Bài tập cảm ứng điện từ
-
325 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hình vẽ nào sau đây xác định sai chiều của dòng điện cảm ứng:
Định luật lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
A- sai vì, theo quy tắc nắm bàn tay phải Icphải có chiều như sau:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Cách di chuyển nam châm để dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch như hình là:
Định luật lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Chọn phương án sai về các cực của nam châm trong các trường hợp sau:
Định luật lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
C - sai, cực của cam châm phải như sau:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong khung dây kín ABCD, biết rằng cảm ứng từ B đang giảm dần
+ Vì cảm ứng từ B đang giảm =>từ thông giảm =>cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_C}} \)phải cùng chiều với cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)
Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra chiều của dòng điện cảm ứng có chiều cùng với chiều kim đồng hồ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Một vòng dây dẫn hình tròn có thể quanh quanh trục đối xứng D. Vòng dây được đặt trong từ trường đều, có vecto cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tờ giấy, chiều hướng ra ngoài như hình vẽ. Từ vị trí ban đầu của vòng dây ta quay nhanh sang phải một góc 300. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây có chiều:
Cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)có chiều hướng từ trong ra ngoài ⊙⊙
Khi quay vòng dây sang phải một góc 300thì số đường sức từ xuyên qua vòng dây giảm nên chiều của từ trường cảm ứng cũng có chiều hướng từ trong ra ngoài \[\overrightarrow {{B_{cu}}} \uparrow \uparrow \vec B\]
Sử dụng quy tắc bàn tay phải xác định được chiều dòng điện cảm ứng có chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Khung dây MNPQ cứng, phẳng, diện tích 25 cm2, gồm 10 vòng dây. Khung dây được đặt trong từ trường B, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đường biểu diễn trên hình vẽ. Tính độ biến thiên của từ thông qua khung dây kể từ lúc t = 0 đến t = 0,4s?
Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{N = 10}\\{\alpha = {0^0}}\\{S = 25c{m^2} = {{25.10}^{ - 4}}{m^2}}\end{array}} \right.\)
Độ biến thiên của từ thông qua khung dây kể từ lúc t = 0 đến t = 0,4s là:
\[{\rm{\Delta \Phi }} = \left| {{\rm{\Delta }}B} \right|.N.S = \left| {{B_2}\; - {B_1}} \right|.NS = \left| {0 - {{2,4.10}^{ - 3}}} \right|{.10.25.10^{ - 4}}\; = {6.10^{ - 5}}\;Wb\]
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Đặt khung dây ABCD cạnh một dây dẫn thẳng có dòng điện như hình:
Thanh AB có thể trượt trên thanh DE và CF. Điện trở R không đổi và bỏ qua điện trở của các thanh. AB song song với dòng điện thẳng và chuyển động thẳng đều với vận tốc vuông góc với AB. Dòng điện cảm ứng trong mạch có chiều?
+ Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải cho dòng điện thẳng dài, ta có:
Từ trường \(\overrightarrow B \)do dòng I sinh ra có chiều hướng từ trong ra ngoài
+ Vận dụng quy tắc bàn tay trái cho đoạn dây AB thì dòng điện cảm ứng có chiều từ B đến A
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường đều có chiều như hình vẽ.
Thanh AB có thể trượt. Điện trở R không đổi và bỏ qua điện trở các thanh. Cường độ dòng điện cảm ứng trong mạch có biểu thức:
Ta có:
Từ trường \(\overrightarrow B \)có chiều hướng từ trong ra ngoài
Vận dụng quy tắc bàn tay phải cho đoạn dây AB thì dòng điện cảm ứng có chiều từ B đến A
Suất điện động cảm ứng:\[\left| {{e_C}} \right| = Blv\sin {90^0} = Blv\]
Dòng điện trong mạch: \[i = \frac{{{e_C}}}{R} = \frac{{Blv}}{R}\]Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Thanh kim loại AB dài 20cm kéo trượt đều trên hai thanh ray kim loại nằm ngang như hình vẽ:
Các dây nối với nhau bằng điện trở \[R = 3\Omega \], vận tốc của thanh AB là 12m/s. Hệ thống đặt trong từ trường đều có B = 0,4T, \(\overrightarrow B \)vuông góc với mạch điện.Chiều và độ lớn của dòng điện cảm ứng qua thanh AB là:
Suất điện động cảm ứng trong thanh: \[\left| {{e_C}} \right| = Blv\sin {90^0} = 0,4.0,2.12 = 0,96V\]
Cường độ dòng điện trong thanh: \[{I_C} = \frac{{{e_C}}}{R} = \frac{{0,96}}{3} = 0,32A\]
Áp dụng quy tắc bàn tay phải, ta suy ra chiều của dòng điện cảm ứng đi qua thanh AB theo chiều từ A đến B.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
Trong hình vẽ nào sau đây, từ thông gửi qua diện tích của khung dây dẫn có giá trị lớn nhất ?
Từ thông: \[{\rm{\Phi }} = NBS.\cos \alpha ;\,\,\alpha = \left( {\vec n;\vec B} \right)\]
Trong hình 1 và 2 ta có: \[\alpha = {90^0} \Rightarrow cos\alpha = 0 \Rightarrow {\rm{\Phi }} = 0\]
Trong hình 3 và 4 ta có \[\alpha {\rm{ }} = {\rm{ }}0^\circ {\rm{ }} \to {\rm{ }}cos\alpha {\rm{ }} = {\rm{ }}1{\rm{ }} \to {\rm{ }}\Phi {\rm{ }} = {\rm{ }}BS\]
Số đường sức từ trong hình 4 dày hơn → trong hình 4 từ thông Φ có giá trị lớn nhất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
Cho mạch điện như hình vẽ.
Hiện tượng tự cảm phát sinh khi mạch điện có hiện tượng nào sau đây:
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra
Cả ba trường hợp trên đều có sự biến đổi của dòng điện trong mạch
A- cường độ dòng điện từ 0 đến I
B- cường độ dòng điện từ I về 0
C- Khi di chuyển con chạy =>điện trở thay đổi =>cường độ dòng điện cũng thay đổi
=>Hiện tượng tự cảm xuất hiện trong cả ba trường hợp
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
Một ống dây dài được cuốn với mật độ 2000 vòng/mét. Ống dây có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc dòng điện trong ống dây biến đổi theo thời gian (đồ thị). Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Suất điện động tự cảm trong ống dây sau khi đóng công tắc với thời điểm t = 0,05s có giá trị:
Ta có:
+ Độ tự cảm của ống dây:
\[L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V = 4\pi {.10^{ - 7}}{2000^2}.({500.10^{ - 6}}) = {2,5.10^{ - 3}}\]
+Trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t = 0,05s cường độ dòng điện tăng từ 0A đến 5A
Suất điện động tự cảm trong ống dây trong khoảng thời gian này:
\[\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {{\rm{\Delta }}i} \right|}}{{{\rm{\Delta }}t}} = {2,5.10^{ - 3}}\frac{{\left| {5 - 0} \right|}}{{0,05}} = 0,25V\]
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
Sự biến đổi của dòng điện trong một mạch điện theo thời gian được cho trên hình 41.4. Gọi suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian 0s đến 1s là ℰ1, từ 1s đến 3s là ℰ2. Chọn đáp án đúng:
Suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian từ 0s đến 1s là:
\[{e_1} = L.\left| {\frac{{{\rm{\Delta }}{i_1}}}{{{\rm{\Delta }}{t_1}}}} \right| = L\left| {\frac{{{i_2} - {i_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}} \right| = L.\left| {\frac{{1 - 2}}{{1 - 0}}} \right| = L\,\,\,\left( 1 \right)\]
Suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian từ 1s đến 3s là:
\[{e_2} = L.\left| {\frac{{{\rm{\Delta }}{i_2}}}{{{\rm{\Delta }}{t_2}}}} \right| = L\left| {\frac{{{i_3} - {i_2}}}{{{t_3} - {t_2}}}} \right| = L.\left| {\frac{{0 - 1}}{{3 - 1}}} \right| = \frac{L}{2}\,\,\,\,\left( 2 \right)\]
Từ (1) và (2) suy ra: \[{e_1} = 2{e_2}\]Đáp án cần chọn là: B