IMG-LOGO

25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Vật lí có đáp án năm 2022 (Đề 3)

  • 4577 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho 4 tia phóng xạ phát ra từ nguồn: tia α, tia β+, tia β- và tia γ  đi vào một miền không gian có điện trường đều được tạo ra giữa hai bản tụ điện phẳng không khí. Đường sức điện trường có phương vuông góc với hướng của các tia phóng xạ phát ra. Tia phóng xạ không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu là
Xem đáp án

Đáp án A

Khi đi vào vùng không gian có điện trường, và đường sức vuông góc với hướng của các tia thì:

- Tia anpha (H24e) mang điện tích +2e nên lệch về phía bản âm của tụ điện.

- Tia beta (β+) mang điện tích +e nên lệch về phía bản âm của tụ điện.

- Tia beta (β-) mang điện tích -e nên lệch về phía bản dương của tụ điện.

- Tia gam-ma (λ) là sóng điện từ, không mang điện tích nên không bị lệch trong điện trường lẫn từ trường.


Câu 2:

Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm các thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia sáng màu lục đi ra là mặt nước. Không kể tia màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia màu
Xem đáp án

Đáp án D

Góc tới của chùm tia sáng là: sinigh=1nluc. Ta có:

ndo<nvang<nluc<nlam<ntimighdo>ighvang>ighluc>ighlam>ightim

Để có tia ló ra ngoài không khí, ta có: ighighluc

Vậy có tia sáng màu đỏ và màu vàng ló ra ngoài không khí.

Câu 3:

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định, từ trường quay trong động cơ có tần số:
Xem đáp án

Đáp án A

Từ trường quay trong động cơ không đồng bộ ba pha có tần số bằng tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato.

Câu 4:

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với
Xem đáp án

Đáp án B

Độ cao là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.

Câu 5:

Trong tivi không có bộ phận nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án D

Do ti vi là máy thu tín hiệu nên trong ti vi không có mạch biến điệu.


Câu 6:

Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: WLKR=WLKA Khi WlkrX=WlkrYAX>AYWlkX<WlkY .

 Hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.

Câu 7:

Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, cơ năng của nó bằng:
Xem đáp án

Đáp án D

Trong dao động điều hòa, cơ năng của vật bằng tổng động năng và thế năng của vật tại một vị trí bất kì.

Câu 8:

Hạt nhân C614  gồm:
Xem đáp án

Đáp án A

Hạt nhân C614  có 6 prôtôn, 8 nơtron và 14 nuclôn.

Câu 9:

Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu chàm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng
Xem đáp án

Đáp án B

 Ánh sáng huỳnh quang phát ra luôn có bước sóng dài hơn ánh sáng kích thích như vậy ánh sáng tím không thể là ánh sáng huỳnh quang phát ra.

Câu 10:

Dao động cưỡng bức là dao động của hệ:
Xem đáp án

Đáp án B

Dao động cưỡng bức là dao động của hệ dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

Câu 11:

Hai sóng phát ra từ hai nguồn đồng bộ. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng:

Xem đáp án

Đáp án C

Hai sóng phát ra từ hai nguồn đồng bộ. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng.

Câu 12:

Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính trong máy quang phổ trước đến thấu kính của buồng tối là
Xem đáp án

Đáp án D

Khi ló ra khỏi ống chuẩn trực, chùm ánh sáng phát ra từ nguồn S mà ta cần nghiên cứu sẽ trở thành một chùm song song. Chùm này qua lăng kính sẽ bị phân tách thành nhiều chùm đơn sắc song song, lệch theo các phương khác nhau.


Câu 13:

Quang phổ vạch của nguyên tử hidro gồm các vạch màu
Xem đáp án

Đáp án D

Quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô thuộc dãy Ban-me, gồm các vạch: đỏ, lam, chàm, tím

Câu 17:

Một nguồn O dao động với tần số f = 25Hz tạo ra sóng trên mặt nước. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm dao động ngược pha với nhau nằm trên cùng một phương truyền sóng là 2,5cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước bằng:
Xem đáp án

Đáp án D

Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động ngược pha với nhau trên cùng một phương truyền sóng là Δx=λ2=2,5λ=5cm.

Vận tốc truyền sóng: v=λf=5.25=125 cm/s=1,25 m/s.


Câu 20:

Một con lắc lò xo một đầu gắn cố định, một đầu gắn vật m dao động điều hòa theo phương ngang. Con lắc có biên độ bằng 10 cm và cơ năng dao động là 0,5 J. Lấy mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí có li độ 53 cm bằng 0,1 s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần để lực đàn hồi của lò xo kéo đầu cố định của nó một lực 5 N là:
Xem đáp án

Đáp án D

Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí có li độ x=53cm là:

Δt=T6=0,1T=0,6s

Độ cứng của lò xo: k=2EA2=2.0,50,12=100 N/m .

Để lực đàn hồi của lò xo kéo đầu cố định thì lò xo đang dãn, khi lực đàn hồi là 5N ta có:

Fdh=kxx=5 (cm)=A2.

Vậy khoảng thời gian ngắn nhất để lò xo kéo điểm cố định một lực 5N:

tA2(+)A2()=T6+T6=T3=0,2 (s).


Câu 21:

Đặt điện áp u=1202cos100πt+π3V vào hai đầu điện trở có R=50Ω. Biểu thức cường độ dòng điện chạy qua điện trở là:
Xem đáp án

Đáp án B

 Đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần có cường độ dòng điện cực đại:

I0=U0R=120250=2,42A.

Đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuân thì dòng điện luôn cùng pha với điện áp: φi=φu=π3rad

Vậy phương trình dòng điện trong mạch: i=2,42cos100πt+π3A

Câu 22:

Một con lắc đơn chiều dài 100 cm, dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Lấy g=10m/s2. Khi vật đi qua vị trí có li độ cong 5 cm thì nó có tốc độ là
Xem đáp án

Đáp án C

Tần số góc: ω=gl=101=π (rad/s)

Áp dụng hệ thức độc lập với thời gian:

s2S02+v2v02=152102+v2π2.102=1v=32π.10=53π (cm/s)=27 (cm/s)


Câu 27:

Trong thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng với khoảng cách giữa hai khe là a=5mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn là D=2,5m. Hai khe được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ=0,64μm. Vị trí vân sáng bậc 3 trên màn là:
Xem đáp án

Đáp án C

Khoảng vân là: i=λDa=0,64.2,55=0,32mm

Vân sáng bậc 3 tương ứng với k=±3

Vị trí vân sáng bậc 3 trên màn là: x=ki=±3.0,32=±0,96 mm


Câu 30:

Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L=30μH, một tụ điện C=3000pF. Điện trở thuần của mạch dao động là 1Ω. Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 6 V phải cung cấp cho mạch một năng lượng điện có công suất:
Xem đáp án

Đáp án B

Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: 

I0=CLU0=3000.101230.106.6=0,06A

Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại trên tụ điện là 6V thì phải bù đắp một phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng đã mất đi do tỏa nhiệt trên điện trở R.

Năng lượng cần cung cấp để duy trì dao động của mạch phải có công suất bằng công suất tỏa nhiệt trên
điện trở:
P=I2R=I022R=0,06221=1,8.103 W=1,8mW

Câu 32:

Một con lắc lò xo một đầu gắn cố định, một đầu gắn vật m dao động điều hòa theo phương ngang. Con lắc có biên độ bằng 10 cm và cơ năng dao động là 0,5 J. Lấy mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí có li độ 53 cm bằng 0,1 s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần để lực đàn hồi của lò xo kéo đầu cố định của nó một lực 5 N là:
Xem đáp án

Đáp án D

Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí có li độ x=53cm là:

Δt=T6=0,1T=0,6s

Lực kéo cực đại của lò xo tác dụng vào điểm cố định là: Fmax=2EA=2.0,50,1=10N

Vậy khoảng thời gian ngắn nhất để lò xo kéo điểm cố định một lực 5N là t=T3=0,2s


Câu 33:

Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo kính chữa tật của mắt, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt
Xem đáp án

Đáp án B

Để chữa tật cận thị người này phải đeo kính phân kì có độ tụ D=1CVf=50cm

Sau khi đeo kính, người này nhìn rõ được vật gần nhất ứng với ảnh của vật này qua thấu kính phải nằm tại điểm cực cận, tương ứng với  d'=12,5cm.

Ta có 1d+1d'=1fd=16,7cm


Câu 34:

Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0 . Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
Xem đáp án

Đáp án C

Bán kính quỹ đạo dừng O và quỹ đạo dừng M lần lượt là 25r0 9r0.

Bán kính quỹ đạo giảm bớt là: 25r09r0=16r0.


Câu 35:

Hai nguồn kết hợp S1 S2 trên mặt nước trong thí nghiệm giao thoa dao động với tần số 60 Hz, cùng pha. Điểm M cách S1 S2 các đoạn d1=15cm d2=21cm có cực đại giao thoa. Giữa M và đường trung trực của S1S2 còn có ba dãy cực tiểu khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
Xem đáp án

Đáp án C

Hai nguồn kết hợp S1 và S2 trên mặt nước trong thí nghiệm giao thoa dao động (ảnh 1)

Hai nguồn cùng pha nên trung trực của  là một đường cực đại ứng với k=0.

M là một cực đại giao thoa, giữa M và trung trực của S1S2 có 3 dãy cực tiểu khác → M là cực đại ứng với k=3.

Ta có: d2d1=3λd2d1=3vf

v=d2d1f3=120 (cm/s)


Câu 37:

Một đoạn dây dẫn thẳng dài 10cm mang dòng điện cường độ 0,75A, đặt trong từ trường đều có đường sức từ vuông góc với dây dẫn. Biết lực từ tác dụng lên đoạn dây là 0,03N thì cảm ứng từ có độ lớn bằng:
Xem đáp án

Đáp án C

Dòng điện đặt trong từ trường có đường sức từ vuông góc với dây dẫn nên α=90°

Lực từ tác dụng lên đoạn dây: F=BIlsinα

B=FIlsinα=0,030,75.10.102.sin90=0,4T


Câu 38:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38μm đến 0,76μm. Tại vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,76μm còn có bao nhiêu vân sáng nữa của các ánh sáng đơn sắc khác?
Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: xS=ki=kλDa

Lại có: xS=4λdDakλ=4λd λ=4λdk=3,04k(μm)

Mà: 0,383,04k0,764k8

Tại vị trí đó còn có 4 vân sáng nữa của các ánh sáng đơn sắc.


Câu 39:

Electron trong nguyên tử hiđrô quay quanh hạt nhân trên các quỹ đạo tròn gọi là quỹ đạo dừng. Biết tốc độ của êlectron trên quỹ đạo K là 2,186.106 m/s. Khi êletron chuyển động trên quỹ đạo dừng N thì vận tốc của nó là
Xem đáp án

Đáp án B

Lực Cu-lông đóng vai trò lực hướng tâm nên F=mv2r=ke2r2v=ekmr.

Ta có: vNvK=rKrN=r016r0=14 vN=vK4=5,465.105 m/s

Câu 40:

Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian được mô tả bằng đồ thị ở hình bên.
Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có cường độ (ảnh 1)
Biểu thức cường độ dòng điện tức thời của đoạn mạch đó là:
Xem đáp án

Đáp án C

Từ đồ thị, ta có điểm thấp nhất ứng với: i=4A=I0I0=4A

Từ thời điểm t1=0,25.102s đến thời điểm t2=1,25.102s dòng điện giảm từ giá trị I0 đến -I0 nên thời gian tương ứng là: Δt=t2t1=T2 T=0,02sω=100π rad/s

Tại t=0 i=22A=I02φ0=±π4 và đang tăng φ0=π4 .

Vậy phương trình của i: i=4cos100πtπ4A.


Bắt đầu thi ngay