα1+tanβtanα=ad-bd1+adbd=da-bd2+ab

Kết hợp ab=324a=324b.

tanMO2N^=tanβ-α=136b-324b=fb.

+ Ta có f'b=1361+324b2>0b trong 21,6;24

MO2N^ cực đại khi b=24cm.a=13,5cm,O2N=30cm,O2M=22,5cm

+ M và N là hai cực đại ứng với bậc k và k+2, ta có:

O2M-a=k+2λO2N-b=kλ22,5-13,5=k+2λ30-24=kλλ=1,5cm.

 Số cực đại giao thoa trên O1O2:

-O1O2λkO1O2λ-181,5k181,5-12k12

-> có 25 điểm


Câu 38:

Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng chu kì T và có cùng trục tọa độ Oxt có phương trình dao động điều hòa lần lượt x1=A1cosωt+φ1x2=v1T được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ.Biết tốc độ dao động cực đại của chất điểm là 53,4 cm/s. Giá trị t1T gần với giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

+ Hai dao động vuông pha, ta có:

A2=2πA1x1A12+x2A22=1A14cm

+ Mặc khác với hai dao động vuông pha, tốc độ cực đại của vật là

vmax=ωA12+A22=53,4ω=2,1rad.s-1T=3s.

+ Từ hình vẽ, ta tìm được:

ωt-t1=90°+2arcos3,954=108°1,88

Từ đó ta tìm được t1=t-1,88ω=1,6st1T=0,53


Câu 39:

Trên sợi dây dài có sóng ngang hình sin truyền qua. Hình dạng của một đoạn dây tại hai thời điểm t1 và t2 có dạng như hình vẽ bên. Trục Ou biểu diễn li độ của các phần tử M và N ở các thời điểm. Biết t2-t1 bằng 0,05 s, nhỏ hơn một chu kì sóng. Tốc độ cực đại của một phần tử trên dây bằng?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ hình vẽ, ta xác định được

t1uM=20mmuN=15,4mm,t2uM=20mmuN=+A

Ta có:cosα2=20Acosα=15,3A2cos2α2-1=15,3A220A2-1=15,3AA=21,6mm.

Từ đây ta tìm được ω=5πrad/s

Tốc độ cực đại vmax=ωA340mm/s


Câu 40:

Trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn có hai con lắc lò xo. Các lò xo có cùng độ cứng k = 50 N/m. Các vật nhỏ A và B có khối lượng lần lượt là m và 4m. Ban đầu, A và B được giữ ở hai vị trí sao cho hai lò xo đều bị giãn 8 cm. Đồng thời thả nhẹ để hai vật dao động điều hòa trên hai đường thẳng vuông góc với nhau đi qua giá I cố định (hình vẽ). Trong quá trình dao động, lực đàn hồi tác dụng lên giá I có độ lớn nhỏ nhất là:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Lực đàn hồi tổng hợp tác dụng lên I có độ lớn

F=F12+F22=k2A2cos2ωt+k2A2cos22ωt=kAcos2ωt+cos22ωt

Biến đổi toán học

F=kAcos2ωt+cos22ωt=kAcos2ωtx+cos2ωtx-sin2ωt1-x2y

Đặt x=cos2ωty=1+2x-12

+ Để F nhỏ nhất thì y nhỏ nhất y'=8x-3=0x=38ymin=716

Vậy Fmin=50.8.10-27162,6N.


Bắt đầu thi ngay