IMG-LOGO

Đề số 5

  • 4611 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một chất điểm có khối lượng m, dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc ω. Cơ năng dao động của chất điểm là

Xem đáp án

Đáp án C

SGK Vật lý 12 trang 12, mục III.3, biểu thức (2.8): Cơ năng dao động của chất điểm là:

 W=12mω2A2


Câu 2:

Một sóng cơ truyền trên mặt nước có bước sóng bằng 2m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng và dao động ngược pha nhau là

Xem đáp án

Đáp án B

Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất các phần tử dao động ngược pha là nửa bước sóng: 0,5λ=1m.


Câu 3:

Âm có tần số 10 Hz là

Xem đáp án

Đáp án D

SGK Vật lý 12 trang 51, mục I.3: Âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz, thì tai người không nghe được và gọi là hạ âm.


Câu 6:

Trong các phòng điều trị vật lí trị liệu tại các bệnh viện thường trang bị bóng đèn dây tóc vonfram có công suất từ 250W đến 1000W vì bóng đèn này là

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các phòng điều trị vật lý trị liệu tại cá bệnh viện thường trang bị bóng đèn dây tóc vonfram có công suất từ 250W đến 1000W vì bóng đèn này là nguồn phát tia hồng ngoại để sưởi ấm giúp máu lưu thông tốt.


Câu 7:

Các bức xạ có tần số giảm dần theo thứ tự:

Xem đáp án

Đáp án C

Các bức xạ có tần số giảm dần theo thứ tự : tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại.


Câu 8:

Hiện tượng quang điện ngoài khác hiện tượng quang điện trong ở chỗ

Xem đáp án

Đáp án B

Hiện tượng quang điện ngoài khác hiện tượng quang điện trong ở chỗ có electron bắn ra khỏi mặt khối chất khi chiếu ánh sáng thích hợp vào khối chất đó.


Câu 9:

Một con lắc đơn chiều dài đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự do g. Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang hoạt động. Biểu thức 1LC  cùng đơn vị với biểu thức

Xem đáp án

Đáp án B

Trong mạch dao động LC, ta có:  ω=1LC

Trong mạch dao động điều hòa của con lắc đơn, ta có:ω=gl .

Vậy, biểu thức 1LC  có cùng đơn vị với biểu thức gl . 


Câu 11:

Trong phản ứng hạt nhân: F919+pO816+X , hạt X là

Xem đáp án

Đáp án D

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và định luật bảo toàn số khối ta có:

 19+1=16+AX9+1=8+ZXAX=4ZX=2 Hạt X là hạt  α   24He.


Câu 12:

Cho phản ứng hạt nhân:H12+H12H24e . Đây là

Xem đáp án

Đáp án C

Phản ứng đã cho là tổng hợp của hai hạt nhân nhẹ 12H  thành một hạt nhân nặng hơn 24He  nên đây là phản ứng nhiệt hạch.

Câu 13:

Tích điện cho tụ Co trong mạch điện như hình vẽ. Trong mạch điện sẽ xuất hiện dao động điện từ nếu dùng dây dẫn nối O với chốt nào?

Tích điện cho tụ Co trong mạch điện như hình vẽ. Trong mạch điện sẽ (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án B

Mạch dao động điện từ phải có cuộn dây và tụ điện do đó trong mạch điện sẽ xuất hiện dao động điện từ nếu dùng dây dẫn nối O với chốt 2.
Tích điện cho tụ Co trong mạch điện như hình vẽ. Trong mạch điện sẽ (ảnh 2)

Câu 14:

Trong thí nghiệm Y-âng với ánh sáng trắng, thay kính lọc sắc theo thứ tự là: vàng, lục, tím. Khoảng vân được đo bằng i1, i2, i3 thì

Xem đáp án

Đáp án C

Khoảng vân i được xác định theo công thức:

 i=λDai~λ

Mặt khác:  λ1>λ2>λ3i1>i2>i3


Câu 15:

Ba con lắc lò xo có khối lượng vật nặng lần lượt là m1=75g,m2=87g m3=78g và các lò xo có độ cứng là k1=k2=2k3,  dao động điều hòa với tần số lần lượt là f1, f2 và f3. Chọn sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần về độ lớn.

Xem đáp án

Đáp án C

Tần số dao động của con lắc lò xo là: f=12πkm

Không làm thay đổi kết quả bài toán, đặt  f=12πk3=1

 f1=12πk1m1=12π2k375=2750,16f2=12πk2m2=12π2k387=2870,15f3=12πk3m3=12πk378=1780,11

Thứ tự giảm dần về độ lớn tần số dao động của 3 con lắc trên là: f1; f2 và f3


Câu 17:

Cho hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt x1=2cos(ωt)cm,x2=4cos(ωt+π)cm.Ở thời điểm bất kì, ta luôn có

Xem đáp án

Đáp án D

Với hai đại lượng ngược pha, ta luôn có x1x2=v1v2=A1A2=12


Câu 19:

Hai đoạn mạch xoay chiều X và Y đều gồm các phần tử điện trở thuần, tụ điện và cuộn dây mắc nối tiếp. Khi mắc X vào một nguồn điện xoay chiều thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua X là 1A. Khi mắc Y vào nguồn điện trên thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua Y là 2A. Nếu mắc nối tiếp X và Y vào nguồn điện trên thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch không thể nhận giá trị

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có:  U=ZX.1=ZY.2UZX=1;UZY=2

Khi mắc nối tiếp X và Y ta có:  UY=I.ZYUX=I.ZX=2.I.ZY=2UY

 U=UX+UYU2=UX2+UY2+2UX.UY.cosαU2=4UY2+UY2+2.2UY.UY.cosαU2=5UY2+4UY2cosαUY2=U25+4cosα

Do  1cosα1U3UYUU3ZYIUZY23I2

 Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch không thể nhận giá trị  13A.


Câu 22:

Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđro là ro. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt

Xem đáp án

Đáp án A

Bán kính quỹ đạo dừng theo mẫu Bo là: rn=n2ro  

+ Trên quỹ đạo O:n=5rO=52ro=25ro.

+ Trên quỹ đạo M:  n=3rM=32ro=9ro

 Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt:Δr=rOrM=25ro9ro=16ro


Câu 23:

Bắn một proton vào hạt nhân đứng yên sinh ra hai hạt nhân X có động năng như nhau và bằng 9,343MeV. Năng lượng tỏa ra của phản ứng này là 17,2235 MeV. Động năng của hạt proton là

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có phản ứng hạt nhân:  11p+37Li24He+24He

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có:

 Kp+ΔE=2KαKp=2KαΔE=2.9,34317,2235=1,4625(MeV).


Câu 24:

Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của dòng điện trong ống dây dẫn

Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm (ảnh 1)

Xem đáp án
Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm (ảnh 2)

Đáp án A

Về dạng các đường sức từ:

+ Bên trong ống dây, các đường sức từ song song với trục ống dây và cách đều nhau.

+ Bên ngoài ống dây, dạng các đường sức giống như ở một nam châm thẳng nên hình (IV) không thỏa mãn

Vận dụng quy tắc nắm tay phải, ta thấy hình (II) và hình (III) sai, chỉ hình (I) đúng.


Câu 25:

Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh thật cách thấu kính 80cm. Nếu thay thấu kính hội tụ bằng thấu kính phân kì có cùng độ lớn tiêu cự và đặt đúng chỗ thấu kính hội tụ thì ảnh thu được cách thấu kính 20cm. Tiêu cự của thấu kính hội tụ này là

Xem đáp án

Đáp án D

- Khi dùng thấu kính hội tụ có tiêu cự f, ta có d’ = 80cm  1f=1d+180(1)

- Khi dùng thấu kính phân kì có tiêu cự - f, ảnh thu được là ảnh ảo nên ta có: d'=20cm 

1f=1d+120(2)

Từ (1) và (2) ta có:

 1d+180=1f1d+120=1f2f=116f=32cm


Câu 26:

Một chất điểm dao động điều hòa có pha dao động ϕ  phụ thuộc vào thời gian t theo đồ thị hình bên. Biết quỹ đạo dao động dài 10cm. Phương trình dao động là

Một chất điểm dao động điều hòa có pha dao động Q phụ thuộc vào thời (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án B

Biên độ dao động:  A=L2=5cm

+ Pha của dao động là Φ=ωt+φ. Từ đồ thị, ta có:

 π6=ω.0+φπ3=ω.112+φφ=π6(rad)ω=2π(rad/s)

+ Phương trình dao động là:  x=5cos2πt+π6(cm).


Câu 28:

Một con lắc đơn có vật nặng mang điện tích q. Khi đưa con lắc vào vùng không gian có điện trường đều E  thì chu kì dao động của con lắc sẽ

Xem đáp án

Đáp án B

Chu kì dao động của con lắc khi chưa có điện trường là:T=2πlgT~1g

Khi đưa con lắc vào trong điện trường, gia tốc hiệu dụng của con lắc là ghd=g±qEm

+ Nếu q>0  E  có phương thẳng đứng xuống dưới thì ghd=g+qEm>g  chu kì giảm.

+ Nếu q>0  E  có phương thẳng đứng lên trên thì ghd=gqEm<g chu kì tăng.

+ Khi EP  thì ghd=g2qEm2>g chu kì giảm.


Câu 29:

Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 68mm, dao động điều hòa cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Trên đoạn AB, hai phần tử nước dao động với biên độ cực đại có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn ngắn nhất là 5mm. Điểm C là trung điểm của AB. Trên đường tròn tâm C bán kính 20mm nằm trên mặt nước có bao nhiêu diểm dao động với biên độ cực đại?

Xem đáp án

Đáp án B

Hai điểm cực đại gần nhau trên đường thẳng nối hai nguồn có vị trí cân bằng cách nhau một khoảng λ2=5λ=10(mm)

Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 68mm, (ảnh 1)

Các điểm dao động cực đại trên đoạn KH thỏa mãn:

KAKBλkHAGBλ145410k5424104k4

k=±4;±3;±2;±1;0Có 9 giá trị k thỏa mãn.

Mỗi đường cực đại cắt đường tròn tại 2 điểm (trừ 2 đường cực đại k = 4 và k=4 chỉ cắt đường tròn tại 1 điểm) nên số điểm dao động với biên độ cực đại trên đường tròn là: 7.2+2=16 điểm.


Câu 30:

Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cường độ i của một dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch vào thời gian t. Trong thời gian một phút, dòng điện qua mạch đổi chiều.

Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cường độ i của một dòng (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án D

Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cường độ i của một dòng (ảnh 2)

Từ hình vẽ, ta thấy rằng, chu kì của dòng điện là T=2.40=80(ms)

Trong 1 chu kì dòng điện đổi chiều 2 lần

Trong 1 phút (60s) dòng điện đổi chiều số lần là:N=2.6080.103=1500 lần


Câu 32:

Chiếu một chùm tia sáng song song đi từ không khí vào mặt nước dươi góc tới 600 , chiều sâu của bể nước là 0,9m. Chiết suất của nước với ánh sáng đỏ và tím lần lượt bằng 1,34 và 1,38. Bề rộng dải quang phổ thu được đáy bể là

Xem đáp án

Đáp án C

Chiếu một chùm tia sáng song song đi từ không khí vào mặt nước dươi góc (ảnh 1)

Từ định luật khúc xạ ánh sáng ta có:

 sini=ndsinrd=ntsinrtrd=sin1sinindrt=sin1sinint

Từ hình vẽ ta có:

HT=OH.tanrtHD=OH.tanrdTD=HDHT=OH(tanrdtanrt)

TD=OHtansin1sinindtansin1sinint

Thay số : TD=0,9.tansin1sin60o1,34tansin1sin60o1,38=0,0368(m)=3,68(cm)


Câu 33:

Giả sử một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 7,5.1014Hz.Công suất phát xạ của nguồn là 10 W. Số phôtôn mà nguồn phát ra trong ba giây xấp xỉ bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Công suất phát xạ của nguồn là:P=n.ε=n.hfn=Phf

Số phôtôn mà nguồn phát ra trong ba giây là:N3s=3n=3Phf

Thay số ta có: N3s=3.106,625.1034.7,5.1014=6,04.1019 (phôtôn)


Câu 34:

Công thoát của các chất canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là: 2,89 eV; 2,26 eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Để đồng thời gây ra hiệu ứng quang điện với hai kim loại mà chỉ sử dụng một chùm bức xạ đơn sắc thì bước sóng λ của chùm bức xạ đó phải thỏa mãn điều kiện

Xem đáp án

Đáp án D

Công thoát của các chất sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: 2,26eV; 2,89eV; 4,14eV và 4,78eV.

Để gây ra hiệu ứng quang điện đối với kim loại, năng lượng photon  của bức xạ chiếu vào phải thỏa mãn: εA

Để đồng thời gây ra hiệu ứng quang điện với hai kim loại mà chỉ sử dụng một chùm bức xạ đơn sắc thì: 2,89eVε4,14eV  (chỉ gây ra hiệu ứng quang điện đối với kali và canxi).

 2,89eVε4,14eVε=hcλ2,89.1,6.10196,625.1034.3.108λ<4,14.1,6.10190,30(μm)<λ0,43(μm)

Câu 35:

Cho biết U92238  U92235  là các chất phóng xạ có chu kì bán rã lần lượt là T1=4,5.109 năm và T2=7,13.108 năm. Hiện nay trong quặng urani thiên nhiên có lẫn U238  U235  theo tỉ lệ 160 : 1. Giả thiết ở thời điểm tạo thành Trái Đất tỉ lệ này là 1 : 1. Cho ln10 = 2,3 và ln2 = 0,693. Tuổi của Trái Đất là
Xem đáp án

Đáp án A

Gọi No là số hạt nhân 238U 235U  ở thời điểm tạo thành trái đất.

Ở thời điểm hiện nay (thời điểm t) số hạt nhân 238U 235U  có tỉ lệ là 160 : 1.

 NU238NU235=No.21TU238No.2tTU235=2t1TU2351TU238=160

Thay số ta có:  t=log21601TU2351TU238=log216017,13.10814,5.1096,2tỉ năm.


Câu 36:

Tiến hành đo giới hạn quang điện của bạc người ta thu được kết quả λo=0,260±0,001μm.Lấy h=6,625.1034J.s;   c=3.108m/s.  Công thoát của êlectron khỏi bạc có giá trị

Xem đáp án

Đáp án A

Công thoát được xác định theo công thức:

 A=hcλoA¯=hcλo¯=6,625.1034.3.1080,26.106=7,64.1019JΔA=A¯.Δλoλo¯=7,64.1019.0,0010,260,03.1019JA=7,64±0,03.1019J


Câu 37:

Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên lo và độ cứng k = 16N/m, được cắt thành hai lò xo có chiều dài l1=4l2.  Mỗi lò xo sau khi cắt được gắn với vật có cùng khối lượng 0,5 kg. Cho hai con lắc lò xo mắc vào hai mặt tường đối diện nhau và cùng đặt trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang như hình vẽ (các lò xo đồng trục). Khi hai lò xo chưa biến dạng thì khoảng cách hai vật là 12cm. Lúc đầu, giữ các vật để cho các lò xo đều bị nén, đồng thời thả nhẹ để hai vật dao động cùng thế năng cực đại là 0,1J. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản, lấy π2=10. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vật gần nhất với giá trị nào sau đây?

Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên l0 và độ cứng k = 16N/m, được cắt thành (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có:  l1=4l2l1+l2=lol1=45lol2=15lok1l1=k2l2=klok1=54kk2=5k

Tần số góc của con lắc 1:  ω1=ω=5k4m

Tần số góc của con lắc 2:  ω2=k2m=5km=2ω

+ Biên độ dao động của các vật  A=2WkA1=10cmA2=5cm

Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên l0 và độ cứng k = 16N/m, được cắt thành (ảnh 2)

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ (gốc tọa độ O1 ở vị trí cân bằng của vật thứ nhất), phương trình dao động của các vật là:

 x1=10cos(t+π)x2=12+5cos(2ωt)d=x2x1=10cos2(ωt)x2+10cos(ωt)x+7dminx=cos(ωt)=b2a=12dmin=4,5(cm)


Câu 38:

Tại điểm M trên trục Ox có một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra môi trường. Khảo sát mức cường độ âm L tại điểm N trên trục Ox có tọa độ x (m), người ta vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của L vào logx như hình vẽ bên. Mức cường độ âm tại điểm N khi x = 32(m) gần nhất với giá trị nào.
Tại điểm M trên trục Ox có một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án C

Gọi xo là tọa độ của điểm M và x là tọa độ của điểm N.

 Mức cường độ âm tại N được xác định bởi biểu thức:

 LN=10logPIo4π(xxo)2=10logPIo4πa20log(xxo)

+ Khi  logx=1x=10(m);

+ Khi  logx=2x=100(m);

Từ đồ thị, ta có:

 78=a20log(100xo)90=a20log(10xo)100xo10xo=10907820xo=20,2(m)

 Mức cường độ âm tại N khi x = 32m là LN = 119,6 – 20log (32+20,2) = 85,25 (dB).


Câu 39:

Đặt một điện áp xoay chiều  u=1002cos100πtV(t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 50Ω , cuộn cảm thuần có độ tự cảm 12πH và tụ điện có điện dung thay đổi được (hình vẽ). V1, V2 và V3 là các vôn kế xoay chiều có điện trở rất lớn. Điều chỉnh C để tổng chỉ số vôn kế có giá trị cực đại, giá trị của dung kháng khi đó là

Đặt một điện áp xoay chiều u=100V2cos(100#t)V (t tính bằng s) vào hai đầu (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án B

 L=12π(H)ZL=ωL=100π.12π=50(Ω)u=1002cos(100πt)​​  (V)U=100(V)

+ Ta có:  V1+V2+V3=UR+ZL+ZCZ=100ZC+100502+(50ZC)2

+ Sử dụng chức năng Mode 7 ta có thể xác định được khoảng giá trị cực đại của biểu thức trên vào khoảng 316 V ứng với giá trị của ZC  67Ω.

+ Nhập số liệu: Mode 7

 F(X)=100X+100502+(50X)2 với  ZCX

+ Giá trị đầu: Start  50

+ Giá trị cuối: End  75

+ Bước nhảy: Steps  1
Đặt một điện áp xoay chiều u=100V2cos(100#t)V (t tính bằng s) vào hai đầu (ảnh 2)

Câu 40:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc: màu đỏ (bước sóng λ1=720nm)  và màu lục (bước sóng λ2=560nm). Cho khoảng cách giữa hai khe không đổi và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát biến thiên theo thời gian quy luật D=2+cosπ2tπ2   m  (t tính bằng s). Trong vùng giao thoa quan sát được trên màn, ở thời điểm t = 0, tại M có một vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và giữa M với vân trung tâm còn có thêm một vân sáng cùng màu như vậy nữa. Trong 4s kể từ lúc t = 0, số lần một vân sáng đơn sắc (màu đỏ hoặc màu lục) xuất hiện tại M là

Xem đáp án

Đáp án B

Chu kì dao động của màn:  T=2πω=2ππ2=4(s)

Điều kiện để 2 vân sáng trùng nhau:  x1=x2k1k2=λ2λ1=560720=79

Tại M là vân sáng trùng màu với vân trung tâm, giữa M và vân trung tâm còn một vân sáng nữa có màu như vậy  M là vân trùng thứ 2 (tính từ vân trung tâm) tương ứng với vân sáng bậc 14 của bức xạ λ1 và vân sáng bậc 18 của bức xạ λ2

 Ở thời điểm  t=0D=2m:kM1=14kM2=18

+ Khi  t=1s=T4:D1=2+cosπ2.1π2=3(m)=32D

i1=λD1a=32i bậc của vân sáng tại M giảm 23  lần  kM1=14.23=9,3kM2=18.23=12

+ Khi  t=s=3T4:D2=2+cosπ2.3π2=1(m)=12D

i2=λD2a=12i bậc của vân sáng tại M tăng 2 lần  kM1=14.2=28kM2=18.2=36

Trong 4s (=1T) màn thực hiện đúng 1 chu kì dao động, quá trình thay đổi bậc của vân sáng tại M được mô tả như hình.

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát đồng thời hai (ảnh 1)

Vậy trong thời gian 4s thì số vân đơn sắc dịch chuyển qua M là:

 N=2[(4+6+6)+(6+8+8)]1=75

Ta trừ 1 ở đây là do điểm 12 nằm ở biên nên khi màn dao động chỉ đi qua 1 lần.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan