Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Đất nước nhiều đồi núi

Đất nước nhiều đồi núi

  • 706 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Địa hình nước ta đa dạng là do tác động của

Xem đáp án

Địa hình nước ta đa dạng là do tác động của: nội lực và ngoại lực.

- Nội lực với các vận động nâng lên -  hạ xuống tạo nên sự phân hóa đa dạng địa hình miền núi nước ta (núi cao, núi trung bình…)

- Kết hợp với quá trình ngoại lực xâm thực, bào mòn, bồi tụ phù sa…tạo nên các đồng bằng, địa hình ven biển, miền đồi núi thấp sườn thoải…

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Nhân tố nào sau đây là chủ yếu giúp thiên nhiên nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới?

Xem đáp án

Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên mọi nơi trên lãnh thổ 1 năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, nhận được lượng nhiệt dồi dào, quy định tính chất nhiệt đới của nước ta.

Tuy nhiên, lãnh thổ nước ta ¾ diện tích là đồi núi. Càng nên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC vì vậy nếu đồi núi nước ta có độ cao lớn thì tính chất nhiệt đới sẽ bị suy giảm.

->Nhân tố chủ yếu giúp thiên nhiên nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới là địa hình nhiều đồi núi song chủ yếu là đồi núi thấp.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 3:

Hạn chế lớn nhất của vùng đồi núi đá vôi nước ta là

Xem đáp án

Hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên ở vùng núi đá vôi ở nước ta là dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô do mùa khô nước tham gia vào các phản ứng hòa tan đá vôi hoặc chảy ở các dòng sông ngầm =>dễ bị thiếu nước hoặc khó khai thác nước.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Đặc điểm khác biệt của Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là

Xem đáp án

Chú ý câu hỏi : Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam ->Trường Sơn Nam có nhiều đỉnh núi hơn, địa hình cao hơn và sườn núi dốc hơn so với Trường Sơn Bắc. ->A, B, D sai.

Trường Sơn Nam có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây. ->Trường Sơn Bắc hai sườn ít bất đối xứng hơn.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Vào mùa đông, vùng đồi núi thấp khu Tây Bắc ít lạnh và khô hơn khu Đông Bắc, do

Xem đáp án

Vùng núi Đông Bắc là khu vực đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh, đến sớm. Khi thổi sang khu vực Tây Bắc khối khí này yếu dần và bị dãy Hoàng Liên Sơn cản lại nên khu vực đồi núi thấp ở Tây Bắc ít lạnh và khô hơn khu vực Đông Bắc.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Đặc điểm thiên nhiên nào sau đây thể hiện sự khác nhau của vùng núi Đông Bắc so với Tây Bắc

Xem đáp án

Chú ý từ khóa vùng núi Đông Bắc so với Tây Bắc.

Vùng núi Đông Bắc là khu vực đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc vào nước ta nên có một mùa đông lạnh và đến sớm hơn.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

Điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta là

Xem đáp án

Điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta là địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích; đây là đặc điểm cơ bản quy định những tính chất khác của thiên nhiên vùng núi Đông Bắc.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 8:

Hướng núi tây bắc và vòng cung của nước ta được quy định bởi

Xem đáp án

Hướng núi tây bắc và vòng cung của nước ta được quy định bởi hướng của các mảng nền cổ.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 9:

Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng?

Xem đáp án

Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc ( các vòng cung chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và phía Đông) tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào nội địa, làm cho vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất nước ta.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 10:

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn do

Xem đáp án

Tính chất nhiệt đới của nước ta được bảo toàn là do địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở khu vực Hoàng Liên Sơn.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 11:

Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là:

Xem đáp án

Khu vực đồi núi nước ta được chia làm 4 vùng:

- Tây Bắc

- Đông Bắc

- Trường Sơn Bắc

- Trường Sơn Nam

Đáp án cần chọn là: C


Câu 12:

Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là:

Xem đáp án

Mạch núi cuối cùng của Trường Sơn Bắc là dãy Bạch Mã. Đây cũng chính là ranh giới tự nhiên giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 13:

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:

Xem đáp án

Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phanxipăng cao 3140m).

Đáp án cần chọn là: B


Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào:

Xem đáp án

- B1. Xác định vị trí đèo Ngang trên bản đồ Atlat ĐLVN trang 13.

- B2. Xác định tên các tỉnh nơi phân bố đèo Ngang.

=>Chỉ ra được hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:

Xem đáp án

Sử dụng phương pháp loại trừ:

- A: các cánh cung lớn =>đặc điểm vùng núi Đông Bắc ->Sai

- B: địa hình cao nhất, hướng Tây Bắc – Đông Nam ->đặc điểm vùng Tây Bắc ->Sai

- C: các dãy núi song song, so le nhau…->đặc điểm Trường Sơn Bắc ->Đúng

- D: khối núi và cao nguyên xếp tầng ->đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam ->Sai

Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay