Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Giải VTH Toán 7 CTST Bài 3. Đại lượng tỉ lệ nghịch có đáp án

Giải VTH Toán 7 CTST Bài 3. Đại lượng tỉ lệ nghịch có đáp án

Giải VTH Toán 7 CTST Bài 3. Đại lượng tỉ lệ nghịch có đáp án

  • 55 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 4 thì y = 10.

y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ là:

A. 12;

B. 40;

C. \(\frac{5}{2}\);

D. \(\frac{2}{5}\).

Xem đáp án

Lời giải

Gọi a là hệ số tỉ lệ của y và x ( a ≠ 0). Ta có y liên hệ với x theo công thức y = \(\frac{{\rm{a}}}{{\rm{x}}}\) hay

xy = a.

Khi x = 4 thì y = 10. Thay vào công thức ta có: 4.10 = a = 40.

Vậy đáp án đúng là B.


Câu 2:

Đẳng thức biểu diễn x theo y là:

A. xy = 40;

B. x = \(\frac{{40}}{{\rm{y}}}\);

C. y = \(\frac{{40}}{{\rm{x}}}\);

D. 1 = \(\frac{{{\rm{40}}}}{{{\rm{xy}}}}\).

Xem đáp án

Lời giải

Theo đề bài, x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên x liên hệ với y theo công thức x = \(\frac{{\rm{a}}}{{\rm{y}}}\) với a là hằng số khác 0.

Khi x = 4 thì y = 10. Thay vào công thức ta có: a = 4.10 = 40.

Như vậy x liên hệ với y theo công thức x = \(\frac{{40}}{{\rm{y}}}\).

Đáp án đúng là B.


Câu 3:

Cho giá trị của y = 60, giá trị của x là:

A. \(\frac{2}{3}\);

B. 30;

C. \(\frac{3}{2}\);

D. 20.

Xem đáp án

Lời giải

Ta có x liên hệ với y theo công thức x = \(\frac{{40}}{{\rm{y}}}\).

Khi y = 60, thay vào công thức ta được: x = \(\frac{{40}}{{60}} = \frac{2}{3}\).

Vậy đáp án đúng là A.


Câu 4:

Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau. Hãy điền các giá trị chưa biết trong bảng sau:

x

5

6

–10

 

20

12

 

y

 

 

–8

9

 

 

3

Xem đáp án

Lời giải

Hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau nên ta có y liên hệ với x theo công thức:

y = \(\frac{{\rm{a}}}{{\rm{x}}}\) với a ≠ 0.

Theo đề bài khi x = –10 thì y = –8, thay vào công thức ta được: –8 = \(\frac{{\rm{a}}}{{ - 10}}\).

Suy ra a = –10. ( –8 ) = 80.

Như vậy y liên hệ với x theo công thức y = \(\frac{{{\rm{80}}}}{{\rm{x}}}\) (1).

Khi x = 5, thay vào (1) được: y = \(\frac{{80}}{5}\) = 16.

Khi x = 6, thay vào (1) được: y = \(\frac{{80}}{6} = \frac{{40}}{3}\).

Khi y = 9, thay vào (1) được: 9 = \(\frac{{80}}{{\rm{x}}}\) suy ra x = \(\frac{{80}}{9}\).

Khi x = 20, thay vào (1) được: y = \(\frac{{80}}{{20}} = 4\).

Khi x = 12, thay vào (1) được: y = \(\frac{{80}}{{12}} = \frac{{20}}{3}\).

Khi y = 3, thay vào (1) được: 3 = \(\frac{{80}}{{\rm{x}}}\) suy ra x = \(\frac{{80}}{3}\).

x

5

6

–10

\(\frac{{80}}{9}\)

20

12

\(\frac{{80}}{3}\)

y

16

\(\frac{{40}}{3}\)

–8

9

4

\(\frac{{20}}{3}\)

3


Câu 5:

Xác định mối liên hệ giữa hai cạnh của hình chữ nhật có cùng diện tích S. Sau đó hãy điền giá trị tương ứng của các cạnh x và y của hình chữ nhật (đơn vị đo là mét), biết diện tích hình chữ nhật là S = 160 m2.

x

16

 

8

12

4

y

 

20

 

 

 

Xem đáp án

Lời giải

Ta có: xy = S nên ta nói x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ S.

Theo đề bài S = 160 m2 nên công thức liên hệ giữa x và y là: xy = 160 hay y = \(\frac{{160}}{{\rm{x}}}\) hay

x = \(\frac{{160}}{{\rm{y}}}\).

Khi x = 16 thì y = \(\frac{{160}}{{\rm{x}}}\) = \(\frac{{160}}{{16}}\) = 10.

Khi y = 20 thì x = \(\frac{{160}}{{\rm{y}}}\) = \(\frac{{160}}{{20}}\) = 8.

Khi x = 8 thì y = \(\frac{{160}}{{\rm{x}}}\) = \(\frac{{160}}{8}\) = 20.

Khi x = 12 thì y = \(\frac{{160}}{{\rm{x}}}\) = \(\frac{{160}}{{12}} = \frac{{40}}{3}\).

Khi x = 4 thì y = \(\frac{{160}}{{\rm{x}}}\) = \(\frac{{160}}{4}\) = 40.

x

16

8

8

12

4

y

10

20

20

\(\frac{{40}}{3}\)

40


Câu 6:

Bình muốn cắt một tấm bìa hình chữ nhật có diện tích bằng 30 cm2. Gọi a (cm) và b (cm) là độ dài hai cạnh của tấm bia đó. Hãy chứng tỏ a và b tỉ lệ nghịch với nhau và tính a theo b.
Xem đáp án

Lời giải

Diện tích hình chữ nhật là tích độ dài hai cạnh của hình chữ nhật đó.

Diện tích tấm bìa Bình muốn cắt là: S = ab = 30 ( cm2 ).

Ta có ab = 30 hay a = \(\frac{{30}}{{\rm{b}}}\) hay b = \(\frac{{30}}{{\rm{a}}}\) nên ta nói a và b tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ 30. (định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch).

Ta có thể tính a theo b: a = \(\frac{{30}}{{\rm{b}}}\)

Hoặc tính b theo a: b = \(\frac{{30}}{{\rm{a}}}\).


Câu 7:

Một đội sản xuất có 30 công nhân phải làm xong một công việc trong 10 giờ. Nhưng khi bắt đầu công việc thì đội phải điều động 5 công nhân đi làm việc khác. Hỏi đội đã hoàn thành công việc đó trong mấy giờ? Giả sử năng suất lao động của mỗi người là như nhau.
Xem đáp án

Lời giải

Sau khi điều động 5 công nhân đi, đội còn lại 30 – 5 = 25 (công nhân).

Gọi số giờ đội cần để hoàn thành công việc sau khi điều động 5 công nhân đi là x ( x > 0).

Do số công nhân và số giờ là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: \(\frac{{30}}{{25}} = \frac{{\rm{x}}}{{10}}\).

Suy ra x = \(\frac{{30}}{{25}}.10 = 12\).

Vậy sau khi điều động 5 công nhân đi, đội đã hoàn thành công việc trong 12 giờ.


Câu 8:

Để chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, An dự định mua 24 bông hoa hồng với số tiền định trước. Nhưng vào dịp lễ, giá hoa tăng 20%. Hỏi cùng số tiền đó, thực tế An sẽ mua được bao nhiêu bông hoa?
Xem đáp án

Lời giải

Gọi số bông hoa thực tế An mua được là x2 ( x2 ℕ* ).

Gọi số tiền để mua 1 bông hồng ban đầu là y1, số tiền mua 1 bông hồng thực tế là y2

(y1, y2 > 0). Theo đề bài, giá hoa tăng 20% nên y2 = y1 + 20%y1 = \(\frac{6}{5}\)y1 hay \(\frac{{{{\rm{y}}_{\rm{2}}}}}{{{{\rm{y}}_{\rm{1}}}}} = \frac{6}{5}\).

An dự định mua 24 bông hoa. Do số bông hoa mua được và giá mỗi bông hoa là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: \(\frac{{24}}{{{{\rm{x}}_{\rm{2}}}}} = \frac{{{{\rm{y}}_{\rm{2}}}}}{{{{\rm{y}}_{\rm{1}}}}} = \frac{6}{5}\)

Suy ra x2 = 24 : \(\frac{6}{5}\)= 20.

Vậy thực tế An mua được 20 bông hồng.


Câu 9:

Một đội gồm 30 người có thể gặt một cánh đồng trong 17 ngày. Nếu ruộng được gặt trong 10 ngày thì cần bổ sung thêm bao nhiêu người? Giả sử năng suất lao động của mỗi người là như nhau.
Xem đáp án

Lời giải

Giả sử đội cần có x (người) để gặt một cánh đồng trong 10 ngày (x ℕ*).

Do số người trong đội và số ngày để đội gặt hết cánh đồng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:

30.17 = 10x.

Suy ra x = \(\frac{{30.17}}{{10}} = 51\).

Như vậy cần thêm vào đội 51 – 30 = 21 người để có thể gặt hết cánh đồng đó trong 10 ngày.


Câu 10:

Bốn đội máy cày gồm 36 máy làm việc trên bốn cánh đồng có diện tích bằng nhau. Đội thứ nhất hoàn thiện công việc trong 4 ngày, đội thứ hai trong 6 ngày, đội thứ ba trong 10 ngày và đội thứ tư trong 12 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy cày? Giả sử năng suất của các máy là như nhau.
Xem đáp án

Lời giải

Gọi số máy cày của đội thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt là x, y, z, t  (x, y, z, t ℕ*).

Do số máy cày trong đội và số ngày để đội hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: 4x = 6y = 10z = 12t hay \(\frac{{\rm{x}}}{{\frac{1}{4}}} = \frac{{\rm{y}}}{{\frac{1}{6}}} = \frac{{\rm{z}}}{{\frac{1}{{10}}}} = \frac{{\rm{t}}}{{\frac{1}{{12}}}}\)

Tổng số máy cày của 4 đội là 36 máy nên x + y + z + t = 36.

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau: \(\frac{{\rm{x}}}{{\frac{1}{4}}} = \frac{{\rm{y}}}{{\frac{1}{6}}} = \frac{{\rm{z}}}{{\frac{1}{{10}}}} = \frac{{\rm{t}}}{{\frac{1}{{12}}}} = \frac{{{\rm{x}} + {\rm{y}} + {\rm{z}} + {\rm{t}}}}{{\frac{1}{4} + \frac{1}{6} + \frac{1}{{10}} + \frac{1}{{12}}}} = \frac{{36}}{{\frac{3}{5}}} = 60\).

Suy ra x = 60.\(\frac{1}{4}\) = 12; y = 60.\(\frac{1}{6}\)= 10; z = 60.\(\frac{1}{{10}}\)= 6; t = 60.\(\frac{1}{{12}}\)= 5.

Vậy số máy cày của đội thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt là 12, 10, 6, 5 máy cày.


Bắt đầu thi ngay