IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học 15 câu trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cực hay (có đáp án)

15 câu trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cực hay (có đáp án)

15 câu trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cực hay (có đáp án)

  • 752 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn?

Xem đáp án

Đáp án D

Cấu hình electron nguyên tử M: [Ar]3d104s1.

Vậy M thuộc nhóm IB (do có 1 electron hóa trị, nguyên tố d).


Câu 2:

Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, 16, 25. Kết luận nào dưới đây về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

X ( Z =  4): 1s22s2 → X thuộc chu kỳ 2 (do có 2 lớp electron); nhóm IIA (do có 2 electron hóa trị, nguyên tố s) → A sai.

Y ( Z = 8): 1s22s22p4 → Y thuộc chu kỳ 2 (do có 2 lớp electron); nhóm VIA (do có 6 electron hóa trị, nguyên tố p) → B sai.

Z (Z = 16): [Ne]3s23p4 → Z thuộc chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron); nhóm VIA (do có 6 electron hóa trị, nguyên tố p) → C đúng.

T (Z = 25): [Ar]3d54s2 → T thuộc chu kỳ 4 (do có 4 lớp electron); nhóm VIIB (do có 7 electron hóa trị, nguyên tố d) → D sai.


Câu 3:

R, T, X, Y, Z lần lượt là năm nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 90+. Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Các nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn nên nguyên tố đứng sau hơn nguyên tố đứng trước 1 đơn vị điện tích hạt nhân.

 ZR+(ZR+1)+(ZR+2)+(ZR+3)+(ZR+4)=90  ZR = 16.

A sai do R, T, X ở chu kỳ 3; Y và Z ở chu kỳ 4.

B sai do Nguyên tử của nguyên tố Y có bán kính lớn nhất  trong số các nguyên tử của năm nguyên tố trên.

C sai do X có Zx = 18 nên X là khí hiếm.

D đúng. Cấu hình electron nguyên tử R:→ R có 3 lớp electron.


Câu 4:

Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là

Xem đáp án

Đáp án A

M thuộc chu kỳ 3 → nguyên tử có 3 lớp electron.

M thuộc nhóm IVA → nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình electron nguyên tử M là: 1s22s22p63s23p2

Vậy số hiệu nguyên tử M là 14.


Câu 5:

Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A sai vì nguyên tố có cấu hình 1s2 là khí hiếm (He).

B sai số thứ tự nhóm được xác định dựa theo số electron hóa trị.

C sai vì nguyên tố có 2 electron lớp ngoài cùng có thế là nguyên tố s hoặc nguyên tố d hoặc nguyên tố f …


Câu 6:

Cho các nguyên tố 8X, 11Y, 20Z và 26T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

Xem đáp án

Đáp án C

Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố lần lượt là:

X: 1s2s22p4

6 electron hóa trị

Y: 1s2s22p63s1

1 electron hóa trị

Z: 1s2s22p63s23p64s2

2 electron hóa trị

T: 1s2s22p63s23p63d64s2

8 electron hóa trị


Câu 7:

X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án D

X và Y kế tiếp nhau trong cùng 1 nhóm của bảng tuần hoàn;

Theo bài ra, ta lại có Zx+Zy=30<32 (Zx<Zy)

Vậy Zy=Zx+8

Tính được Zx=11; Zy=19

Cấu hình electron nguyên tử của X: 1s22s22p63s1

Cấu hình electron nguyên tử của Y: 1s22s22p63s23p64s1

X có 2 lớp electron bão hòa, Y có 3 lớp electron bão hòa


Câu 8:

X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A và thuộc cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. X là một kim loại và Y là một phi kim. Tổng số electron hóa trị của X và Y là 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A sai vì tổng số electron hóa trị của Al và Cl là 10.

B sai do Zn ở nhóm B.

D sai do theo bài ra X và Y thuộc cùng một chu kỳ.


Câu 9:

Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp. Phân tử khối của A là

Xem đáp án

Đáp án D

Xét ion X+: có 5 nguyên tử, tổng số proton là 11. Vậy số proton trung bình là 2,2.

 Có 1 nguyên tử có số proton nhỏ hoặc bằng 2 và tạo thành hợp chất. Vậy nguyên tử đó là H

Ion X+ có dạng AaHb

Vậy apA+b=11 và a+b=5

Xét bảng:

a 1 2 3 4
b 4 3 2 1
pA 7 4 3 2,5

Chọn được nghiệm thích hợp a=1, b=4 và pA=7 Ion X+ là NH4+.

Xét ion Y2-có dạng MxLY2-:

x.eM+y.eL+2=50Vy x.eM+y.eL=48 và x+y=5

Số electron trung bình của các nguyên tử trong Y2 là 9,6

 Có 1 nguyên tử có số electron nhỏ hơn 9,6

 Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 2.

 Nguyên tử của nguyên tố còn lại thuộc chu kì 3.

Nếu 2 nguyên tố cùng thuộc một nhóm A thì sẽ hơn kém nhau 8 electron

Vậy eM-eL=8

Ta chọn được nghiệm:

eM=16eL=8. Ion có dạng SO4-

Chất A là (NH4)2SO4

Phân tử khối của A là 132


Câu 10:

X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là

Xem đáp án

Đáp án D

 Px+Py=23

nên X và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ.

X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp

 Số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9.

Ta xét từng trường hợp:

Nếu Px-Py=1Px=12 (Mg), Py=11 (Na)

Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).

Nếu Px-Py=7Px=15 (P), Py=8 (O)

Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận).

Nếu Px-Py=9Px=16 (S), Py=7 (N)

Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).

Vậy X là P.


Câu 11:

X là nguyên tố thuộc nhóm A và Y là nguyên tố thuộc nhóm B, chu kì 4 trong bảng tuần hoàn. Biết rằng số electron hóa trị của X và Y bằng nhau. Cho các phát biểu sau về X và Y:

(1) X là phi kim.

(2) Y là kim loại.

(3) X là nguyên tố p.

(4) Trong Y không có phân lớp f.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên tố Y là nguyên tố thuộc nhóm B nên cấu hình electron lớp sát ngoài cùng và ngoài cùng có dạng: 3da4s23da4s2 (hoặc 3db4s13db4s1 trong trường hợp Cr và Cu).

Vậy số electron hóa trị của Y≥3. Y là kim loại, Y không có phân lớp f.

Nguyên tố X là nguyên tố thuộc nhóm A, có ≥3 electron hóa trị (vì cùng số electron hóa trị với Y).

=> electron cuối cùng của X sẽ nằm trên phân lớp p (x là nguyên tố p)

Chưa thể xác định được X và kim loại hay phi kim.


Câu 13:

Nhóm A bao gồm các nguyên tố:

Xem đáp án

Đáp án D

Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.


Câu 14:

Mệnh đề nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

D sai vì trong một chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần


Câu 15:

Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng

Xem đáp án

Đáp án A

Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.


Câu 16:

Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là

Xem đáp án

Đáp án C

Bảng hệ thống tuần hoàn hiện tại gồm 3 chu kỳ nhỏ và 4 chu kỳ lớn


Bắt đầu thi ngay