Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

(Năm 2022 )Đề thi thử môn Sinh học THPT Quốc gia có lời giải ( Đề số 5)

  • 23030 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối ở đại nào? 

Xem đáp án

Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối ở đại Trung sinh (SGK Sinh 12 trang 142).

Chọn A


Câu 3:

Cho những bằng chứng tiến hoá sau, có bao nhiêu bằng chứng sinh học phân tử?

(1). Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. 

(2). Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài. 

(3). ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.

(4). Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.

(5). Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào

Xem đáp án

Bằng chứng sinh học phân tử gồm: 

(1). Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. 

(3). ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.

(4). Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.

Ý (2): bằng chứng giải phẫu so sánh 

Ý (5): bằng chứng tế bào học. 

Chọn C


Câu 4:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, trong quá trình hình thành loài mới, sự cách ly địa lí có vai trò 

Xem đáp án

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, trong quá trình hình thành loài mới, sự cách ly địa lí có vai trò hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể cùng loài. 

Chọn C


Câu 5:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Phát biểu đúng về kích thước của quần thể sinh vật là: D 

A sai, kích thước của quần thể là số lượng cá thể hoặc năng lượng tích lũy trong tất cả các cá thể của quần thể. 

B, C sai, kích thước quần thể luôn thay đổi, phụ thuộc vào điều kiện môi trường, tỉ lệ sinh – tử; xuất – nhập cư. 

Chọn D


Câu 6:

Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì? 

(1). Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng. 

(2). Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm.

(3). Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hoá học.

(4). Cứ 10 – 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm mạnh do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt

Xem đáp án

Phương pháp: 

- Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường như chu kì ngày, đêm, chu kì mùa hay chu kì thủy triều,…

Cách giải: 

Các ví dụ về biến động số lượng cá thể theo chu kì là: 

(2). Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm.

(4). Cứ 10 – 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm mạnh do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt. 

2 ví dụ còn lại là biến động không theo chu kì. 

Chọn B


Câu 8:

Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể? 

Xem đáp án

Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể (SGK Sinh 12 trang 115). 

Chọn A


Câu 9:

Trong quá trình dịch mã, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, vai trò của ATP là 

Xem đáp án

Trong quá trình dịch mã, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, vai trò của ATP là cung cấp năng lượng để axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN (SGK Sinh 12 trang 12). 

Chọn D


Câu 10:

Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng của quần xã sinh vật là 

Xem đáp án

Sự phân bố của các loài trong không gian là đặc trưng của quần xã sinh vật, các đặc trưng còn lại là của quần thể. 

Chọn B


Câu 11:

Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là phổ biến nhất của quần thể sinh vật? 

Xem đáp án

Các cá thể trong quần thể thường phân bố theo nhóm (SGK Sinh 12 trang 164). 

A: đây là cách phân bố của sinh vật trong quần xã. 

Chọn C


Câu 12:

Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Cách giải: 

A sai, diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường đã có quần xã sinh vật. 

B đúng, trong điều kiện thuận lợi. 

C sai, điều kiện sống có sự thay đổi.

D sai, thành phần loài của quần xã có sự biến đổi tuần tự. 

Chọn B


Câu 13:

Vào kỳ đầu của phân bào giảm phân I, sự trao đổi đoạn giữa hai crômatit thuộc hai NST khác cặp tương đồng sẽ dẫn tới hiện tượng gì?

Xem đáp án

Vào kỳ đầu của phân bào giảm phân I, sự trao đổi đoạn giữa hai crômatit thuộc hai NST khác cặp tương đồng sẽ dẫn tới hiện tượng hoán vị gen. 

Chọn C.


Câu 15:

Trong những loài sau, những loài có dạ dày 4 ngăn là: 

(1). Ngựa. (2). Thỏ. (3). Chó. (4). Trâu. (5). Bò. (6). Cừu. (7). Dê

Xem đáp án

Những loài nhai lại như: trâu, bò cừu, dê có dạ dày 4 ngăn: (4), (5), (6), (7). 

Chọn D


Câu 16:

Cho các phát biểu sau đây: 

(1). Khi tâm nhĩ phải co bóp nó đẩy máu vào tâm thất phải. 

(2). Diễn biến của hệ tuần hoàn nhỏ diễn ra theo thứ tự: tim → động mạch phổi giàu CO2 → mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi giàu O2 → tim. 

(3). Sự tăng dần huyết áp trong hệ mạch là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển. 

(4). Ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu vì tim chỉ có 2 ngăn. 

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(1) đúng, tâm nhĩ co đẩy máu vào tâm thất. 

(2) đúng. Vòng tuần hoàn nhỏ trong hệ tuần hoàn kín có vai trò trao đổi khí ở cơ quan hô hấp, đường đi của máu: Tim → động mạch phổi giàu CO2 → mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi giàu O2 → tim.

(3) sai, huyết áp giảm dần trong hệ mạch. 

(4) sai, bò sát (trừ cá sấu) và lưỡng cư có tim 3 ngăn. 

Chọn C


Câu 17:

Ở sinh vật nhân thực, chức năng của vùng đầu mút nhiễm sắc thể (NST) là

Xem đáp án

Ở sinh vật nhân thực, chức năng của vùng đầu mút nhiễm sắc thể (NST) là bảo vệ các NST, làm cho các NST không dính vào nhau (SGK Sinh 12 trang 23). 

A: Tâm động. 

B: Trình tự khởi đầu nhân đôi 

D: Gen. 

Chọn C


Câu 18:

Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ – vật kí sinh và mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt là 

Xem đáp án

Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ – vật kí sinh và mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt là vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, vật ăn thịt giết chết con mồi. 

B sai, vật kí sinh thường có số lượng nhiều hơn vật chủ, vật ăn thịt có số lượng nhiều hơn con mồi.

C sai, vật kí sinh thường có kích thước nhỏ hơn vật chủ. 

D sai, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi có vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài.

Chọn A


Câu 20:

Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng? 

Xem đáp án

A sai, sự phân tầng của của sinh vật xảy ra với tất cả các loài động vật, thực vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới. 

B sai, sự phân tầng của sinh vật phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái. 

C sai, sự phân tầng của thực vật dẫn tới sự phân tầng của động vật. 

D đúng. 

Chọn D


Câu 21:

Điều khẳng định nào dưới đây về hoạt động của operon Lac là đúng? 

Xem đáp án

A sai, khi không có lactose thì protein ức chế sẽ liên kết với vùng vận hành (O).

B đúng. 

C sai, lactose sẽ liên kết với protein ức chế để làm bất hoạt chúng. 

D sai, ARN polimeraza không liên kết được với vùng khởi động. 

Chọn B


Câu 22:

Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,4AA: 0,2Aa: 0,4aa. Tần số alen A và alen a của quần thể này lần lượt là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Quần thể có thành phần kiểu gen: xAA:yAa:zaa  

Tần số alenpA=x+y2qa=1-pA

Cách giải: 

Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4AA: 0,2Aa: 0,4aa 

Tần số alen pA=0,4+0,22=0,5qa=1-pA=0,5

Chọn D


Câu 23:

Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cơ chế nào? 

Xem đáp án

Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cơ chế thụ động và chủ động (SGK Sinh 11 trang 8).

Chọn B


Câu 24:

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước sau:

(1). Tạo dòng thuần chủng. 

(2). Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. 

(3). Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. 

Trình tự đúng của các bước trong quy trình này là

Xem đáp án

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo trình tự:

(2). Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. 

(3). Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. 

(1). Tạo dòng thuần chủng. 

(SGK Sinh 12 trang 79) 

Chọn B


Câu 26:

Phả hệ ở hình sau mô tả sự di truyền của bệnh M và bệnh N ở người, mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của một gen qui định. Cả hai gen này đều nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X. 

VietJack

Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Người số 1 đồng hợp tử cả về hai cặp gen. 

(2). Xác suất sinh con thứ hai bình thường về cả hai bệnh của cặp 9 – 10 là 1/2. 

(3). Xác định được chắc chắn kiểu gen của 11 người trong phả hệ. 

(4). Nếu cặp vợ chồng 7 – 8 tiếp tục sinh con thì xác suất để họ sinh hai con trai bị bệnh N là 1/64.

Xem đáp án

(1) sai, người 1 sinh con trai bị bệnh N và con trai bình thường nên phải có kiểu gen: XMNXMn.

(2) đúng, cặp vợ chồng 9 – 10 luôn sinh con trai bị bệnh → luôn sinh con gái bình thường → XS sinh con bình thường là 1/2. 

(3) đúng, chỉ có người 7 chưa xác định được kiểu gen. 

(4) sai

Xét cặp vợ chồng 7 – 8: 

Người (7) sinh con trai bình thường nên mang XMN, có mẹ (1) có kiểu gen XMNXMn → nên người 7 có kiểu gen: (1XMNXMn :1XMNXMn

Người 8 bình thường nên có kiểu gen XMNY. 

Xác suất họ sinh thêm 2 con trai bị bệnh là: 12XMNXMn×12XMn×12Y2=132

Chọn A


Câu 27:

Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 32. Một thể đột biến cấu trúc NST ở 4 cặp NST, trong đó mỗi cặp chỉ đột biến ở 1 NST. Thể đột biến này tự thụ phấn tạo ra F1. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử có sức sống ngang nhau. Theo lí thuyết ở F1, hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Xét riêng từng cặp NST, tính tỉ lệ hợp tử đột biến → Xét 4 cặp NST. 

Cách giải: 

Mỗi cặp NST mang 1 đột biến khi giảm phân sẽ hình thành 0,5 giao tử bình thường: 0,5 giao tử đột biến. Khi thụ tinh sẽ tạo 0,25 hợp tử bình thường. 

→ có 4 cặp NST đột biến→ tỉ lệ hợp tử bình thường là (0,25)4 = 1/256. 

Chọn B


Câu 28:

Một cặp alen Aa đều có 150 chu kì xoắn. Alen A có 4050 liên kết hiđrô; alen a có 3900 liên kết hiđrô. Do đột biến số lượng NST chứa cặp alen trên đã tạo ra hợp tử thể ba nhiễm (2n + 1) có số nuclêôtit của các alen trên là A = 1650 và G = 2850. Kiểu gen của hợp tử này là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Bước 1: Tính số lượng nucleotit mỗi loại của 2 alen. 

N = C × 20 (C là chu kì xoắn) 

Lập hệ: H = 2A + 3G; N = 2A+2G

Bước 2: tìm kiểu gen của hợp tử. 

Cách giải: 

NA = Na = 150 × 20 = 3000 nucleotit. 

Xét alen A:2A+2G=30002A+3G=4050A=T=450G=X=1050

Xét alen a:2A+2G=30002A+3G=3900A=T=600G=X=900

Hợp tử có 1650A = 2 × 600 + 450 → Hợp tử có kiểu gen Aaa. 

Chọn D. 


Câu 30:

Ở một loài động vật có vú, khi cho giữa một cá thể đực có kiểu hình lông hung với một cá thể cái có kiểu hình lông trắng đều có kiểu gen thuần chủng, đời F1 thu được toàn bộ đều lông hung. Cho F1 ngẫu phối thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 37,5% con đực lông hung: 18,75% con cái lông hung: 12,5% con đực lông trắng : 31,25% con cái lông trắng. Tiếp tục chọn những con lông hung ở đời F2 cho ngẫu phối thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Về mặt lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về F3

(1). Tỉ lệ lông hung thu được là 7/9. 

(2). Tỉ lệ con cái lông hung thuần chủng là 5/18. 

(3). Tỉ lệ con đực lông hung là 4/9. 

(4). Tỉ lệ con đực lông trắng chỉ mang các alen lặn là 1/18

Xem đáp án

Phương pháp: 

Bước 1: Biện luận quy luật di truyền và kiểu gen P, viết sơ đồ lai, kiểu gen F1; F2; F3.

Chú ý nếu có tương tác gen kết hợp với di truyền liên kết giới tính cần xét gen đó nằm ở vùng tương đồng hay không tương đồng. 

Bước 2: Xét các phát biểu

I đúng, tỉ lệ lông hung thu được A-B- là 8/9 × 7/8 = 7/9 

II sai, tỉ lệ con cái lông hung thuần chủng:49AA×18XBXB=118

III đúng, tỉ lệ con đực lông hung:89A-×12=49

IV sai tỉ lệ con đực lông trắng chỉ mang các gen lặn là 0 (vì đực có các kiểu gen XBYBvà XbYB)

Chọn A


Câu 31:

Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể tạo được 4 loại giao tử với tỉ lệ 3: 3: 1: 1 nếu quá trình giảm phân ở các trường hợp đều xảy ra bình thường? 

(1). 4 tế bào sinh tinh có kiểu genABab  trong giảm phân đều xảy ra hoán vị gen. 

(2). Cơ thể đực có kiểu genABab  xảy ra hoán vị gen với tần số 25%. 

(3). 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb. 

(4). 4 tế bào sinh tinh có kiểu genABab  trong đó chỉ có 3 tế bào liên kết hoàn toàn

Xem đáp án

Phương pháp: 

1 tế bào có HVG sẽ tạo tối đa 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1 

1 tế bào không có HVG sẽ tạo tối đa 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1 

Cơ thể có kiểu genABab;f=AB=ab=1-f2; Ab=aB=f2

Cách giải: 

(1) Tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1 

(2) Tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ AB=ab=37,5% và Ab=aB=12,5% hay 3:3:1:1

(3) Có thể tạo 4 loại giao tử với ti lệ 3:3:1:1 

VD: Tế bào 1 tạo 2AB:2ab 

Tế bào 2,3,4 tạo 2 loại giao tử giống nhau: 6Ab:6aB. 

→ tỉ lệ chung 3:3:1:1 

(4) Tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ 7:7:1:1 

3 tế bào có kiểu gen ABab giảm phân không có HVG tạo 6AB:6ab. 

1 tế bào có HVG tạo 1AB:1Ab:1aB:1ab 

→ tỉ lệ chung 7:7:1:1

Ý (2), (3) và (4) thỏa mãn. 

Chọn C


Câu 32:

Quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng ở một loài động vật (2n = 4) dưới kính hiển vi với độ phóng đại như nhau, người ta ghi nhận được một số sự kiện xảy ra ở hai tế bào này như sau:

VietJack

Biết rằng trên NST số 1 chứa alen A, trên NST số 1’ chứa alen a; trên NST số 2 chứa alen B, trên NST số 2’ chứa alen b và đột biến chỉ xảy ra ở một trong hai lần phân bào của giảm phân, tế bào X là tế bào sinh tinh, tế bào Y là tế bào sinh trứng. Cho một số phát biểu sau đây: 

(1). Tế bào X bị rối loạn giảm phân II và tế bào Y bị rối loạn giảm phân I. 

(2). Tế bào X không tạo được giao tử bình thường. 

(3). Tế bào Y tạo ra giao tử đột biến với tỉ lệ 1/2. 

(4). Nếu giao tử tạo ra từ hai tế bào này thụ tinh với nhau có thể hình thành nên 2 loại hợp tử với kiểu gen AaBbb hoặc aab. 

Số phát biểu đúng là 

Xem đáp án

Chú ý: Dưới cùng độ phóng đại, tế bào Y có kích thước lớn hơn nên là tb sinh trứng, tế bào Y có kích thước nhỏ hơn nên là tế bào sinh tinh (hoặc tế bào Y phân bào lần thứ nhất cho một tế bào bé và một tế bào lớn → tế bào Y là tế bào sinh trứng). 

(1) sai, tế bào X bị rối loạn giảm phân 1 và tế bào Y bị rối loạn giảm phân 2. 

(2) Đúng. TB X tạo 2 giao tử ABb và 2 giao tử a 

(3) Sai. TB Y khi phân bào lần thứ nhất tạo ra một tế bào bé và một tế bào lớn. Tế bào bé tiếp tục phân bào sẽ tạo nên 2 tế bào tb: 1 tế bào AAB, 1 giao tử B nhưng hai tế bào này đều trở thành 2 thể định hướng. Tế bào lớn tiếp tục phân bào tạo ra 2 tế bào bình thường ab, một trong 2 tế bào này sẽ trở thành tế bào TRỨNG. Như vậy, tế bào Y chỉ tạo được 1 giao tử bình thường (trứng) có kiểu gen ab. 

(4) đúng. Vì chỉ có 1 trứng tạo ra nên sự thụ tinh giữa 2 tế bào này chỉ tạo được 1 hợp tử có kiểu gen AaBbb hoặc aab. 

Chọn C. 


Câu 35:

Ở ong mật, những trứng được thụ tinh nở thành ong cái (gồm ong thợ và ong chúa), những trứng không được thụ tinh nở thành ong đực. Gen A quy định thân xám, a quy định thân đen. Gen B quy định cánh dài, b quy định cánh ngắn. Hai gen nằm trên một NST thường với khoảng cách 2 gen là 30 cM. Người ta tiến hành cho ong chúa thân xám, cánh dài giao phối với ong đực thân đen, cánh ngắn, F1 thu được 100% thân xám, cánh dài. Lấy một con ong chúa F1 giao phối với ong đực thân xám, cánh ngắn, được F2. Biết tỷ lệ thụ tinh là 80%, 100% trứng nở. Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình ở đời con F2 này là

Xem đáp án

P:ABAB×abOABab:ABO

Cho ong chúa F1 giao phối với ong đực thân xám, cánh ngắn,  

ABab×AbOF2:0,35AB:0,35ab:0,15aB:0,15AbAb

Vì tỷ lệ thụ tinh là 80% → có 80% con cái 

Vậy tỷ lệ ở đời sau là

- giới đực: 0,2 × (0,35AB:0,35ab:0,15aB:0,15Ab) → 0,07 xám dài : 0,07 đen, ngắn : 0,03 xám ngắn : 0,03 đen dài 

- giới cái: 0,8 × Ab(0,35AB:0,35ab:0,15aB:0,15Ab) → 0,4 xám dài : 0,4 xám ngắn

Vậy tỷ lệ kiểu hình ở đời sau là 47% thân xám, cánh dài: 3% thân đen, cánh dài: 43% thân xám, cánh ngắn : 7% thân đen, cánh ngắn 

Chọn B


Câu 36:

Hai gen trong một tế bào đều dài 0,408 µm, Gen thứ nhất có nucleotit loại A chiếm 15% số nu của gen. Tổng số nu loại G môi trường cung cấp cho hai gen đó nhân đôi một lần là 1320 nu. Phân tử mARN1 sinh ra từ một trong hai gen có 35%U và 15%X. Phân tử mARN2 sinh ra từ một trong hai gen có 15%U và 35%X. Hai gen nói trên đều sao mã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp tổng số nu loại U là 1620 nu. Số lần sao mã của gen 1 và gen 2 lần lượt là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Bước 1: Tính số nucleotit của đoạn ADN dựa vào công thức liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit 

L=N2×3,4A01nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi × lần: Nmt = N×(2x – 1)

Bước 2: Xác định mARN nào do gen nào mã hóa. 

Bước 3: Tính số lần phiên mã. 

Cách giải: 

Số nucleotit của mỗi gen là:N=L2×2=2400

Gen I có A = 15% = 360→ G = 35% × 2400 = 840. 

2 gen nhân đôi 1 lần, môi trường cung cấp Gmt = GI + GII→ GII = 1320 – 840 = 480.

Số nucleotit của mỗi mARN = 1200 

mARN1 có 35%U = 420 > A1 → mARN1 do gen II mã hóa và mARN2 do gen I mã hóa.

mARN2 có 15%U = 180U. 

Gọi số lần phiên mã của gen I và gen II lần lượt là a và b (a, b ∈ N*

Ta có 420a + 180b = 1620 ↔ a = 3; b= 2 

Chọn D


Câu 38:

Ở mèo, gen B qui định màu lông đen nằm trên NST giới tính X, gen b qui định màu lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể. Mèo đực tam thể chỉ có thể xuất hiện trong trường hợp nào?

Xem đáp án

Gen quy định tính trạng lông mèo nằm trên NST X không có alen trên Y, mèo đực tam thể có kiểu gen:  

XBXbY có thể nhận XbY từ bố và XBtừ mẹ 

Mẹ có thể: XBXB(đen) giảm phân bình thường 

Bố có thể XbY (hung) rối loạn phân ly giảm phân I tạo giao tử Xb

A: XbXb × XbY không thể tạo ra XBXb

B: XbXb × XBY; con mẹ bị rối loạn trong GP, không thể tạo ra XBXb

D: XBXB × XbY; con mẹ bị rối loạn trong GP, không thể tạo ra XBXb

Chọn C


Câu 39:

Do đột biến lệch bội, ở người có dạng XXY. Bệnh mù màu do đột biến gen lặn m trên NST X. Một người phụ nữ bị mù màu, kết hôn với người chồng mắt bình thường. Họ sinh được một con trai XXY nhưng không bị mù màu. Điều giải thích nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Gen trên NST giới tính X di truyền chéo từ mẹ → con trai. 

Cách giải: 

Do người mẹ bị mù màu nên con trai chắc chắn nhận Xm của mẹ, nhưng người con này không bị mù màu → đã nhận XMY của bố → người bố cho giao tử n +1. 

→ Con trai đó có kiểu gen XMXmY và bị lệch bội do bố. 

Chọn B


Câu 40:

Một số tế bào vi khuẩn E. coli chứa N14 được nuôi trong môi trường chứa N15. Sau 2 thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N14, để cho mỗi tế bào nhân đôi thêm 2 lần nữa. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N15. Biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? 

(1). Số tế bào vi khuẩn E. coli ban đầu là 7. 

(2). Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14.

(3). Trong số ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng, có 60 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14.

(4). Nếu cho tất cả các phân tử ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng tiếp tục nhân đôi thêm một số lần nữa trong môi trường N15, khi kết thúc nhân đôi sẽ có 182 phân tử ADN con chỉ chứa 1 mạch đơn N14

Xem đáp án

Phương pháp: 

Hai mạch cũ của phân tử ADN mẹ sẽ nằm trong 2 phân tử ADN con.

1 phân tử ADN nhân đôi n lần tạo ra 2n phân tử ADN con. 

1 phân tử ADN nhân đôi n lần, số phân tử ADN con chỉ có nguyên liệu mới là: 2n – 2

Cách giải: 

Gọi số tế bào ban đầu là a, sau 2 lần phân chia trong môi trường N15 thì số mạch N15 là: 2a× (22– 1) = 42 → a = 7→ (1) đúng. 

Các tế bào phân chia 2 lần trong môi trường N15 được chuyển sang môi trường N14 phân chia 2 lần nữa nên không có phân tử nào chứa 2 mạch N15 → Có 42 phân tử chứa 1 mạch N15 ↔ có 42 phân tử chứa 1 mạch N14 (2) đúng. 

Số phân tử ở lần cuối là: 7×24 =112 tế bào→ Số phân tử chỉ chứa N14 = 112 – 42 = 70 → (3) sai.

Số phân tử chỉ chứa 1 mạch N14 = số mạch N14 sau khi kết thúc lần phân chia thứ 4 = 70×2 + 42 =182 → (4) đúng. 

Vậy có 3 phát biểu đúng 

Chọn C


Bắt đầu thi ngay