IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội Dòng điện trong chất điện phân

Dòng điện trong chất điện phân

Dòng điện trong chất điện phân

  • 371 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện có suất điện động \[E = 12V\], điện trở trong \[r{\rm{ }} = \;1\Omega ,\;{R_2} = 12\Omega \;\]và là bình điện phân đựng dung dịch \[AgN{O_3}\]với điện cực anôt bằng bạc, \[{R_1} = 3\Omega ,\;{R_3} = 6\Omega \]. Cho biết bạc (Ag) có khối lượng mol là 108g/mol, hóa trị 1, hằng số Faraday F = 96500C/mol. Khối lượng bạc bám vào catot sau thời gian 16 phút 5 giây là

Xem đáp án

Cấu tạo mạch: \[\left( {{R_2}//{R_3}} \right)nt{R_1}\]

Ta có: \[{R_{23}} = \frac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = \frac{{12.6}}{{12 + 6}} = 4\,\,\left( {\rm{\Omega }} \right)\]

\[ \Rightarrow {R_N} = {R_1} + {R_{23}} = 3 + 4 = 7\,\,\left( {\rm{\Omega }} \right)\]

Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có:

\[I = \frac{E}{{{R_N} + r}} = \frac{{12}}{{7 + 1}} = 1,5\,\,\left( A \right) = {I_1} = {I_{23}}\]

Ta có: \[{U_{23}} = {I_{23}}.{R_{23}} = 1,5.4 = 6\,\,\left( V \right) = {U_2} = {U_3}\]

\[ \Rightarrow {I_2} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{6}{{12}} = 0,5\,\,\left( A \right)\]

Khối lượng bạc bám vào catot là:

\[{m_{Ag}} = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.{I_2}t = \frac{1}{{96500}}.\frac{{108}}{1}.0,5.\left( {16.60 + 5} \right) = 0,54\,\,\left( g \right)\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Cho mạch điện như hình vẽ:

\[E = 9V;r = 0,5\Omega \]. Bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat với hai cực bằng đồng. Đèn ghi 6V − 9W. Rxlà một biến trở. Điều chỉnh \[{R_x} = 12\Omega \;\]thì đèn sáng bình thường. Điện trở của bình điện phân là:

Xem đáp án

Ta có:

+ Điện trở của đèn: \[{R_d} = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{6^2}}}{9} = 4{\rm{\Omega }}\]

+ Cường độ dòng điện qua đèn: \[{I_d} = \frac{P}{U} = \frac{9}{6} = 1,5A\]

+  Ud= URx= 6V

=>Cường độ dòng điện qua Rx:\[{I_x} = \frac{{{U_{{R_x}}}}}{{{R_x}}} = \frac{6}{{12}} = 0,5A\]

Cường độ dòng điện chính trong mạch: I = Id+ Ix= 1,5 + 0,5 = 2A

Mặt khác: \[I = \frac{E}{{{R_N} + r}} \to {R_N} = \frac{E}{I} - r = \frac{9}{2} - 0,5 = 4{\rm{\Omega }}\]

Mạch ngoài gồm: Rb( điện trở bình điện phân) nt (Rd// Rx)

\[{R_{dx}} = \frac{{{R_d}{R_x}}}{{{R_d} + {R_x}}} = \frac{{4.12}}{{4 + 12}} = 3{\rm{\Omega }}\]

\[{R_N} = {R_b} + {R_{dx}} \to {R_b} = 4 - 3 = 1{\rm{\Omega }}\]

Đáp án cần chọn là: D


Câu 3:

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân và điện lượng tải qua bình

Đương lượng điện hóa của chất điện phân trong bình này là:

Xem đáp án

Theo định luật I - Faraday, ta có: m = kq

\[ \to k = \frac{m}{q} = \frac{{{{2,236.10}^{ - 4}}}}{{200}} = {1,118.10^{ - 6}}kg/C\]

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

Bình điện phân có anốt làm bằng kim loại của chất điện phân có hóa trị 2. Cho dòng điện 0,2A chạy qua bình trong 16 phút 5 giây thì có 0,064g chất thoát ra ở điện cực. Kim loại dùng làm anốt của bình điện phân là:

Xem đáp án

Ta có:

Khối lượng chất thoát ra ở điện cực:

\[m = \frac{1}{F}\frac{A}{n}It \leftrightarrow 0,064 = \frac{1}{{96500}}\frac{A}{2}.0,2.(16.60 + 5) \to A = 64\]

=>Kim loại dùng làm anot của bình điện phân là đồng có số khối A = 64

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Một bình điện phân dung dịch CuSO4có anốt làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân \[R{\rm{ }} = {\rm{ }}8\left( \Omega \right),\]được mắc  vào hai cực của bộ nguồn E = 9(V), điện trở trong\[r{\rm{ }} = {\rm{ }}1\left( \Omega \right)\]. Cho ACu= 64(đvc), nCu = 2. Khối lượng Cu bám vào ca tốt trong thời gian 5h có giá trị là:

Xem đáp án

Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là  \[I = \frac{E}{{R + r}} = \frac{9}{{8 + 1}} = 1\left( A \right)\]

Khối lượng Cu bám vào ca tốt trong thời gian 5h là

\[m = \frac{1}{F}\frac{A}{n}It = \frac{1}{{96500}}.\frac{{64}}{2}.1.5.3600 = 5,97g\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Điện phân cực dương tan một dung dịch trong 20 phút thì khối lượng cực âm tăng thêm 4 gam. Nếu điện phân trong một giờ với cùng cường độ dòng điện như trước thì khối lượng cực âm tăng thêm là

Xem đáp án

Ta có:

+ Khi điện phân trong thời gian t1= 20 phút = 1200s: \[{m_1} = 4g = \frac{{AI{t_1}}}{{Fn}}\]+ Khi điện phân trong thời gian t2= 1giờ = 3600s:  \[{m_2} = \frac{{AI{t_2}}}{{Fn}}\]

\[\frac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \frac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \frac{{3600}}{{1200}} = 3 \to {m_2} = 3{m_1} = 3.4 = 12\,g\]

Đáp án cần chọn là: B


Câu 7:

Người ta dùng 3636 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động \[{E_0} = 1,5V\], điện trở trong \[r = 0,9\Omega \;\]để cung cấp điện cho một bình điện phân đựng dung dịch ZnSO4với cực dương bằng kẽm, có điện trở \[R = 3,6\Omega \]. Mắc hỗn hợp đối xứng bộ nguồn sao cho dòng điện qua bình điện phân là lớn nhất. Tính lượng kẽm bám vào catốt của bình điện phân trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây. Biết kẽm có \[A = 65,n = 2\].

Xem đáp án

Gọi x - là số nhánh

=>Số nguồn trên một nhánh là: \[y = \frac{{36}}{x}\]

Ta có:

+ Suất điện động của bộ nguồn: \[{E_b} = y{E_0} = \frac{{36}}{x}{E_0} = \frac{{54}}{x}\]

+ Điện trở trong của bộ nguồn: \[{r_b} = \frac{{yr}}{x} = \frac{{\frac{{36}}{x}.0,9}}{x} = \frac{{32,4}}{{{x^2}}}\]

Cường độ dòng điện qua mạch: \[I = \frac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \frac{{\frac{{54}}{x}}}{{3,6 + \frac{{32,4}}{{{x^2}}}}} = \frac{{54}}{{3,6x + \frac{{32,4}}{x}}}\]

Imaxkhi mẫu min

Ta có:

\[3,6{\rm{x}} + \frac{{32,4}}{x} \ge 2\sqrt {3,6{\rm{x}}.\frac{{32,4}}{x}} = 21,6\]

Dấu “=” xảy ra khi \[3,6{\rm{x}} = \frac{{32,4}}{x} \to x = 3\]Khi đó : Imax= 2,5A

Khối lượng kẽm bám vào catốt của bình điện phân trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây là:

\[m = \frac{1}{F}\frac{A}{n}It = \frac{1}{{96500}}\frac{{65}}{2}.2,5.(60.60 + 4.60 + 20) = 3,25g\]

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay