Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Giải VTH Toán 7 CTST Bài 2: Đa thức một biến có đáp án

Giải VTH Toán 7 CTST Bài 2: Đa thức một biến có đáp án

Giải VTH Toán 7 CTST Bài 2: Đa thức một biến có đáp án

  • 71 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đa thức nào dưới đây là đa thức một biến?

A. x2 + y + 5;

B. x3 – 2x2 + 2;

C. xy + x2 – 4;

D. xyz – yz + 6.

Xem đáp án

Lời giải

Đa thức một biến là tổng những đơn thức cùng một biến.

Vậy chọn đáp án B.


Câu 3:

Hệ số cao nhất của đa thức 5x6 + 6x5 + x4 – 3x2 – 5x + 7 là:

A. 6;

B. 7;

C.4;

D.5.

Xem đáp án

Lời giải

Hệ số cao nhất của đa thức là hệ số của số hạng có bậc cao nhất.

Hệ số cao nhất của đa thức 5x6 + 6x5 + x4 – 3x2 – 5x + 7 là hệ số của số hạng 5x6 là 5.

Vậy chọn đáp án D.


Câu 4:

Giá trị của đa thức f(x) = x3 – 2x2 + 2 tại x = –1 là:

A. 5;

B. –1;

C. 1;

D. 2.

Xem đáp án

Lời giải

f(–1) = (–1)3 – 2.( –1)2 + 2 f(–1) = \[ - \]1.

Vậy chọn đáp án B.


Câu 5:

Sắp xếp đa thức P(x) = 4x + 3 – 5x2 + x3 + 2x4 theo thứ tự lũy thừa giảm dần và tăng dần của biến x.
Xem đáp án

Lời giải

Thứ tự lũy thừa giảm dần: P(x) = 2x4 + x3 – 5x2 + 4x + 3

Thứ tự lũy thừa tăng dần: P(x) = 3 + 4x – 5x2 + x3 + 2x4.


Câu 6:

Cho đa thức Q(x) = 5x7 – 7x6 + 5x5 – 4x4 + 7x6 – 3x2 + 1 – 5x7 – 3x5. Bậc của đa thức đã cho là bao nhiêu?
Xem đáp án

Lời giải

Q(x) = 5x7 – 7x6 + 5x5 – 4x4 + 7x6 – 3x2 + 1 – 5x7 – 3x5

Q(x) = –7x6 + 7x6 + 5x7 – 5x7 + 5x5 – 3x5 – 4x4 – 3x2 + 1

Q(x) = 2x5 – 4x4 – 3x2 + 1

Trong đa thức trên, số mũ lớn nhất của biến x là 5. Ta nói đa thức Q(x) có bậc là 5.


Câu 7:

Cho đa thức P(x) = 2 + 5x2 – 3x3 + 4x – 2x – x3 + 6x5 . Thu gọn và sắp xếp đa thức đã cho theo thứ tự lũy thừa giảm dần.
Xem đáp án

Lời giải

P(x) = 2 + 5x2 – 3x3 + 4x – 2x – x3 + 6x5

P(x) = 2 + 5x2 – 3x3 – x3 + 6x5 + 4x – 2x

P(x) = 2 + 5x2 – 4x3 + 6x5 + 2x.

Sắp xếp đa thức theo thứ tự giảm dần: P(x) = 6x5 – 4x3 + 5x2 + 2x + 2.


Câu 8:

Hãy xác định các hệ số của đa thức 6x5 – x4 + 5x2 – x + 2
Xem đáp án

Lời giải

Hệ số của x5 là 6, hệ số của x4 là \[ - \]1, hệ số của x2 là 5, hệ số của x là \[ - \]1, 2 là hệ số tự do.


Câu 9:

Tính giá trị của đa thức P(x) = –4x4 + 7x3 – 3x2 + 1 tại x = –2; x = 0.
Xem đáp án

Lời giải

P(–2) = –4.(–2)4 + 7.(–2)3 –3.(–2)2 + 1 = –131

P(0) = –4.04 + 7.03 –3.02 + 1 = 1.


Câu 10:

An có một số viên bi, Bình còn 10 viên bi. Châu nói rằng anh ấy có số viên bi nhiều hơn tổng số viên bi của An và Bình là 3 viên. Hãy viết một đa thức biểu diễn tổng số viên bi mà ba bạn đang có.
Xem đáp án

Lời giải

Gọi số viên bi An có là x (viên bi), Bình còn 10 viên bi.

Châu nói rằng anh ấy có số viên bi nhiều hơn tổng số viên bi của An và Bình là 3 viên nên số viên bi mà Châu có: (x + 10) + 3 = x + 13 (viên bi).

Vậy tổng số viên bi mà ba bạn đang có là: x + 10 + x + 13 = 2x + 23 (viên bi).


Câu 11:

Hiện nay, tuổi của ba bạn Bình gấp 3 lần tuổi của Bình. Tuổi của ông nội Bình nhiều hơn tổng tuổi của Bình và ba Bình là 12 tuổi.

a) Hãy viết một đa thức biểu diễn tổng số tuổi của Bình, ba Bình và ông nội của Bình;

Xem đáp án

Lời giải

a) Gọi số tuổi của bạn Bình là x (tuổi).

Tuổi của ba bạn Bình gấp 3 lần tuổi của Bình nên tuổi của ba bạn Bình là: 3x (tuổi)

Tuổi của ông nội Bình nhiều hơn tổng tuổi của Bình và ba Bình là 12 tuổi nên tuổi của ông nội Bình là: (x + 3x) + 12 = 4x + 12 (tuổi).

Đa thức biểu diễn tổng số tuổi của Bình, ba Bình và ông nội của Bình là: x + 3x + 4x + 12 = 8x + 12 (tuổi).


Câu 12:

b) Nếu năm nay tuổi của Bình là 12 tuổi thì tuổi của ba của Bình và ông nội của Bình là bao nhiêu?
Xem đáp án

Lời giải

b) Nếu năm nay tuổi của Bình là 12 tuổi thì tuổi của ba của Bình là: 3.12 = 36 (tuổi)

Tuổi của ông nội bạn Bình là: 4.12 + 12 = 60 (tuổi).


Câu 14:

b) Quả bóng ở độ cao bao nhiêu so với mặt đất tại thời điểm t =1 giây?

Xem đáp án

Lời giải

b) Quả bóng được sút lên từ độ cao so với mặt đất tại t = 1 giây là: h(0) = \[ - \]4.12 + 8.1 + 1 = 5 (mét)

Bắt đầu thi ngay