40 bài tập Bảng tuần hoàn cơ bản cực hay có lời giải chi tiết (P1)
-
700 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho biết một nguyên tử nguyên tố O có kí hiệu . Vị trí của O trong bảng tuần hoàn là
Đáp án B
Từ kí hiệu nguyên tử có:
+ số hiệu nguyên tử (Z) = 8 = STT ô.
+ số khối (A) = 18
→ Vậy O ở ô số 8 trong bảng tuần hoàn.
Câu 2:
Giá trị nào dưới đây không bằng số thứ tự của nguyên tố tương ứng ?
Đáp án D
Trong nguyên tử:
+) Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = số hiệu nguyên tử (Z) = STT ô nguyên tố
+) Điện tích hạt nhân = Z+.
→ Giá trị điện tích hạt nhân không bằng số thứ tự của nguyên tố tương ứng.
Câu 3:
Nhận xét nào sau đây là đúng?
Đáp án A
Loại B vì: Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron.
Loại C vì: Số nguyên tố ở chủ kì 3 là 8.
Loại D vì: Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kỳ nhỏ.
Câu 5:
Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng?
Đáp án B
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Câu 6:
Mỗi chu kì thường bắt đầu từ loại nguyên tố nào và kết thúc ở loại nguyên tố nào?
Đáp án C
Mỗi chu kì đều bắt đầu từ nhóm IA (ns1) kết thúc là nhóm VIIIA (ns2sp6)
Chu kì 1: bắt đầu từ phi kim H (Z = 1), kết thúc là khí hiếm He (Z = 2).
Chu kì 2: bắt đầu từ kim loại kiềm Li (Z = 3), kết thúc là khí hiếm Ne (Z = 10).
Chu kì 3: bắt đầu từ kim loại kiềm Na (Z = 11), kết thúc là khí hiếm Ar (Z = 18).
Chu kì 4: bắt đầu từ kim loại kiềm K (Z = 19), kết thúc là khí hiếm Kr (Z = 36).
Chu kì 5: bắt đầu từ kim loại kiềm Rb (Z = 37), kết thúc là khí hiếm Xe (Z = 54).
Chu kì 6: bắt đầu từ kim loại kiềm Cs (Z = 55), kết thúc là khí hiếm Rn (Z = 86).
→ Mỗi chu kì thường bắt đầu từ kim loại kiềm và kết thúc là khí hiếm
Câu 7:
Trong những câu sau đây, câu nào đúng?
Đáp án B
Đáp án A sai vì trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Đáp án C sai vì nguyên tử của các nguyên tố cùng nhóm có cùng số electron hóa trị.
Đáp án D sai vì chu kì 1 bắt đầu là một phi kim H (Z = 1), kết thúc là một khí hiếm Ne (Z = 2).
Câu 8:
Các nguyên tố nhóm B trong bảng hệ thống tuần hoàn là
Đáp án C
Các nguyên tố nhóm B đều thuộc chu kì lớn. Chúng là các nguyên tố d và nguyên tố f, còn được gọi là các kim loại chuyển tiếp.
Câu 9:
Các nguyên tử của các nguyên tố nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron, mà quyết định tính chất của nhóm ?
Đáp án D
Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn đều có số electron lớp ngoài cùng bằng 7.
Câu 10:
Ion X2+ có 10 electron.Trong bảng tuần hoàn, X thuộc ô số
Đáp án B
X → X2+ + 2e
Vậy X có số electron = 10 + 2 = 12 → Trong bảng tuần hoàn, Z thuộc ô số 12
Câu 11:
Ion Y- có 18 electron.Trong bảng tuần hoàn, Y thuộc ô số
Đáp án A
Y + 1e → Y-
Y có số electron = 18 - 1 = 17.
→ Trong bảng tuần hoàn, Y thuộc ô số 17.
Câu 12:
Biết rằng nguyên tố cacbon thuộc chu kỳ 2, nhóm IVA. Cấu hình electron của cacbon là:
Đáp án A
Nguyên tố C thuộc chu kì 2 → Cacbon có số lớp electron = 2.
Cacbon thuộc nhóm IVA → Cacbon có 4 electron lớp ngoài cùng.
→ Cấu hình electron của cacbon là 1s22s22p2
Câu 13:
Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?
Đáp án D
•Cấu hình electron của X là 6X: 1s22s22p2.
→ X thuộc nhóm IVA.
• Cấu hình electron của A là 7A: 1s22s22p3.
→ A thuộc nhóm VA.
• Cấu hình electron của M là 20M: 1s22s22p63s23p64s2.
→ M thuộc nhóm IIA.
• Cấu hình electron của X là 20Q: 1s22s22p63s23p64s1.
→ Q thuộc nhóm IA.
Câu 14:
Nguyên tố X ở chu kì 4, nhóm VIB. Nhận xét nào sau đây là sai ?
Đáp án C
Nguyên tố X ở chu kì 4 → X có số lớp electron = 4.
X thuộc nhóm VIB → electron cuối cùng điền vào phân lớp d và có 6 electron hóa trị.
Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p63d54s1.
→X có 1 electron lớp ngoài cùng.
Câu 15:
Cho biết một nguyên tử nguyên tố Cu có kí hiệu . Nhận xét nào sau đây không đúng?
Đáp án B
- Số thứ tự ô của Cu = số proton = số hiệu nguyên tử = 29; Cu có số khối A = 63.
→ Cu có số nơtron = số khối - số proton = 63 - 29 = 34.
- Cấu hình electron của Cu là 29Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1.
→ Cu có 4 lớp electron, có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 16:
Anion đơn nguyên tử Xn- có tổng số hạt mang điện là 18. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
Đáp án D
Vì X có Z < 18:2 = 9 Thuộc chu kỳ 2.
Ion của X phải có dạng
Số hiệu nguyên tử X = (18-2)/2 = 8
Câu 17:
Một nguyên tử R có tổng số hạt là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Tìm kết luận không đúng?
Đáp án D
Giả sử số hiệu nguyên tử và số nơtron của R lần lượt là Z, N.
Ta có hpt:
R có số hạt mang điện = 2Z = 38.
Cấu hình electron của R là 19R: 1s22s22p63s23p64s1.
R có 4 lớp electron, có 1 electron lớp ngoài cùng → R là kim loại.
Câu 18:
Cation X3+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn lần lượt là:
Đáp án D
Vậy X thuộc chu kỳ 3, nhóm IIIA; Y thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA.
Câu 19:
Nguyên tố X ở chu kì 4, nhóm VIIIB có số thứ tự là
Đáp án C
Nguyên tố X thuộc chu kì 4 → X có số lớp electron = 4.
X thuộc nhóm VIIIB → Electron cuối cùng điền vào phân lớp d, X có 8, 9 hoặc 10 electron hóa trị.
→ Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p63d64s2 hoặc 1s22s22p63s23p63d74s2 hoặc 1s22s22p63s23p63d84s2
Số thứ tự của X = số electron = 26 hoặc 27 hoặc 28.
Câu 20:
Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt là:
X: [Ar]3d104s2. Y: [Ar]3d64s2. Z: [Ar]3d84s2. T: [Kr]5s2.
Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm là
Đáp án B
X: [Ar]3d104s2, X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3d → X thuộc nhóm IIB.
Y: [Ar]3d64s2, Y có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3d, Y có 8 electron hóa trị → X thuộc nhóm VIIIB.
Z: [Ar]3d84s2, Z có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3d, Z có 10 electron hóa trị → X thuộc nhóm VIIIB.
T: [Kr]5s2, T có electron cuối cùng điền vào phân lớp 5s, T có 2 electron hóa trị → X thuộc nhóm IIA.
→ Y và Z thuộc cùng một nhóm.