Thứ năm, 23/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 Bài 8. Đại lượng tỉ lệ nghịch có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 8. Đại lượng tỉ lệ nghịch có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 8. Đại lượng tỉ lệ nghịch có đáp án (Thông hiểu)

  • 608 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Khi x = 7 thì y = 5. Tìm y khi x = 5.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên 7 . 5 = 5 . y nên y = 35 : 5 = 7.


Câu 2:

Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Khi x = 6 thì y = 7. Tìm x khi y = 3

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên 6 . 7 = x . 3 nên x = 42 : 3 = 14.


Câu 3:

Cho hai đại lượng tỉ lệ nghịch x và y; x1, x2 là hai giá trị của x; y1,y2 là hai giá trị tương ứng của y. Biết x1 = 4, x2 = 1 và y1 + y2 = 10. Khi đó y2 = ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Với x và y là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên x1 . y1 = x2 . y2 mà x1 = 4, x2 = 1 và y1 + y2 = 10.

Do đó 4.y1 = 1.y2 nên y11=y24.

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta được:

y11=y24=y1+y21+4=105=2

Do đó: y24=2y2=8

Vậy y2 = 8.


Câu 4:

Cho hai đại lượng tỉ lệ nghịch x và y; x1, x2 là hai giá trị của x; y1, y2 là hai giá trị tương ứng của y. Biết x2 = – 4; y1 = –10 và 3x1 – 2y2 = –32. Khi đó x1 và y2 là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Với x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên x1y1 = x2y2 mà x2 = –4; y1 = –10 và 3x1 – 2y2 = –32.

Nên ta có x1.(–10) = –4.y2 x14=y210=3x12y23.42.10=328=4

Do đó: x1 = – 4.(– 4) = 16 và y2 = –10.(– 4) = 40.

Vậy x1 = 16; y2 = 40.


Câu 5:

Ba công nhân làm được tổng 860 dụng cụ trong cùng một thời gian. Để tiện được một dụng cụ người thứ nhất cần 5 phút, người thứ hai cần 6 phút, người thứ ba cần 9 phút. Tính số dụng cụ công nhân thứ 3 tiện được.
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi số dụng cụ của công nhân thứ nhất, thứ hai, thứ ba tiện được lần lượt là x, y, z (x, y, z Î ℕ*).

Vì tổng số dụng cụ phải tiện là 860 nên ta có x + y + z = 860

Vì số dụng cụ tiện được tỉ lệ nghịch với thời gian để tiện xong một dụng cụ nên 5x = 6y = 9z.

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có

                      5x=6y=9z=x15=y16=z19=x+y+z15+16+19=8604390=1800

Suy ra z = 1800 : 9 = 200.

Vậy số dụng cụ tiện được của người thứ ba là 200 dụng cụ.


Câu 6:

Một xe ô tô chạy từ A đến B gồm ba chặng đường dài bằng nhau nhưng chất lượng mặt đường tốt xấu khác nhau. Vận tốc trên mỗi chặng lần lượt là 72 km/h, 60 km/h, 40 km/h. Biết tổng thời gian xe chạy từ A đến B hết 4 giờ. Tính quãng đường AB.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi thời gian để xe đi hết mỗi chặng lần lượt là x (h), y (h), z (h) với x, y, z > 0.

Vì tổng thời gian xe chạy từ A đến B hết 4 giờ nên ta có x + y + z = 4.

Vì xe chạy trên ba chặng đường có chiều dài là như nhau nên vận tốc và thời gian đi trên mỗi chặng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, do đó: 72x = 60y = 40z.

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có

                72x=60y=40z=x172=y160=z140=x+y+z172+160+140=4118=72

Chiều dài của đoạn đường AB là tổng chiều dài của ba chặng nên

S = 72 + 72 + 72 = 216 (km)

Vậy chiều dài của đoạn đường AB là 216 km.


Câu 7:

Bạn Lan đi từ trường đến nhà với vận tốc 12 km/giờ hết 30 phút. Nếu Lan đi với vận tốc 10 km/giờ thì hết bao nhiêu thời gian?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đổi 30 phút = 0,5 giờ.

Giả sử Lan đi với vận tốc 10 km/giờ thì hết t giờ.

Ta  có  vận  tốc  và  thời  gian  Lan  đi  từ  nhà  đến  trường  là  hai  đại  lượng  tỉ  lệ  nghịch  nên  ta  có 12. 0,5 = 10.t suy ra t = 0,6 giờ = 36 phút

Vậy nếu Lan đi với vận tốc 10 km/giờ thì hết 36 phút.


Bắt đầu thi ngay