[Năm 2022] Đề thi thử môn Sinh học THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
( Năm 2022 )Đề thi thử môn Sinh học THPT Quốc gia có lời giải ( Đề số 10)
-
23009 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong cơ thể thực vật, bào quan nào sau đây thực hiện chức năng quang hợp?
Trong cơ thể thực vật, lục lạp thực hiện chức năng quang hợp.
Chọn B.
Câu 2:
Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
Phương pháp:
Các loài côn trùng có hệ tuần hoàn hở.
Cách giải:
Châu chấu có hệ tuần hoàn hở.
Chọn D
Câu 3:
Trong cấu tạo của phân tử ARN, không có loại nuclêôtit nào sau đây?
Trong cấu tạo của phân tử ARN, không có loại nuclêôtit loại Timin (chỉ có A, U, G, X).
Chọn C
Câu 4:
Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho đời con có ưu thế lai cao nhất?
Phương pháp:
Siêu trội là con ở thể dị hợp sẽ thể hiện vượt trội hơn cả thể đồng hợp. Càng có nhiều cặp gen dị hợp thì tính siêu trội càng biểu hiện rõ.
Cách giải:
Theo giả thuyết siêu trội kiểu gen càng có nhiều cặp gen dị hợp thì càng có ưu thế lai cao.
Vậy phép lai AAbbDD aaBBdd AaBbDd có ưu thế lai cao nhất.
Chọn A
Câu 5:
Theo mô hình cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng trình tự nuclêôtit không nằm trong thành phần cấu trúc của operon là
Gen điều hoà không nằm trong thành phần cấu trúc của operon (SGK Sinh 12 trang 16).
Chọn A.
Câu 6:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là mất đoạn vì làm mất đi gen mất đi tính trạng.
Chọn C
Câu 7:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
Nhân tố hữu sinh là các sinh vật và mối quan hệ giữa các sinh vật.
Sâu ăn lá lúa là nhân tố hữu sinh, các nhân tố còn lại là nhân tố vô sinh.
Chọn D
Câu 8:
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể dị hợp 2 cặp gen?
Cơ thể dị hợp 2 cặp gen là cơ thể mang các alen khác nhau của 2 gen: AaBb.
Chọn B
Câu 9:
Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào là quan hệ đối kháng giữa các loài?
Kí sinh là mối quan hệ đối kháng, các quan hệ khác là quan hệ hỗ trợ.
Chọn A
Câu 10:
Ở ruồi giấm, xét 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là A và a. Theo lí thuyết, cách viết kiểu gen nào sau đây sai?
Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X không có alen trên Y kiểu gen XAYA là không đúng.
Chọn D
Câu 11:
Theo thuyết tiến hoá hiện đại, giữa các quần thể cùng loài thường có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử. Hiện tượng này được gọi là
Giữa các quần thể cùng loài thường có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử. Hiện tượng này được gọi là di - nhập gen.
Chọn B
Câu 12:
Một quần thể thực vật, xét 1 gen có 2 alen là A và a. Nếu tần số alen A là 0,45 thì tần số alen a của quần thể này là
Phương pháp:
Tổng tần số alen của một gen trong quần thể bằng 1.
Cách giải:
Vì PA + qa = 1, nên a = 1 – 0,45 = 0,55.
Chọn A
Câu 13:
Từ 2 tế bào trần khác loài có kiểu gen lần lượt là AAbb và mmNN, bằng phương pháp lai tế bào sinh dưỡng, có thể tạo được cây có kiểu gen nào sau đây
Tế bào lai chứa 2 bộ NST của tế bào gốc: AAbb mmNN AAbbmmNN.
Chọn B.
Câu 14:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây là nhân tố tiến hóa có định hướng?
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa là nhân tố tiến hóa có định hướng là chọn lọc tự nhiên.
Chọn C
Câu 15:
Hiện tượng các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ là ví dụ về mối quan hệ
Hiện tượng các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ là ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
Chọn C
Câu 16:
Bò sát chiếm ưu thế ở đại nào?
Bò sát chiếm ưu thế ở đại Trung sinh (Kỷ Jura)
Chọn B
Câu 17:
Bộ nhiễm sắc thể của một loài là 2n = 24. Số NST trong tế bào của thể ba ở loài này có số lượng bao nhiêu?
2n + 1 = 25 NST
Chọn C
Câu 18:
Đặc trưng nào sau đây là một trong những đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?
Thành phần loài là đặc trưng của quần xã sinh vật, các đặc trưng còn lại của quần xã.
Chọn A.
Câu 19:
Có thể sử dụng hoá chất nào sau đây để chiết rút diệp lục từ lá?
Phương pháp:
Diệp lục tan trong cồn.
Cách giải:
Cồn êtylic có thể chiết rút diệp lục từ lá
Chọn D
Câu 20:
Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi
Phương pháp:
Gen đa hiệu là gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
Cách giải:
Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi tất cả các tính trạng do gen đó chi phối.
Chọn B
Câu 21:
Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến
Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến hoán vị gen.
Chọn D
Câu 22:
Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây cho tối đa 2 loại giao tử?
Phương pháp:
Cơ thể dị hợp n cặp gen sẽ cho tối đa 27 loại giao tử.
Cách giải:
Cơ thể có kiểu gen AaBB cho tối đa 2 loại giao tử là AB và aB.
Chọn A
Câu 23:
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn hổ mang Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 là
Cây ngô (B1) Sâu ăn lá ngô (B2) Nhái (B3) Rắn hổ mang (B4) Diều hâu (B5)
Bậc dinh dưỡng cấp 3 là nhái.
Chọn B
Câu 24:
Trong hệ mạch của thú, vận tốc máu nhỏ nhất ở
Trong hệ mạch của thú, vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch và tổng tiết diện của mao mạch là lớn nhất.
Chọn B
Câu 25:
Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể tam bội?
2n n 3n (Tam bội)
Câu 26:
Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
Phương pháp:
Tách riêng từng cặp gen, sau đó nhân số kiểu gen của mỗi cặp gen với nhau.
P dị hợp 2 bên: Aa Aa 3 kiểu gen
P dị hợp 1 bên: Aa AA/aa 2 kiểu gen
P thuần chủng: cho đời con có 1 kiểu gen.
Cách giải:
Tách riêng từng cặp gen, trường hợp A có số KG nhiều nhất = 3 3 2 = 18, các TH khác chỉ có 3 2 2 = 12
Chọn A
Câu 27:
Dạng cách li nào sau đây là cách li trước hợp tử?
Phương pháp:
Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế cách li trước hợp tử.
Cách giải:
Các câu A, B, C là cách li sau hợp tử
Ý D là cách li trước hợp tử.
Chọn D
Câu 28:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Hạn chế sử dụng và xả thải túi nilon ra môi trường.
II. Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên không tái sinh.
III. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. Chống xói mòn và chống xâm nhập mặn cho đất
Cả 4 biện pháp đều giúp bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Chọn B
Câu 29:
Phép lai P: thu được F1. Cho biết quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen. Theo lý thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
Phương pháp:
HVG ở 1 bên cho tối đa 7 loại kiểu gen.
Cách giải:
Ruồi cái cho 4 loại giao tử, ruồi đực cho 2 loại giao tử số tổ hợp là 8 trong đó có 2 tổ hợp trùng là aB/ab nên số KG là 7.
Chọn C.
Câu 30:
Một loài thực vật, alen a bị đột biến thành alen A, alen B bị đột biến thành alen b. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Hai cơ thể có kiểu gen nào sau đây đều được gọi là thể đột biến?
Phương pháp:
Thể đột biến là cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
Cách giải:
Alen đột biến là A và b thể đột biến mang ít nhất 1 trong các cặp gen AA, Aa, bb
Thể đột biến thì phải biểu hiện ra kiểu hình nên gen lặn phải ở dạng đồng hợp cặp bb và A-: aabb, AaBB.
Chọn A
Câu 31:
Trong một quần thể ngẫu phối, xét một gen có hai alen A và a, alen trội là trội hoàn toàn. Thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,36AA: 0,6 Aa : 0,04 aa. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quần thể này?
I. Đây là một quần thể cân bằng.
II. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
III. Nếu có tác động của di – nhập gen thì tần số alen A có thể bị thay đổi.
IV. Nếu có tác động của đột biến thì tần số alen A chắc chắn sẽ bị thay đổi.
Phương pháp:
Bước 1: Tính tần số alen qua các thế hệ.
Quần thể có thành phần kiểu gen: xAA:yAa:zaa
Tần số alen
Bước 2: Xét thành phần kiểu gen của các thế hệ có cân bằng hay chưa.
Quần thể có thành phần kiểu gen: xAA:yAa:zaa
Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn công thức: (Biến đổi từ công thức: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1)
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Bước 3: Xét các tác động của nhân tố tiến hóa tới cấu trúc di truyền của quần thể.
Cách giải:
Tần số alen của quần thể là:
Quần thể chưa cân bằng di truyền.
Xét các phát biểu:
I. sai. Quần thể này chưa cân bằng.
II. CLTN không bao giờ đào thải hết alen lặn khỏi quần thể.
III đúng.
IV. nếu chỉ có alen a bị đột biến thành 1 alen a1 khác thì tần số alen A không ảnh hưởng.
Chọn A
Câu 32:
Sơ đồ dưới minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Có bao nhiêu phát biểu sai về lưới thức ăn này?
I. Loài D tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau.
II. Loài E tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài F.
III. Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
IV. Nếu số lượng cá thể của loài F giảm thì số lượng cá thể của loài C giảm
Xét các phát biểu:
I sai, loài D tham gia vào 3 CTA: ABDH, AEDH và ACFEDH.
II sai loài E tham gia 4 CTA: AEH, AEDH, ACFEH, ACFEDH. Loài F chỉ tham gia 2 CTA: ACFH, ACFEH.
III đúng: 6 chuỗi thức ăn là ABDH, AEDH, AEH, AEDH, ACFEH, ACFEDH.
IV sai, nếu số lượng cá thể của loài F giảm thì số lượng cá thể của loài C tăng.
Chọn A
Câu 33:
Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau:
GGG - Gly; UAX - Tyr; GXU – Ala; XGA – Arg; GUU – Val; AGX – Ser; GAG - Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 6 axit amin có trình tự các nuclêôtit là
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trình tự của 6 axit amin do đoạn gen này quy định tổng hợp là Gly – Val – Ser – Ala – Tyr - Glu.
II. Nếu cặp A – T ở vị trí thứ 5 bị thay thế bằng cặp G – X thì chuỗi pôlipeptit sẽ có 2 axit amin Ala.
III. Nếu đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X vị trí 15 thành cặp X - G thì sẽ làm cho đoạn polipeptit còn lại 5 axit amin.
IV. Nếu đột biến thêm cặp G - X vào sau cặp nuclêôtit A - T ở vị trí thứ 12 thì axit amin thứ 6 là Glu được thay thế bằng axit amin Arg.
I đúng.
Mạch mã gốc: 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATG-XTX5'
Mạch mARN: 5'GGG-GUU-AGX-GXU-UAX-GAG3’
Chuỗi polipeptit: Gly - Val – Ser - Ala – Tyr - Glu
II đúng,
Mạch mã gốc: 3’XXX-XGA-TXG-XGA-ATG-XTX5’
Mạch mARN: 5'GGG-GXU-AGX-GXU-UAX-GAG3’
Chuỗi polipeptit: Gly - Ala - Ser- Ala – Tyr - Glu
III sai,
Mạch mã gốc: 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATX-XTX5’
Mạch mARN: 5'GGG-GUU-AGX-GXU-UAG-GAG3’
Chuỗi polipeptit: Gly – Val – Ser – Ala – Stop - -
có 4 axit amin.
IV đúng
Mạch mã gốc: 3’XXX-XAA-TXG-XGA-GAT- GXT- X5'
Mạch mARN: 5'GGG-GUU-AGX-GXU- XUA- XGA - G3’
Chuỗi polipeptit: Gly – Val – Ser - Ala – Leu - Arg
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Chọn C
Câu 34:
Một loài động vật, tính trạng màu mắt được quy định bởi 1 gen nằm trên NST thường có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành các phép lai sau:
Phép lai |
Thế hệ P |
Tỉ lệ kiểu hình ở F (%) |
|||
Đỏ |
Vàng |
Nâu |
Trắng |
||
1 |
Cá thể mắt đỏ Cá thể mắt nâu |
25 |
25 |
50 |
0 |
2 |
Cá thể mắt vàng Cá thể mắt vàng |
0 |
75 |
0 |
25 |
Cho cá thể mắt nâu ở thế hệ P của phép lai 1 giao phối với 1 trong 2 cá thể mắt vàng ở thế hệ P của phép lai 2, thu được đời con. Theo lí thuyết, đời con có thể có tỉ lệ
Phương pháp:
Bước 1: Xét tỉ lệ kiểu hình của từng phép lai thứ tự trội lặn.
Bước 2: Xác định kiểu hình P của các phép lai.
Bước 3: Xét các trường hợp có thể xảy ra.
Cách giải:
Mắt vàng mắt vàng 3 vàng : 1 trắng vàng trội so với trắng
Mắt đỏ mắt nâu mắt vàng Mắt đỏ, mắt nâu trội so với mắt vàng, mắt nâu trội so với mắt đỏ
Gọi alen quy định kiểu hình nâu > đỏ > vàng trắng theo thứ tự là A1 > A2 > A3 > A4
kiểu gen của 2 phép lai là
- A2A4 A1A3 hoặc A2A3 A1A4
- A3A4 A3A4
Cho cá thể mắt nâu ở thế hệ P của phép lai 1 giao phối với 1 trong 2 cá thể mắt vàng ở thế hệ P của phép lai 2, ta có:
TH1: A1A3 A3A4 2 nâu : 2 vàng
TH2: A1A4 A3A4 2 nâu :1 vàng : 1 trắng
Vậy tỉ lệ phù hợp là A: 50% cá thể mắt nâu : 50% cá thể mắt vàng.
Chọn A
Câu 35:
Theo thuyết tiến hoá hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình thành loài khác khu vực địa lí thường xảy ra nhanh chóng trong một thời gian ngắn.
II. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật.
III. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
IV. Hình thành loài bằng cách li sinh thái hay xảy ra với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
I sai, hình thành loài khác khu vực địa lí thường xảy ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian.
II đúng (SGK Sinh 12 trang 131).
III đúng.
IV sai, Hình thành loài bằng cách li sinh thái hay xảy ra với các loài động vật ít di chuyển (SGK Sinh 12 trang 130)
Chọn C.
Câu 36:
Một loài thực vật, xét 3 cặp gen A, a; B, b và D, d nằm trên 2 cặp NST thường, mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây đều dị hợp 3 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1 có 12 loại kiểu gen. Theo lí thuyết, cây có 1 alen lặn ở F1 chiếm tỉ lệ
3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST có 2 cặp nằm trên 1 NST.
Giả sử cặp Aa và Bb nằm trên cùng 1 NST, cặp Dd nằm trên NST khác
Phép lai 2 cây dị hợp 3 cặp gen thu được F1 có 12 loại kiểu gen.
Cặp Dd Dd tạo ra 3 loại kiểu gen
Số loại kiểu gen của 2 cặp Aa, Bb là 12/3 = 4 loại
kiểu gen P của 2 cặp này là liên kết hoàn toàn
Tỷ lệ F1 có 1 len trội là:
Chọn B.
Câu 37:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: thu được F1 có kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 52,875%. Theo lí thuyết, ở F1, phát biểu nào sau đây là sai?
Phương pháp:
Sử dụng công thức: A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Hoán vị gen ở 1 bên cho 7 loại kiểu gen
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Ở ruồi giấm, con đực không có HVG
Cách giải:
Gọi tần số HVG là f
Ở F1: A-B-D = 0,52875 A-B- = 0,705 aabb = 0,705 - 0,5 = 0,205 =
(0,41AB:0,41ab:0,09 Ab:0,09aB)(0,5 AB:0,5ab)
A đúng.
B sai. có tối đa 47 = 28 kiểu gen; 4x3 = 12 loại kiểu hình
C đúng. Kiểu hình mang 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 0,2050,25 = 5,125%
D đúng, Số cá thể cái dị hợp tử về một trong 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 20,09 (Ab, aB) 20,5 (AB, ab) 0,25XDXD + 20,41 (AB, ab)0,5 (AB, ab) 0,25XDXd = 14,75%
Chọn B
Câu 38:
Cho hồ sơ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu hệ ABO và một bệnh M ở người do 2 locut thuộc 2 cặp NST khác nhau quy định.
Biết rằng, bệnh M trong phả hệ là do một trong 2 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn của một gen quy định; gen quy định nhóm máu có 3 alen IA, IB, IO; trong đó alen IA quy định nhóm máu A, alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O và quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về tính trạng nhóm máu với 4% số người có nhóm máu O và 21% số người có nhóm máu B: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 5 người chưa xác định được kiểu gen bệnh M.
II. Có tối đa 10 người mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu.
III. Xác suất để người III14 mang kiểu gen dị hợp về nhóm máu là 63,64%.
IV. Khả năng cặp vợ chồng III13 và III14 sinh một đứa con mang kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là 47,73%
I đúng. Xét bệnh M:
Người 2, 3, 10, 12 có kiểu gen mm
Người 5, 6, 7, 8 có kiểu gen Mm
Người 14 có kiểu gen Mm
Người 1, 4, 9, 11, 13 chưa rõ kiểu gen
II đúng. Xét nhóm máu:
Người 1, 2, 3, 4 có kiểu gen là IBIO (do sinh ra con có nhóm máu O)
Người 5, 8 nhóm máu O có kiểu gen IOIO
Người 6, 7, 11, 12, 13 nhóm máu B chưa biết kiểu gen: B-
Người 9, 10, 14 nhóm máu A chưa biết kiểu gen: A-
Vậy người tối đa có thể có kiểu gen đồng hợp là 5,8,6,7,11,12,13, 9,10,14
Có 10 người
III sai.
4% số người mang nhóm máu O có tần số alen IO là 0,2
Tần số alen IB là x thì tỉ lệ người mang nhóm máu B là x2 + 2.0,2x = 0,21
Giải ra, x = 0,3
Vậy tần số alen IB là 0,3
Tần số alen IA là 0,5
Cấu trúc quần thể với nhóm máu A là 0,25IAIA : 0,2IAIO
Vậy cặp vợ chồng 9 10 có dạng :(5/9 IAIA : 4/9 IAIO) x (5/9 IAIA : 4/9 IAIO)
Đời con theo lý thuyết : 49/81 IAIA : 28/81 IAIO : 4/81 IOIO
Người 14 có dạng : 7/11 IAIA : 4/11 IAIO
Vậy xác suất người 14 mang kiểu gen dị hợp về nhóm máu là 4/11 = 36,36%
IV đúng.
Chọn A
Câu 39:
Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, gen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài, gen B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định chín muộn. Quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát I0:
Khi cho quần thể I0 ngẫu phối thu được đời con I1, trong đó kiểu hình cây hạt dài, chín muộn chiếm 14,44%. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác, mọi diễn biến ở quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái là như nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A và B của quần thể I1 lần lượt là 0,5 và 0,4.
II. Quần thể I0 đạt trạng thái cân bằng di truyền.
III. Quần thể I1, cây hạt tròn, chín sớm thuần chủng chiếm tỉ lệ 14,44%
IV. Quần thể I1, cây hạt dài, chín sớm chiếm tỉ lệ 10,56%
Phương pháp:
Bước 1: Biện luận quy luật di truyền, tính tần số HVG nếu có.
Bước 2: Tính tỉ lệ giao tử ở I0.
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Bước 3: Xét các phát biểu
Cách giải:
Nếu các gen này liên kết hoàn toàn thì chỉ có phép lai kiểu hình cây hạt dài chín muộn = 0,3ab 0,3ab = 0,09 đề bài các gen này liên kết không hoàn toàn.
Gọi tần số HVG là f ta có:
Tỷ lệ hạt dài chín muộn là 0,1444 = ab/ab ab = 0,38; mà cơ thể ab/ab ở I0 cho giao tử ab = 0,3 cơ thể Ab/aB cho giao tử ab = 0,08 = 0,4f/2 f = 0,4
Tỷ lệ giao tử ở I0:
AB = 0,1 + 0,08 + 0,1 = 0,28; ab = 0,38; Ab = 0,1 + 0,4= 0,22 ; aB = 0,4
Tần số alen:
A = 0,28 + 0,22 = 0,5 = a
B = 0,28 + 0,12 = 0,4; b = 0,6
I đúng
II sai, chỉ có 4 loại kiểu gen nên chưa cân bằng di truyền (có thể tính riêng cho từng gen)
III sai, hạt tròn chín sớm thuần chủng chiếm tỷ lệ 0,282 #14,44%.
IV đúng, cây hạt dài chín sớm chiếm tỷ lệ:
Chọn B
Câu 40:
Một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định; chiều cao cây do 1 gen có 2 alen là D và d quy định. Các gen trên đều nằm trên NST thường. Phép lai P: Cây hoa đỏ, thân cao lai với cây hoa đỏ, thân cao khác kiểu gen, thu được F1 có tỉ lệ 6 cây hoa đỏ, thân cao : 5 cây hoa hồng, thân cao :1 cây hoa hồng, thân thấp : 1 cây hoa trắng, thân cao : 3 cây hoa đỏ, thân thấp. Theo lí thuyết, cây hoa đỏ, thân cao dị hợp 2 cặp gen có tỉ lệ ở F1 là bao nhiêu?
Phương pháp:
Bước 1: Xét tỉ lệ kiểu hình của từng tính trạng, tìm quy luật di truyền
Bước 2: Xét riêng từng cặp NST ở các trường hợp có thể xảy ra.
Cách giải:
Ta xét tỉ lệ hoa đỏ: hoa hồng: hoa trắng = 9:6:1 tương tác bổ sung.
Thân cao/thân thấp = 3/1
P dị hợp 3 cặp gen.
Nếu các gen PLĐL thì đời con sẽ phân li (9:6:1)(3:1) #đề cho 1 trong 2 gen quy định màu hoa cùng nằm trên 1 cặp NST với cặp gen quy định chiều cao.
Giả sử Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.
Đời con không xuất hiện cây trắng thấp (aabbdd) → ít nhất 1 bên P không có HVG (cơ thể không có HVG có kiểu gen )
Tính tỉ lệ thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen, ta có các trường hợp:
+ Nếu có HVG ở 1 bên với tần số f thì ta chưa tính được tỉ lệ cụ thể.
+ Nếu không có HVG:
Chọn A