Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 3. Đại lượng tỉ lệ nghịch có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 3. Đại lượng tỉ lệ nghịch có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 3. Đại lượng tỉ lệ nghịch có đáp án (Vận dụng)

  • 537 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chia số 550 thành ba phần tỉ lệ nghịch với 2; 3; 6 thì số lớn nhất trong ba số được chia là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khi chia số 550 thành ba phần tỉ lệ nghịch với 2; 3; 6 thì ta được mỗi phần lần lượt là a; b; c (a > b > c > 0).

Vì tổng của ba số a; b; c bằng 550 nên ta có a + b + c = 550.

Vì ta chia số 550 thành ba phần tỉ lệ nghịch với 2; 3; 6 nên ta có 2a = 3b = 6c.

Suy ra 2a6=3b6=6c6 hay a3=b2=c1.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

a3=b2=c1=a+b+c3+2+1=5506=2753.

Suy ra số lớn nhất trong ba phần là a với a3=2753 do đó a=2753.3=275.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 2:

Với cùng một số tiền để mua 225 m vải loại 1, ta có thể mua được bao nhiêu m vải loại 2? Biết rằng giá tiền vải loại 2 chỉ bằng 75% giá tiền vải loại 1.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi x1, x2 (đồng) lần lượt là giá tiền vải loại 1 và loại 2.

Gọi y1, y2 (m) lần lượt là số mét vải loại 1 và loại 2 mua được.

Khi đó y1 = 225 (m).

Vì giá tiền vải loại 2 chỉ bằng 75% giá tiền vải loại 1 nên giá tiền mỗi m vải loại 2 là:

x2 = 75%x1 = 34x1.

Vì số tiền mua vải không đổi nên số m vải mua được và giá tiền mỗi m vải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

Do đó ta có x1y1 = x2y2

Suy ra x1 . 225 = 34x1y2

Do đó 225 = 34y2 nên y2 = 225 : 34 = 225 . 34 = 300.

Vậy ta có thể mua được 300 m vải loại 2.

Ta chọn phương án C.


Câu 3:

Bạn Nam đi mua vở và nhẩm tính với số tiền hiện có thì chỉ mua được 10 quyển vở loại I hoặc 12 quyển vở loại II hoặc 15 quyển vở loại III. Biết rằng tổng giá trị tiền 1 quyển vở loại I và 2 quyển vở loại III nhiều hơn giá tiền 2 quyển vở loại II là 4 000 đồng. Giá tiền quyển vở loại III là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi x, y, z (đồng) lần lượt là giá tiền của quyển vở loại I, II, III (x, y, z > 0).

Theo bài, tổng giá trị tiền 1 quyển vở loại I và 2 quyển vở loại III nhiều hơn giá tiền 2 quyển vở loại II là 2000 đồng.

Ta suy ra 1 . x + 2 . z – 2 . y = 2 000 hay x – 2y + 2z = 4 000.

Vì số tiền hiện có của bạn Nam không đổi nên số lượng mỗi loại quyển vở mà bạn Nam mua được tỉ lệ nghịch với giá tiền của loại quyển vở đó.

Mà theo bài bạn Nam chỉ mua được 10 quyển vở loại I hoặc 12 quyển vở loại II hoặc 15 quyển vở loại III nên ta có 10x = 12y = 15z.

Suy ra 10x60=12y60=15z60 hay x6=y5=z4.

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

x6=y5=z4=x6=2y10=2z8=x+2z2y6+810=40004=1000.

Suy ra: z4 = 1 000 do đó z = 1 000 . 4 = 4 000.

Vậy giá tiền quyển vở loại III là 4 000 đồng.

Ta chọn phương án A.


Bắt đầu thi ngay