Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 8. Quy tắc octet có đáp án
-
495 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có
Đáp án đúng là: C
Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).
Câu 2:
Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
Đáp án đúng là: D
Khí hiếm argon (Z = 18): 1s22s22p63s23p6
Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5có 7 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne: 1s22s22p6
Oxygen (Z = 8): 1s22s22p4có 6 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne: 1s22s22p6
Hydrogen (Z = 1): 1s1có 1 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là He: 1s2
Chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5có 7 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ar: 1s22s22p63s23p6.
Vậy nguyên tử nguyên tố chlorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học.
Câu 3:
Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Mg (Z = 12) theo quy tắc octet là
Đáp án đúng là: B
Mg (Z = 12) có cấu hình electron: 1s22s22p63s2⇒ Có 2 electron lớp ngoài cùng.
Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6
Do đó, Mg có xu hướng nhường 2 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương.
Mg ⟶ Mg2++ 2e
Câu 4:
Nguyên tử có cấu hình electron bền vững là
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron bền vững là cấu hình electron với lớp ngoài cùng có 8 electron (trừ He với lớp electron ngoài cùng có 2 electron).
Na (Z = 11) có cấu hình electron: 1s22s22p63s1 ⇒ có 1 electron lớp ngoài cùng.
Cl (Z = 17) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5 ⇒ có 7 electron lớp ngoài cùng.
Ne (Z = 10) có cấu hình electron: 1s22s22p6 ⇒ có 8 electron lớp ngoài cùng.
O (Z = 8) có cấu hình electron: 1s22s22p4 ⇒ có 6 electron lớp ngoài cùng.
Vậy Ne có 8 electron lớp ngoài cùng. Do đó Ne có cấu hình electron bền vững.
Câu 5:
Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử S (Z = 16) theo quy tắc octet là
Đáp án đúng là: A
S (Z = 16) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4⇒ Có 6 electron lớp ngoài cùng.
Khí hiếm gần nhất là: Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6
Do đó, S có xu hướng nhận 2 electron để trở thành ion mang điện tích âm.
S + 2e ⟶ S2−
Câu 6:
Đáp án đúng là: B
potassium (Z= 19) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s1
⇒ Có 1 electron lớp ngoài cùng.
Khí hiếm gần nhất là: Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6
Do đó, nguyên tử potassium phải nhường đi 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững với 8 electron lớp ngoài cùng theo quy tắc octet.
Câu 7:
Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử nitrogen (Z= 7) phải nhận thêm
Đáp án đúng là: C
Nitrogen (Z= 7) có cấu hình electron là: 1s22s22p3
⇒ Có 5 electron lớp ngoài cùng.
Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6
Do đó, nguyên tử nitrogen phải nhận thêm 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững với 8 electron lớp ngoài cùng theo quy tắc octet.
Câu 8:
Ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào
Đáp án đúng là: A
Lithium (Z = 3): 1s22s1⇒ Có 1 electron lớp ngoài cùng.
Khí hiếm gần nhất là: He (Z = 2): 1s2
Do đó, nguyên tử Li có xu hướng nhường 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Li ⟶ Li++ 1e
1s22s11s2
Vậy ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm He.
Câu 9:
Ion aluminium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào
Đáp án đúng là: B
Aluminium (Z = 13): 1s22s22p63s23p1⇒ Có 3 electron lớp ngoài cùng.
Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6
Do đó, nguyên tử Al có xu hướng nhường 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Al ⟶ Al3++ 3e
[Ne]3s23p1[Ne]
Vậy ion aluminium có cấu hình electron của khí hiếm Ne.
Câu 10:
Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?
Đáp án đúng là: D
Helium (Z = 2) có cấu hình electron: 1s2 ⇒ là khí hiếm với 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ đây là cấu hình electron bền vững nên không có xu hướng nhường hoặc nhận electron.
Fluorine(Z = 9) có cấu hình electron: 1s22s22p5 ⇒ có 7 electron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhận 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Aluminium (Z = 13) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 ⇒ có 3 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhường 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Sodium (Z = 11) có cấu hình electron: 1s22s22p63s1⇒ có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhường 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Câu 11:
Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 2 electron khi hình thành liên kết hóa học?
Đáp án đúng là: A
Oxide(Z = 8) có cấu hình electron: 1s22s22p4 ⇒ có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhận 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Neon (Z = 10) có cấu hình electron: 1s22s22p6 ⇒ có 8 electron lớp ngoài cùng ⇒ đây là cấu hình electron bền vững nên không có xu hướng nhường hoặc nhận electron.
Carbon (Z = 6) có cấu hình electron: 1s22s22p2 ⇒ có 4 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhận 4 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Magnesium (Z = 12) có cấu hình electron: 1s22s22p63s2⇒ có 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhường 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Câu 12:
Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +20. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng
Đáp án đúng là: D
Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +20 ⇒ ZX= 20
⇒ cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2⇒ có 2 elctron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất.
Câu 13:
Nguyên tử Y có 15 proton. Khi hình thành liên kết hóa học Y có xu hướng hình thành ion có cấu hình electron là
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử Y có 15 proton ⇒ ZY= số proton = 15
Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p3⇒ có 5 electron lớp ngoài cùng, xu hướng nhận thêm 3 electron để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất là Ar.
Do đó ion được tạo thành từ Y có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6
Câu 14:
Nguyên tử X có 9 electron. Ion được tạo thành từ X theo quy tắc octet có số electron là
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử X có 9 electron ⇒ cấu hình electron: 1s22s22p5⇒ có 7 elctron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhận 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất.
X + 1e ⟶ X−
Do đó ion X−có 9 + 1 = 10 (electron)
Câu 15:
Nguyên tử Y có 7 electron. Ion được tạo thành từ Y theo quy tắc octet có số electron, proton lần lượt là
Đáp án đúng là: D
Nguyên tử Y có 7 electron ⇒ số proton = số electron = 7.
Nguyên tử Y có 7 electron ⇒ cấu hình electron: 1s22s22p3⇒ có 5 elctron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhận 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất (Ne).
X + 3e ⟶ X3−
Do đó ion X3−có 7 + 3 = 10 (electron); số proton không đổi là 7 proton.