Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Vật lí có đáp án năm 2022 (Đề 13)

  • 4382 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chọn phát biểu sai về dao động duy trì?
Xem đáp án

Đáp án D

Dao động duy trì có biên độ không đổi, không phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kỳ.


Câu 2:

Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng và màu chàm. Khi đó chùm tia khúc xạ:
Xem đáp án

Đáp án C

Khi chiếu xiên góc một chùm sáng hẹp gồm hai màu tới mặt nước thì tia sáng sẽ bị tàn sắc nên chùm tia khúc xạ sẽ gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm.

Vì chiết suất của nước đối với tia sáng màu vàng nhỏ hơn đối với tia sáng màu chàm nên góc khúc xạ của tia màu vàng sẽ lớn hơn góc khúc xạ của tia màu chàm.

Câu 3:

Độ cao của âm gắn liền với
Xem đáp án

Đáp án A

Độ cao của âm gắn liền với tần số âm hay nói cách khác là chu kì dao động của âm.

Câu 4:

Chọn phát biểu đúng? Biên độ dao động của con lắc lò xo không ảnh hưởng đến
Xem đáp án

Đáp án C

Tần số của dao động phụ thuộc vào bản chất của hệ dao động mà không liên quan đến li độ.

Câu 5:

Theo tiền đề của Bo về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử, khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng Em sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn En thì nó phát ra phôtôn có năng lượng là ε. Công thức nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Đáp án B

Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng Em sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn En thì nó phát ra phôtôn có năng lượng là: ε=EmEn.

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ?
Xem đáp án

Đáp án B

Mỗi nguyên tố hoá học có quang phổ vạch phát xạ đặc trưng riêng. Mỗi nguyên tố hóa học phát ra quang phổ vạch khác nhau về cường độ, màu sắc, vị trí các vạch, độ sáng tỉ đối của các vạch (vạch quang phổ không có bề rộng).


Câu 7:

Chọn câu đúng khi nói về sự tổng hợp dao động điều hòa?
Xem đáp án

Đáp án B

Biên độ dao động tổng hợp có độ lớn cực đại khi hai dao động thành phần là cùng pha nhau Δφ=2kπ  (một số chẵn của π).

Câu 8:

So sánh giữa hai phản ứng hạt nhân toả năng lượng phân hạch và nhiệt hạch. Chọn kết luận đúng:
Xem đáp án
Đáp án B

Câu 9:

Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là
Xem đáp án

Đáp án C

Sóng điện từ được sắp xếp theo sự tăng dần của bước sóng như sau: tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.

Câu 11:

Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi hệ thức nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án D

Ta có công thức tính chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC: T=2πLC.


Câu 12:

Khi nói về sóng siêu âm, phát biểu nào sau đây là sai?
Xem đáp án

Đáp án C

Sóng siêu âm chỉ truyền được trong các môi trường chất rắn, lỏng, khí, không truyền được trong chân không.

Câu 13:

Phản ứng nhiệt hạch là
Xem đáp án

Đáp án D

Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Câu 15:

Cho hai quả cầu nhỏ trung hoà về điện đặt cách nhau 40 cm trong không khí. Giả sử có 4.1012 êlectron chuyển từ quả cầu này sang quả cầu kia thì lực tương tác giữa hai quả cầu sẽ có độ lớn bằng
Xem đáp án

Đáp án A

Quả cầu mất êlectron sẽ tích điện dương, quả cầu nhận êlectron sẽ tích điện âm.

q=4.1012.1,6.1019=6,4.107C

 Lực tương tác giữa hai quả cầu:

F=kq2r2=9.1096,4.10720,42 =23.103N


Câu 17:

Một ống tia X phát ra bức xạ có bước sóng nhỏ nhất là 0,05Ao, cường độ dòng điện qua ống là 10 mA. Số êlectron đập vào đối catốt trong 1 phút bằng
Xem đáp án

Đáp án B

Cường độ dòng điện qua ống là: i=qt=net n=i.te=10.103.601,6.1019=37,5.1017.


Câu 18:

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng hai khe sáng hẹp. Nguồn phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1=0,6μm (màu cam) và λ2=0,42μm (màu tím). Tại vạch sáng gần nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm là vị trí vân sáng bậc mấy của bức xạ bước sóng λ1?

Xem đáp án

Đáp án A

Điều kiện để có sự trùng nhau của hai hệ vân sáng là:

k2k1=λ2λ1=0,60,42=107k1=7k2=10

Vậy vạch sáng gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm ứng với vân sáng bậc 7 của λ1.


Câu 20:

Một con lắc đơn chiều dài 100 cm, dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Lấy g=10m/s2. Khi vật đi qua vị trí có li độ cong 5 cm thì nó có tốc độ là
Xem đáp án

Đáp án C

Tần số góc: ω=gl=101=πrad/s

Áp dụng hệ thức độc lập với thời gian:

s2S02+v2v02=152102+v2π2.102=1v=32.π.10=53πcm/s=27cm/s


Câu 23:

Đặt hiệu điện thế không đổi 60 V vào hai đầu một cuộn dây thì cường độ dòng điện là 2,0 A. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 60 V, tần số 50 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 1,2 A. Độ tự cảm của cuộn dây bằng
Xem đáp án

Đáp án B

Đặt hiệu điện thế 1 chiều vào hai đầu cuộn dây thì trong mạch chỉ có điện trở ta có r=UI=602=30Ω.

Khi đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu cuộn dây thì trong mạch có cả điện trở và cảm kháng ta có:

I=UZZ=UI=601,2=50Ω=r2+ZL2ZL=Z2r2=502302=40Ω

Độ tự cảm của cuộn dây có độ lớn là
 
ZL=ωLL=ZLω=402πf=402.π.50=0,4πH

Câu 25:

Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơn-ghen là U = 25 kV. Coi vận tốc ban đầu của chùm êlectron phát ra từ catốt bằng không. Bước sóng nhỏ nhất của tia Rơn-ghen do ống này phát ra là
Xem đáp án

Đáp án A

Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơn-ghen là U = 25 kV. Coi vận tốc ban đầu của chùm êlectrôn phát ra từ catốt bằng không.

Bước sóng nhỏ nhất λmin của tia Rơn-ghen do ống này phát ra thỏa mãn:

hcλmin=eUλmin=hceU=4,96875.1011m


Câu 26:

Một lò xo nhẹ có k = 100 N/m, một đầu cố định, đầu còn lại gắn vật m = 0,1 kg. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy π2=10. Tại thời điểm t = 1s, độ lớn lực đàn hồi là 6N, thì tại thời điểm sau đó 2019 s, độ lớn của lực phục hồi là

Xem đáp án

Đáp án B

Chu kì của con lắc là: T=2πmk=2π0,1100=0,2s

Trong thời gian 2019 s, con lắc thực hiện được số chu kì là: n=2019T=20190,2=10095

Vậy sau 2019 s vật trở lại vị trí ở thời điểm t = 1s

Độ lớn lực phục hồi khi đó là: Fph=Fdh=6N


Câu 28:

Một đoạn mạch AB gồm các phần tử R, L, C mắc nối tiếp với R=50Ω; C thay đổi được. Gọi M là điểm nằm giữa L và C. Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosl00πt vào hai đầu đoạn mạch AB, U0 không đổi. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C=80πμF thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha 90° so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM. Giá trị của L có thể bằng
Xem đáp án

Đáp án C

Khi C=80πμFZC=125Ω thì u vuông pha với uRL điện áp hiệu dụng trên tụ đạt giá trị cực đại.

 Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác R2+ZL2=ZLZCmax ZL2125ZL+2500=0.

Phương trình trên ta có nghiệm ZL1=100ΩL=1πH, hoặc ZL2=25ΩL=14πH

Câu 29:

Trong quang phổ của nguyên tử hiđrô, ba vạch đầu tiên trong dãy Lai-man có bước sóng λ12=121,6nm; λ13=102,6nm; λ14=97,3nm. Bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy Ban-me và vạch đầu tiên trong dãy Pa-sen là
Xem đáp án

Đáp án D

Ta có: λ23=λ13.λ12λ12λ13=656,64nmλ24=λ14.λ12λ12λ14=486,9nm

Câu 30:

Sóng ngang truyền trên mặt chất lỏng với tần số 100 Hz. Trên cùng phương truyền sóng, hai điểm cách nhau 15 cm dao động ngược pha với nhau. Biết vận tốc truyền sóng trên dây khoảng từ 2,8 m/s đến 3,4 m/s. Vận tốc truyền sóng chính xác là
Xem đáp án

Đáp án A

Độ lệch pha giữa hai điểm dao động ngược pha với nhau:

Δφ=2π.Δxλ=2π.Δx.fv=2k+1π v=2Δx.f2k+1=302k+1m/s

Theo đề bài có: 2,8m/sv3,4m/s 2,8m/s302k+13,4m/s 3,9k4,8

Do k nguyên nên k = 4 v=302.4+1=3,33m/s


Câu 31:

Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, khoảng cách hai khe là a = 1mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là D = 2m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng 0,39μmλ0,76μm. Khoảng cách ngắn nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có hai bức xạ đơn sắc cho vân sáng là bao nhiêu?
Xem đáp án

Đáp án A

Vị trí có hai bức xạ cho vân sáng ứng với n = 1.

Quang phổ bậc k bắt đầu chồng lấn với quang phổ bậc (k - 1) khi: kλminDaknλmaxDa

knλminλmaxλmin=1.0,760,760,39=2,054k=3,4,5,...

Vậy vị trí đầu tiên có vân trùng nhau là vị trí quang phổ bậc 3 phủ lên quang phổ bậc 2

Vị trí gần vân trung tâm nhất để tại đó có hai bức xạ cho vân sáng là:

xmin=kminλminDa=3.0,39.21=2,34mm


Câu 32:

Tại O đặt một nguồn âm có công suất không đổi trong môi trường không hấp thụ âm. Một người đứng tại A cách nguồn âm 10 m và đi đến B thì nghe được âm có mức cường độ âm từ 80 dB đến 100 dB rồi giảm về 80 dB. Khoảng cách giữa hai điểm A, B bằng
Xem đáp án

Đáp án B

Tại O đặt một nguồn âm có công suất không đổi trong môi trường không (ảnh 1)

Khi đi từ A đến B, mức cường độ âm tăng từ 80 dB đến 100 dB rồi giảm về 80 dB, chứng tỏ mức cường độ âm tại A và B bằng nhau và bằng 80 dB (tam giác OAB cân tại O), mức cường độ âm lớn nhất bằng 100 dB.

Ta có: L=10logII0 mức cường độ âm lớn nhất khi I lớn nhất, vậy khoảng cách r từ điểm đó tới nguồn là nhỏ nhất. Vậy điểm có mức cường độ âm bằng 100 dB chính là chân đường cao hạ từ O xuống đường thẳng AB (điểm H).

Ta có: LHLA=20logOAOH 10080=20logOAOH OAOH=10OH=OA10=1010=1m

Vậy khoảng cách AB: AB=2AH=2OA2OH2 =210212=611m


Câu 33:

Dùng hạt prôtôn bắn vào hạt nhân liti37Li đang đứng yên làm xuất hiện 2 hạt α bay ra với cùng tốc độ là 21,37.106 m/s. Cho khối lượng của hạt 3 Li là 7,0144 u, của prôtôn là 1,0073 u, của hạt α là 4,0015 u; tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s. Tốc độ của prôtôn xấp xỉ bằng
Xem đáp án

Đáp án D

Q=mP+mLi2mαc2=1,0073+7,01442.4,0015.931=17,41MeV

Ta có: KP+Q=2KαKα=12mαvα2 12mPvP2+Q=2.12mαvα2

0,5.1,0073.931vP3.1082+17,41=4,0015.93121,37.1063.1082vP=16,93.106m/s


Câu 34:

Đặt một vòng dây kim loại tròn có bán kính 10 cm và điện trở 2Ω trong từ trường đều. Biết vectơ cảm ứng từ vuông góc với bề mặt vòng dây và trong thời gian 10 giây tăng đều độ lớn từ 0 đến 2T. Cường độ dòng điện cảm ứng trong thời gian từ trường thay đổi bằng:
Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: i=eR=ΔΦΔtR=ΔB.S.cosαRΔt

Chọn vectơ pháp tuyến sao cho góc tạo bởi vectơ pháp tuyến với vectơ cảm ứng từ bằng 0.

Thay số ta được: i=2.π.0,1210.2=π.103A=πmA

Câu 37:

Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng. Lúc đầu tụ được tích điện tới điện tích cực đại là 8 nC. Thời gian ngắn nhất để tụ phóng hết điện tích là 2πμs. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây là:
Xem đáp án

Đáp án B

Lúc đầu tụ được tích điện tới điện tích cực đại là q=Q0

Tụ phóng hết điện tích khi q = 0.

Thời gian để tụ phóng hết là: Δt=tQ00=T4=2πμs T=8πμs

Cường độ dòng điện cực đại: I0=ωQ0=2πTQ0

Suy ra cường độ dòng hiệu dụng bằng: I=I02=12.2πT.Q0 =2.π8π.106.8.109=2.103A


Câu 38:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m = 100g được treo vào đầu tự do của một lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Vật được đặt trên một giá đỡ nằm ngang tại vị trí lò xo không biến dạng. Cho giá đỡ M chuyển động nhanh dần đều xuống phía dưới với gia tốc a=2m/s2. Lấy g=10m/s2. Ở thời điểm lò xo dài nhất lần đầu tiên, khoảng cách giữa vật và giá đỡ gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m=100g được treo vào đầu tự do (ảnh 1)

Chọn chiều dương hướng xuống.

Ban đầu, tại vị trí cân bằng , lò xo dãn một đoạn: Δl=mgk=5cm

Giá đỡ M chuyển động nhanh dần đều hướng xuống  lực quán tính F hướng lên  vị trí cân bằng khi có giá đỡ M là O2, với O1O2=Fk=mak=1cm.

Giá đỡ đi xuống đến vị trí O2, vật và giá đỡ sẽ cách nhau.

Suy ra vật và giá đỡ có tốc độ: v=2aS=0,4m/s.

Khi tách ra, vị trí cân bằng của vật là O1  vật có li độ: x = -1 cm.

A=x2+v2ω2=3cm

Thời gian vật đi từ x = -1 cm x = A = 3 cm(lò xo có chiều dài lớn nhất lần đầu tiên) là t = 0,1351s.

Tính từ O2, giá đỡ M đi được quãng đường: s=vt+12at2=0,0723m=7,23cm.

Suy ra, khoảng cách 2 vật là: d=7,231+3=3,23cm gần 3 cm nhất


Câu 39:

Từ một trạm điện, điện năng được truyền tải đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Biết công suất truyền đến nơi tiêu thụ luôn không đổi, điện áp và cường độ dòng điện luôn luôn cùng pha. Ban đầu, nếu ở trạm điện chưa sử dụng máy biến áp thì điện áp hiệu dụng ở trạm điện bằng 119 lần  điện áp hiệu dụng nơi tiêu thụ. Để công suất hao phí trên đường dây truyền tải giảm 100 lần so với lúc đầu thì trạm điện cần sử dụng máy biến áp có tỉ lệ số vòng dây của cuộn thứ cấp so với cuộn sơ cấp là

Xem đáp án

Đáp án C

Khi chưa sử dụng máy biến áp, độ giảm hiệu điện thế tại nơi tiêu thụ là: ΔU=U1U1'=I1.R

Mà: U1U1'=119U1911U1=I1.R I1=2U111R

Công suất hao phí trên đường dây là: Php1=I12.R=4U12121R

Sử dụng máy biến áp, công suất hao phí trên dây là:

Php2=Php1100I22R=1100I12R I2=110I1=2U1110R

Công suất tại nơi tiêu thụ không đổi nên: Ptt=P1Php1=P2Php2

U1I1I12R=U2I2I22RU1.2U111R4U12121R=U2.2U1110R4U121102R2U1114U1121+4U11102=2U211041U1275=2U2110U2U1=8,2N2N1=U2U1=8,2


Câu 40:

Một chất điểm dao động điều hòa có li độ phụ thuộc theo thời gian được biểu diễn như hình vẽ bên. Biết các khoảng chia từ t1 trở đi bằng nhau nhưng không bằng khoảng chia từ 0 đến t1. Quãng đường chất điểm đi được từ thời điểm t2 đến thời điểm t3 gấp 2 lần quãng đường chất điểm đi được từ thời điểm 0 đến thời điểm t1 t3t2=0,2s. Độ lớn vận tốc của chất điểm tại thời điểm t3 xấp xỉ bằng

Một chất điểm dao động điều hòa có li độ phụ thuộc theo thời gian (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án D

Từ đồ thị ta thấy nửa chu kì ứng với 6 ô  1 chu kì ứng với 12 ô.

Khoảng cách mỗi ô là 0,2sT=12.0,2=2,4s ω=2π2,4=π1,2rad/s

Với mỗi ô, vectơ quay được góc tương ứng là: Δφ=ω.Δt=2πT.T12=π6rad

Ta có vòng tròn lượng giác:

Một chất điểm dao động điều hòa có li độ phụ thuộc theo thời gian (ảnh 2)

Từ vòng tròn lượng giác, ta thấy quãng đường vật đi từ thời điểm t2 đến thời điểm t3 là:

S=x3x2=Acosπ3Acosπ6 =A32A2

Theo đề bài ta có: S=2A6 A32A2=2.A6 A=7,344cm

Tốc độ cảu vật tại thời điểm t3 là: v2=ω2A2x2=ω2.A2A24 =ω2.34A2

v=32ωA=32.π1,2.7,344=16,65cm/s


Bắt đầu thi ngay