IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội Phép chiếu song song trong không gian

Phép chiếu song song trong không gian

Phép chiếu song song trong không gian

  • 320 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hình chiếu của một đường thẳng qua phép chiếu song song theo phương song song với đường thẳng đó trên mặt phẳng chiếu là:

Xem đáp án

Hình chiếu của đường thẳng qua phép chiếu song song theo phương song song với đường thẳng đó trên mặt phẳng chiếu là một điểm. Điểm đó là giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 2:

Cho lăng trụ tam giác ABC.A′B′C′, gọi M,N lần lượt là hai điểm bất kỳ phân biệt nằm trên các cạnh AB′,A′B. Hình chiếu của chúng qua phép chiếu song song theo phương CC′ trên mặt phẳng (A′B′C′) lần lượt là M′,N′. Chọn kết luận không đúng:

Xem đáp án

Qua M kẻ đường thẳng song song với AA′ cắt A′B′ tại MM′⇒MM′//AA′//CC′ nên M′ là hình chiếu của M qua phép chiếu bài cho.

Tương tự \[N' \in A'B'\] mà \[NN'//BB'\] cũng là ảnh của N qua phép chiếu bài cho.

Khi đó \[M'N' \subset A'B',MM'//AA',M'N'//AB\] nên các đáp án B, C, D đều đúng.

Đáp án A sai vì MN và M′N′ không song song.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 3:

Hình chiếu của hình chữ nhật không thể là hình nào trong các hình sau?

Xem đáp án

Do phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau, nên không thể có đáp án A.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Cho điểm M′ là hình chiếu của \[M \notin (\alpha )\;\] trên mặt phẳng (α) qua phép chiếu song song theo phương chiếu \[l \bot (\alpha ).\] Kết luận không đúng là:

Xem đáp án

Vì M′ là hình chiếu của  nên \[MM'//l\] nên A đúng.

Lại có \[l \bot \left( \alpha \right) \Rightarrow MM' \bot \left( \alpha \right)\] nên C đúng, B sai.

Hiển nhiên \[M' \in \left( \alpha \right)\] nên D đúng.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

Qua phép chiếu song song, tính chất nào của hai đường thẳng không được bảo toàn ?

Xem đáp án

Qua phép chiếu song song, tính chất chéo nhau không được bảo toàn.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng:

Xem đáp án

Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành đường thẳng song song hặc trùng nhau.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

Cho tam giác ABC ở trong mp(α) và phương l. Biết hình chiếu (theo phương l) của tam giác ABC lên mp(P) không song song (α) là một đoạn thẳng nằm trên giao tuyến. Khẳng định nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Khi phương chiếu l thỏa mãn \[\left( \alpha \right)//l\] hoặc \[\left( \alpha \right) \supset l\] thì các đoạn thẳng AB,BC,CA có hình chiếu lên (P) nằm trên giao tuyến của (α) và (P).

Đáp án cần chọn là: C


Câu 8:

Cho điểm \[M \in (\alpha )\;\] và phương l không song song với (α). Hình chiếu của M lên (α) qua phép chiếu song song theo phương l là:

Xem đáp án

Hình chiếu của một điểm nằm trên mặt phẳng qua phép chiếu song song lên mặt phẳng đó là chính điểm đó.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 9:

Hình bình hành có thể là hình biểu diễn của hình nào sau đây?

Xem đáp án

Một hình bình hành bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình bình hành tùy ý cho trước ( hình vuông, hình thoi, hình chữ nhật, hình bình hành…)

Đáp án cần chọn là: A


Câu 10:

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Hình chiếu của A′B qua phép chiếu song song theo phương CB′ trên mặt phẳng (ABD) là:

Xem đáp án

Xét phép chiếu theo song song theo phương CB′ lên mặt phẳng (ABD).

Ta có: \[B \in \left( {ABD} \right)\] nên hình chiếu của B qua phép chiếu là chính nó.

Lại có: \[A'D//CB'\] nên hình chiếu của A′ qua phép chiếu là điểm D.

Do đó hình chiếu của A′B qua phép chiếu là BD.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 11:

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Gọi các điểm M,N tương ứng trên các đoạn AC′,B′D′ sao cho MN song song với BA′. Tỉ số\(\frac{{MA}}{{MC'}}\) là:

Xem đáp án

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Gọi các điểm M,N tương ứng trên các đoạn AC′,B′D′ sao cho MN song song với BA′. Tỉ số (ảnh 1)

Xét phép chiếu song song lên mặt phẳng (A′B′C′D′) theo phương chiếu BA′. Ta có N là ảnh của M hay N chính là giao điểm của B′D′ và ảnh AC′ qua phép chiếu này.

Do đó ta xác định M,N như sau:

Trên A′B′ kéo dài lấy điểm K sao cho \[A'K = B'A'\] thì ABA′K là hình bình hành nên \[AK//BA'\] suy ra K là ảnh của A trên (A′B′C′D′) qua phép chiếu song song theo phương BA′.

Gọi \[N = B'D' \cap KC'\] Đường thẳng qua N và song song với AK cắt AC′ tại M. Ta có M,N là các điểm cần xác định.

Theo định lí Thales, ta có \[\frac{{MA}}{{MC'}} = \frac{{NK}}{{NC'}} = \frac{{KB'}}{{C'D'}} = 2\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 12:

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của CD và CC′. Kẻ đường thẳng Δ đi qua M đồng thời cắt AN và A′BA′B tại I,J. Hãy tính tỉ số \(\frac{{IM}}{{{\rm{IJ}}}}\).

Xem đáp án

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của CD và CC′. Kẻ đường thẳng Δ đi qua M đồng thời cắt AN và A′BA′B tại I,J. Hãy tính tỉ số  (ảnh 1)

Xét phép chiếu song song lên (ABCD) theo phương chiếu A′B. Khi đó ba điểm J,I,M lần lượt có hình chiếu là B,I′,M. Do J,I,M thẳng hàng nên B,I′,M cũng thẳng hàng. Gọi N′ là hình chiếu của N thì AN′ là hình chiếu của AN. Vì \[I \in AN \Rightarrow I' \in AN' \Rightarrow I' = BM \cap AN'\]

Từ phân tích trên suy ra cách dựng:

Lấy \[I' = AN' \cap BM\].

Trong (ANN′) dựng \[II'\parallel NN'\]( đã có \[NN'\parallel CD'\]) cắt AN tại I.

Vẽ đường thẳng MI, đó chính là đường thẳng cần dựng.

Ta có \[MC = CN'\] suy ra \[MN' = CD = AB\]. Do đó I′ là trung điểm của BM. Mặt khác \[II'\parallel JB\] nên II′ là đường trung bình của tam giác MBJ, suy ra \[IM = IJ \Rightarrow \frac{{IM}}{{IJ}} = 1\].

Đáp án cần chọn là: D


Câu 13:

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Gọi M là điểm trên cạnh AC sao cho AC=3MC. Lấy N trên cạnh C′D sao cho C′N=xC′D. Với giá trị nào của xx thì MN//BD′.

Xem đáp án

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Gọi M là điểm trên cạnh AC sao cho AC=3MC. Lấy N trên cạnh C′D sao cho C′N=xC′D. Với giá trị nào của xx thì MN//BD′.Ta có: M là điểm trên cạnh AC sao cho AC=3MC. N (ảnh 1)

Ta có: M là điểm trên cạnh AC sao cho AC=3MC. Nên M là trọng tâm của tam giác BCD.

Gọi O và I lần lượt là trung điểm của AC và DD′. Khi đó ta có: \[BD'\;//\;\left( {IAC} \right)\]

Trong \[\left( {CDD'C'} \right)\] gọi\[N' = CI \cap C'D\] Suy ra N′ là trọng tâm tam giác CDD′.

Do đó: \[\frac{{CM}}{{CO}} = \frac{2}{3} = \frac{{CN'}}{{CI}} \Rightarrow MN'\;//\;OI\] mà\[OI\;//\;BD'\] nên\[MN'\;//\;BD'\]

Vậy\[N' \equiv N\] và\[x = \frac{2}{3}\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 14:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm SD, N là trọng tâm tam giác SAB. Đường thẳng MN cắt mặt phẳng (SBC) tại điểm I. Tính tỷ số \(\frac{{IN}}{{IM}}\)

Xem đáp án

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm SD, N là trọng tâm tam giác SAB. Đường thẳng MN cắt mặt phẳng (SBC) tại điểm I. Tính tỷ số (ảnh 1)

Gọi J;E lần lượt là trung điểm SA;AB.

Trong mặt phẳng (BCMJ) gọi \[I = MN \cap BC\]

Ta có: IM là đường trung tuyến của tam giác SID.

Trong tam giác ICD ta có BE song song và bằng\[\frac{1}{2}CD\] nên suy ra BE là đường trung bình của tam giác ICD⇒EI là trung điểm ID⇒SE là đường trung tuyến của tam giác SID.

Ta có: \[N = IM \cap SE \Rightarrow N\]  là trọng tâm tam giác\[SID \Rightarrow \frac{{IN}}{{IM}} = \frac{2}{3}\]

Đáp án cần chọn là: D


Câu 15:

Cho hình bình hành ABCD. Qua A, B, C, D lần lượt vẽ các nửa đường thẳng Ax, By, Cz, Dt ở cùng phía so với mặt phẳng (ABCD), song song với nhau và không nằm trong (ABCD). Một mặt phẳng (P) cắt Ax, By, Cz, Dt tương ứng tại A′, B′, C′, D′ sao cho \[{\rm{A}}A' = 3,BB' = 5,CC' = 4\]. Tính DD′.

Xem đáp án

Cho hình bình hành ABCD. Qua A, B, C, D lần lượt vẽ các nửa đường thẳng Ax, By, Cz, Dt ở cùng phía so với mặt phẳng (ABCD), song song với nhau và không nằm trong (ABCD). Một mặt phẳng (P) cắt (ảnh 1)

Do (P) cắt mặt phẳng (Ax,By) theo giao tuyến A′B′; cắt mặt phẳng (Cz,Dt) theo giao tuyến C′D′, mà hai mặt phẳng (Ax,By) và (Cz,Dt) song song nên \[A'B'//C'D'\]

Tương tự có \[A'D'//B'C'\] nên A′B′C′D′ là hình bình hành.

Gọi O, O′ lần lượt là tâm ABCD và A′B′C′D′. Dễ dàng có OO′ là đường trung bình của hai hình thang AA′C′C và BB′D′D nên\[OO' = \frac{{AA' + CC'}}{2} = \frac{{BB' + DD'}}{2}\]

Từ đó ta có DD′=2.

 Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay